Thị trường lao động diễn biến lạ lùng dịp cuối năm
BÀI LIÊN QUAN
Cuối năm, doanh nghiệp ồ ạt cắt giảm lao độngNăm 2023 người lao động được nghỉ mấy ngày dịp Tết Dương lịch?Nhiều doanh nghiệp "đau đầu" lo tiền thưởng Tết cho người lao động ngay từ đầu nămBiến động lạ lùng của thị trường
Theo VnExpress, cách đây một năm, dịch bệnh đã khiến chị M cùng nhiều công nhân khác chạy xe gần 2.000 km để về Thanh Hóa. Sau khi ăn Tết, chị định tìm việc gần nhà để ở cạnh con nhiều hơn. Tuy nhiên, bộ phận tuyển dụng đã gọi điện cho chị và nói rằng nhà máy đang thiếu công nhân vì cần gấp nhiều đơn hàng.
Hồi đầu năm, những cuộc gọi như vậy không hiếm. Đâu là thời điểm các xưởng máy đều rục rịch sản xuất trở lại sau những ngày tháng dịch bệnh. Do lượng lớn công nhân đã hồi hương và đang do dự trở lại thành phố nên nhiều ông chủ cũng cảm thấy lo thiếu nhân công trên diện rộng.
Phó giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội Đồng Nai, ông Nông Văn Dũng, cho biết thậm chí cán bộ Sở còn đi miền Tây để vận động người lao động. Khi đó, nhiều nhà máy cần khoảng 60.000 công nhân. Hàng loạt doanh nghiệp cũng đẩy mạnh mở rộng sản xuất.
Thị trường lao động quý I/2023 vẫn sẽ chịu tác động từ sự sụt giảm của nhu cầu toàn cầu
Theo dự báo của VCSC, trong nửa đầu năm sau, xuất khẩu vẫn sẽ gặp nhiều khó khăn vì nhu cầu toàn cầu suy yếu. Diễn biến này sẽ tiếp tục tác động đến thị trường lao động trong quý I năm sau, tuy nhiên nhu cầu lao động sẽ hồi phục trở lại vào quý II.Ngành dệt may, da giày, chế biến gỗ đứng đầu về cắt giảm lao động bởi ảnh hưởng nặng nề do thiếu đơn hàng
Trong thời gian 10 tháng đầu năm có đến 41.556 người mất việc (ghi nhận chiếm 8,8%), 430.665 người giảm giờ làm (ghi nhận chiếm 91,20%) đã bao gồm giảm giờ làm hàng ngày, làm cách nhật và nghỉ hưởng lương ngừng việc, nghỉ không hưởng lương cũng như tạm hoãn hợp đồng lao động.Nghề shipper được nhiều lao động tri thức lựa chọn gắn bó lâu dài
Nghề shipper (vận chuyển hàng hóa) đang ngày càng phát triển nhờ sự bùng nổ của công nghệ và xu hướng mua sắm đồ online.Theo đánh giá của ông Phí Ngọc Trịnh, Tổng giám đốc Công ty May Hồ Gươm, các doanh nghiệp trong ngành dệt may ở giai đoạn đầu năm 2022 đã liên tục có được nhiều đơn hàng, thậm chí các nhà máy còn được chọn lựa đơn hàng.
Công ty May 10 thậm chí còn chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu sản xuất trước 6 tháng để phục vụ cho thị trường lớn.
Sự khả quan này còn lan rộng sang mảng dịch vụ. Du lịch tại nhiều tỉnh thành bùng nổ từ cuối tháng 3. So với mọi năm, lượng khách du lịch đông hơn hẳn khi nhiều homestay đón hết lượt khách này đến lượt khách khác. Cùng với đó, các nhà xe cũng hoạt động hết công suất…
Thế nhưng, mọi thứ bất ngờ xoay chuyển chỉ sau đó ít tháng.
Đại diện Hiệp hội Da giày Túi xách Việt Nam nói: “Với 40 năm kinh nghiệm, chúng tôi chưa bao giờ thấy thị trường lạ đến như vậy, đơn hàng rơi hàng loạt trong ngắn hạn”.
Ông cho biết các nhà máy hồi tháng 6 còn hào hứng nhận đơn và tuyển dụng nhân công. Tuy nhiên, chỉ sau đó 1 tháng, đơn hàng bắt đầu giảm dần. Trong đó, đa số các doanh nghiệp thiếu 50-70% đơn hàng, thậm chí có những doanh nghiệp còn không có nổi một đơn.
Cú sốc tương tự xảy đến với ngành dệt may. Theo ông Thân Đức Việt – Tổng giám đốc Công ty May 10, nhiều khách hàng phản hồi lượng hàng tồn kho nhiều đến tận lễ Giáng sinh. Điều này buộc 10-15% khách yêu cầu hoãn đơn, mặc cho phía Việt Nam đã chuẩn bị đủ nguyên liệu.
