Thị trường lao động quý I/2023 vẫn sẽ chịu tác động từ sự sụt giảm của nhu cầu toàn cầu
BÀI LIÊN QUAN
Quý 3/2022, doanh nghiệp Việt ngành nghề “độc - lạ” kiếm về bội tiềnÁp lực trái phiếu đến hạn, doanh nghiệp tính phương án "hàng đổi hàng"Doanh nghiệp bất động sản kỳ vọng điều gì từ tổ công tác Chính phủ?Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh, báo cáo vĩ mô về vấn đề lượng đơn hàng giảm tác động tiêu cực đến thị trường lao động vừa được Chứng khoán Bản Việt (VCSC) đưa ra.
Theo số liệu lao động việc làm từ Tổng cục Thống kê, thị trường lao động sau các gián đoạn vì dịch bệnh đã có sự hồi phục mạnh. Thế nhưng nhu cầu toàn cầu chững lại đã bắt đầu ảnh hưởng tới số lượng đơn hàng, khiến những tuần gần đây xảy ra tình trạng cắt giảm hoạt động sản xuất và giờ làm.
Dẫn số liệu từ Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, báo cáo cho thấy đã có 485 doanh nghiệp tại 25 tỉnh thành cắt giảm hoạt động sản xuất và số giờ làm vì lượng đơn hàng sụt giảm. Đa số các doanh nghiệp bị ảnh hưởng đều ở khu vực phía Nam, nắm giữ 61,9% tổng số doanh nghiệp và 87,4% tổng số lao động thuộc nhóm này.
Có 569.589 người lao động trong tổng 631.329 bị giảm giờ làm. 31.012 người lao động nghỉ việc không hưởng lương/ có hưởng lương hoặc tạm hoãn hợp đồng và 34.563 người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động.
Nhiều doanh nghiệp "đau đầu" lo tiền thưởng Tết cho người lao động ngay từ đầu năm
Khi mọi hoạt động kinh doanh đã trở lại bình thường sau dịch Covid-19, hầu hết người lao động đều mong chờ khoản thưởng Tết Âm lịch "nặng túi" để bù lại nhiều năm thất thu.Cuối năm, doanh nghiệp ồ ạt cắt giảm lao động
Thông tin tại hội nghị trực tuyến đánh giá tình hình doanh nghiệp bị cắt giảm đơn hàng, chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết từ nay tới hết năm 2022 và đầu năm 2023, có 90 doanh nghiệp dự kiến cắt giảm hơn 15.000 lao động.Đề xuất trích quỹ bảo hiểm thất nghiệp hỗ trợ người lao động, doanh nghiệp
Trong bối cảnh có gần 500.000 lao động bị ảnh hưởng việc làm và dự kiến sẽ có hơn 15.000 lao động bị thôi việc thời gian tới, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng nên trích Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp để doanh nghiệp giữ việc, giữ chân người lao động.Ngành dùng nhiều lao động như da giày, dệt may, chế biến gỗ là những ngành chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Một số doanh nghiệp trong lĩnh vực chế biến, điện tử, du lịch và dịch vụ cũng bị ảnh hưởng. Gần đây, PouYuen, nhà sản xuất giày lớn nhất Việt Nam đã sắp xếp cho 20.000 công nhân nghỉ luân phiên khoảng 14 ngày nghỉ có lương từ 1/12 đến 28/2/2023.
Ở ngành dệt may, Sợi Thế Kỷ đã tạm thời dừng ⅓ khối lượng sản xuất nhưng nhân viên vẫn đang được sắp xếp tham gia những chương trình đào tạo. Ở ngành chế biến gỗ, tính đến cuối quý III, Gỗ Đức Thành có số lượng nhân sự giảm 15% so với quý II. Theo VCSC, sức ép sẽ tăng lên trong quý IV năm nay và quý I/2023 đối với các nhà sản xuất đồ gỗ nội thất khác.
Theo một số công ty (FPT, CTCP Cao su Phước Hòa, Tổng công ty IDICO, CTCP Gemadept và CTCP Nông nghiệp BAF Việt Nam) họ đang có kế hoạch mở rộng sản xuất/ hoặc đang thiếu hụt nhân công.
Bên cạnh đó, gần đây CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam cũng đã tuyển thêm khoảng 200-300 nhân viên mới cho dự án mới.
Trong khi những công ty chưa có kế hoạch cắt giảm lao động như CTCP Vĩnh Hoàn, CTCP Đông Hải Bến Tre, CTCP Tập đoàn Hóa chất Đức Giang, CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP HCM, CTCP Thế Giới Số, CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT, CTCP Tập đoàn Masan, CTCP Dịch vụ Hàng hóa Sài Gòn, CTCP Tập đoàn Thiên Long, CTCP Xi Măng Vicem Hà Tiên, Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc và CTCP Long Hậu.
Theo Kinh Bắc và CTCP Long Hậu, chưa có sự cắt giảm lao động trong số những khách thuê hoạt động ở các ngành sản xuất công nghệ cao và dịch vụ có giá trị gia tăng cao.
Theo VCSC, số liệu từ Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có thể chưa chỉ ra toàn diện nhưng cũng phần nào phản ánh khó khăn hiện tại của nhiều doanh nghiệp và người lao động, đặc biệt là da giày, dệt may và chế biến gỗ.
Theo dự báo từ khối phân tích, xuất khẩu vẫn sẽ gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn nửa đầu năm sau vì nhu cầu toàn cầu suy yếu. Diễn biến này sẽ tiếp tục tác động tới thị trường lao động trong quý I năm sau, tuy nhiên sẽ hồi phục vào quý II.