Thị trường chứng khoán hôm nay 19/5: VN-Index hồi phục ấn tượng trong phiên đáo hạn phái sinh
BÀI LIÊN QUAN
Thị trường chứng khoán hôm nay 18/5: Cổ phiếu trụ dẫn sóng, VN-Index tăng điểm phiên thứ 2 liên tiếpThị trường chứng khoán hôm nay 17/5: Thị trường bùng nổ, cổ phiếu đua nhau kéo trần đưa VN-Index tăng vọt 56 điểmThị trường chứng khoán hôm nay 16/5: Sáng tăng, chiều giảm, chốt phiên VN-Index giảm gần 11 điểmVN-Index đảo chiều cuối phiên
Theo Tin nhanh chứng khoán, thị trường đã có phiên giao dịch đầy kịch tính trong ngày đáo hạn hợp đồng phái sinh tháng 5. Những nhịp kéo đẩy liên tục khiến nhiều nhà đầu tư khó lường. Trong phiên sáng, VN-Index mở cửa giảm hơn 29 điểm, nhưng sau đó đã được kéo từ từ lên trên tham chiếu, trước khi đóng cửa nghỉ trưa với mức giảm nhẹ.
Sang phiên chiều, sau thời gian đầu giằng co, VN-Index một lần nữa bị đẩy xuống hơn 10 điểm theo nhịp của VN30, nhưng trong những phút cuối, đã được kéo lên đóng cửa với sắc xanh.
Đóng cửa, sàn HoSE có 151 mã tăng và 292 mã giảm, VN-Index tăng 0,88 điểm (+0,07%), lên 1.241,64 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 496,7 triệu đơn vị, giá trị 12.794,9 tỷ đồng, giảm hơn 12% về khối lượng và 7% về giá trị so với phiên sáng hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 36,8 triệu đơn vị, giá trị 1.167,4 tỷ đồng.
Sàn HNX có 65 mã tăng và 123 mã giảm, HNX-Index giảm 1,82 điểm (-0,59%), xuống 308,02 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt gần 74,5 triệu đơn vị, giá trị 1.625,8 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm hơn 6,3 triệu đơn vị, giá trị 265,2 tỷ đồng.
Chốt phiên, UpCoM-Index giảm 0,16 điểm (-0,16%), xuống 94,58 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 33,3 triệu đơn vị, giá trị gần 626 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 5,97 triệu đơn vị, giá trị 175,2 tỷ đồng.
VN30-Index gần như không đổi trong đợt đóng cửa ATC dù vẫn có một vài cổ phiếu trụ biến động giật cục với khối lượng giao dịch lớn. Phiên đáo hạn phái sinh kết thúc êm đẹp do các mã lớn bù trừ cho nhau và VN-Index tăng vừa đủ để có màu xanh.
Nội bộ các ngành tiếp tục phân hóa
Lực kéo lớn nhất cho thị trường đến từ cổ phiếu MSN của Masan Group khi tăng trần lên 110.400 đồng và là phiên tăng trần thứ 3 liên tiếp, đóng góp gần 2,6 điểm tăng cho VN-Index.
Bên cạnh đó còn có thêm sự tiếp sức của VCB khi thị giá tăng 0,8% lên 76.000 đồng, DGC tăng 5,9% đạt 215.000 đồng, hay OCB có thêm 6,6% lên sát giá trần tại 20.200 đồng.
Những cổ phiếu tăng trần đáng chú ý hôm nay còn kể đến VGC của Viglacera, SGT của Saigontel, GEG của Điện Gia Lai, PVD của PV Drilling, BSI của Chứng khoán BIDV, MAC của Kỹ thuật hàng hải...
Ở chiều đối lập, VNM của Vinamilk là mã có tác động xấu nhất khi giảm giá 1,8% về 69.000 đồng. Kế đến là hàng loạt cổ phiếu ngân hàng như CTG, VPB, TPB, EIB, BID, VIB.
Trong ngành chứng khoán, SSI giảm nhẹ 0,52% nhưng VND tăng 1,82%, HCM tăng 1,97%, VCI tăng 5,07%, BSI tăng kịch trần...
Với cổ phiếu bất động sản, sắc xanh và đỏ đan xen, trong đó nổi bật có KBC tăng 2,5%, VCG tăng 3,04%, SJS tăng 2,57%, HDG tăng 6%, HBC tăng 3,73%...
Cổ phiếu năng lượng và bán lẻ không thoát khỏi xu hướng phân hóa: GAS tăng 0,76%, POW tăng 1,19% nhưng PGV lại giảm 0,34%, PLX giảm 2,17%; MWG giảm 0,37% và FRT giảm 3,08%, còn PNJ đứng giá tham chiếu.
Cổ phiếu hàng không lao dốc khi VJC và HVN lần lượt mất đi 0,32% và 2,39% giá trị.
Đây là phiên chốt phái sinh do đó đã có những lo ngại về diễn biến cuối ngày, tuy nhiên chỉ số tương lai lại khá ổn định do cách tính mới. Hợp đồng VN302205 đóng cửa tăng nhẹ 2 điểm.
Mặc dù thị trường tăng điểm nhưng độ rộng vẫn nghiêng về phía bên bán. Toàn sàn có 588 mã tăng giá, 323 mã giảm giá và 175 mã đứng tại mức tham chiếu.
Thanh khoản thị trường chung có phần hạ nhiệt ở cả chiều bán và mua với tổng giá trị giao dịch đạt 15.398 tỷ đồng. Riêng giá trị khớp lệnh tại HoSE giảm 10% còn 11.627 tỷ đồng.
Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay mua vào 1.561 tỷ và bán ra 1.694 tỷ, tương đương bán ròng 133 tỷ đồng trên sàn HoSE. Các mã bị bán nhiều là HPG, SSI và VIC, ngược lại MSN và OIL được gom nhiều nhất.