Đối với người công nhân, sau nửa năm làm việc nhiều không xuể, giờ đây họ rơi vào hoàn cảnh chỉ đủ việc để làm trong 5 ngày/ tuần.
Đối với những người làm nghề hướng dẫn viên, niềm vui cũng chỉ kéo dài đến đầu tháng 9 khi lượng khách bắt đầu ít hơn. Tiền hoa hồng gần như bằng không vì du khách cũng thắt chặt chi tiêu mua sắm…
Sóng ngầm lan nhanh
Hàng loạt doanh nghiệp phải thay đổi kế hoạch và thu hẹp quy mô vì thị trường phanh gấp. Tại Hải Dương, trưởng bộ phận một doanh nghiệp may mặc cho biết các nhà máy đã nhanh chóng cho công nhân ngừng tăng ca, chỉ duy trì làm thêm tại bộ phận xuất nhập hàng. Trong tháng 10, số đơn hàng của doanh nghiệp này giảm 30% so với năm ngoái, đa phần là của Nike, Adida, Uniqlo. Doanh nghiệp không có nhu cầu tuyển thêm, duy trì 17.000 lao động.
Phó chủ tịch Hiệp hội Vật liệu xây dựng Việt Nam, ông Đinh Hồng Kỳ, cho biết thậm chí tình trạng cắt giảm lao động của các doanh nghiệp trong ngành còn căng thẳng hơn hồi dịch bệnh năm trước. Tháng 4 năm 2021, các nhà máy giảm số giờ làm, số lao động nhưng đa phần vì nguyên tắc phòng dịch, còn nhu cầu thị trường vẫn ổn định.
Theo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, có 472.000 công nhân đã bị ảnh hưởng, trong đó có 41.500 bị dừng hợp đồng lao động. Việc cắt giảm giờ làm và sa thải đa phần xuất hiện ở doanh nghiệp dùng nhiều lao động như da giày, dệt may, chế biến gỗ, gia công linh kiện điện tử, thủy hải sản, cơ khí.
Tình hình kinh tế khó khăn chung khiến việc giảm giờ làm và giảm lương không chỉ xảy đến với khối sản xuất.
Cuối tháng trước, một trong những nhà xây dựng hàng đầu có hơn 5.000 nhân công đã điều chỉnh chính sách khối phòng, ban công trường cũng như chế độ nhằm ứng phó với khó khăn.
Một nhân viên truyền thông tại công ty quảng cáo ở Hà Nội, vẫn chưa hết bàng hoàng khi vừa nhận thông báo thu nhập từ tháng 12 sẽ giảm 30% và không đi làm vào ngày thứ 7. Công ty đề cập đến lý do rằng khách hàng doanh nghiệp cắt giảm chi phí quảng cáo và mong nhân viên chia sẻ khó khăn.
Theo đó, khoản tiền lương đóng bảo hiểm xã hội cũng giảm theo khi công ty đóng mức 80% của thu nhập. Làn sóng cắt giảm việc làm lan sang các khối văn phòng, dịch vụ khiến một số người có kế hoạch nhảy việc hồi đầu năm phải xem xét lại.
Navigos Group (đơn vị sở hữu VietnamWorks và Navigos Search) công bố dữ liệu cho thấy trong 3 tháng cuối năm, nhu cầu tuyển dụng của thị trường giảm mạnh ở hàng loạt ngành nghề với mức giảm trung bình từ 15-18%.
Theo đơn vị này, một số ngành giảm đáng kể về nhu cầu tuyển dụng như Thu mua vật tư, cung vận (giảm 30%), Bất động sản (bắt đầu giảm 29% vào tháng 11), Hàng không – Du lịch (giảm 51%); Hàng hải (giảm 43%), Dệt may/da giày (giảm 44%); Nhà hàng – Khách sạn (giảm 49%)...
Navigos nhận xét tình trạng khó khăn và giảm tuyển dụng này có thể kéo dài sang năm sau. Hiện nay chỉ có ngành bảo hiểm, ngân hàng, chứng khoán là vẫn có nhu cầu tuyển dụng khả quan.
Biện pháp cho thị trường lao động
Chuyên gia kinh tế Phùng Đức Tùng cho biết sụt giảm kinh tế toàn cầu buộc đơn hàng phải suy giảm và điều này chỉ là một khía cạnh ảnh hưởng tới thị trường lao động. Ông cho rằng hiện này tình trạng còn là hệ quả của việc doanh nghiệp cạn tiền và đói vốn.
Ông cho biết: “Việc kiểm soát tỷ giá và lạm phát hiện chưa thỏa đáng. Việc khống chế room tín dụng, tăng lãi suất, siết trái phiếu khiến doanh nghiệp khó đủ khả năng giữ được việc làm trong bối cảnh niềm tin vào thị trường trái phiếu doanh nghiệp vẫn đang khủng hoảng”.
Các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp hỗ trợ cho biết trước đây có thể dùng hợp đồng đã ký kết hoặc thế chấp bất động sản để vay vốn, tuy nhiên hiện các ngân hàng không giải ngân nên doanh nghiệp không thể tiếp nhận và ký kết hợp đồng mới. Doanh nghiệp trong ngành cũng gặp nguy cơ không thể giữ vững vị trí vì thiếu vốn đầu tư công nghệ và máy móc sau những đòi hỏi từ các thị trường khó tính.
Theo dự báo của Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam Trương Văn Cẩm, thiếu đơn hàng sẽ kéo dài tối thiểu đến giữa năm sau khi nhãn hàng “giải phóng” hàng tồn. Tuy nhiên, khi đó, ngành sẽ phải chịu thêm áp lực trước những biến động của thị trường toàn cầu, đặc biệt là khách hàng châu u về tiêu dùng xanh, trách nhiệm xã hội…
Với trong nước, đó là câu hỏi khi nào thị trường bất động sản hồi phục, và room tín dụng được mở ra. Còn thị trường toàn cầu, đó là những bất định của sự khó đoán tại Trung Quốc, tình trạng lạm phát chưa hạ nhiệt và căng thẳng địa chính trị.
Nhiều chuyên gia và doanh nghiệp cho rằng cần giải quyết hai vấn đề cùng một lúc gồm an sinh cho người lao động và hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó nhằm giải quyết bài toán khó này.
Theo ông Phùng Đức Tùng, Việt Nam nên chấp nhận lạm phát vừa phải như 5-6%. Ngoài ra, bơm tiền thông qua việc mua lại ngoại tệ, tăng cường đầu tư công, nới thêm room tín dụng và cho phép các dự án bất động sản dang dở tiếp tục được vay vốn…
Chuyên gia này cũng đề xuất cơ quan rà soát trái phiếu doanh nghiệp, nên cho doanh nghiệp tốt được phát hành để đảo nợ nhằm tiếp tục kinh doanh.
Nhiều ý kiến khác cũng cho biết có thể cân nhắc miễn giảm phí công đoàn hay giãn đóng bảo hiểm xã hội nhằm hỗ trợ doanh nghiệp giữ việc cho công nhân ở thời điểm này. VCCI cũng đang kiến nghị trích Quỹ bảo hiểm thất nghiệp nhằm hỗ trợ người mất việc.
Tuy nhiên, theo ông Lê Duy Bình, Giám đốc Economica Việt Nam, những thay đổi trên thị trường lao động đặt ra bài toán dài hơi hơn cho những nhà hoạch định chính sách.
Ông cho biết Việt Nam đang phát triển lên cấp độ cao hơn trong chuỗi giá trị nên việc tái cấu trúc ngành và doanh nghiệp sẽ diễn ra đều đặn. Bởi vậy, số người lao động dôi dư do doanh nghiệp phá sản sẽ tăng lên.
Ông lưu ý rằng phải chấp nhận hiện trạng của thị trường nhằm có những bước đi căn cơ hỗ trợ thị trường.
Biện pháp căn cơ được hiểu là sự chuẩn bị, đào tạo và tái đào tạo cho người lao động, mang đến thông tin đầy đủ, cơ hội tuyển dụng và chuyển dịch cho họ, nhất là với nhóm lao động trên 35 tuổi.
Ngoài ra, ông cũng nhấn mạnh đến chính sách cần giữ chắc được lưới an sinh vì đó là vùng đệm cho người lao động.
Theo ông Phạm Ngọc Toàn, Giám đốc Trung tâm Phân tích và Dự báo chiến lược, Viện Khoa học Lao động và Xã hội, dần dần phải xem xét đến việc hình thành khu công nghiệp vùng hoặc vệ tinh, thu hút lao động tại chỗ, thay vì nhất thiết phải ở những tỉnh thành lớn.
Ông cho biết người lao động trước đây có thể mạo hiểm sẵn sàng di cư đến thành phố lớn để kiếm việc. Tuy nhiên, sau những ngày bất an, họ dường như không đánh đổi nữa, mà tìm việc tại quê hoặc các vùng lân cận. Nếu tình trạng này diễn ra trên diện rộng sẽ lại gây nên thách thức thiếu hụt lao động tại thành phố lớn khi doanh nghiệp hoạt động trở lại.
Trưởng phòng Việc làm – An toàn lao động và Bảo hiểm xã hội (Sở Lao động – Thương binh và Xã hội TP HCM) - bà Trần Lê Thanh Trúc, cho biết tại hội thảo về lao động ngày 2/12 rằng Sở đã kết nối và tìm việc mới cho những công nhân bị cho nghỉ việc nhưng chỉ được 770/hơn 2.000 người.
Bà cho biết nhiều người trong số đó có lựa chọn khác. Có người quyết định chuyển sang làm thời vụ, có người về quê nghỉ ngơi nhiều ngày trong khi người khác chờ lãnh bảo hiểm một lần…