meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Thị trường chứng khoán hôm nay 18/7: "Cặp đôi" VIC -VHM lại lao dốc, VN-Index giảm gần 3 điểm

Thứ hai, 18/07/2022-17:07
Thị trường chứng khoán hôm nay vẫn chưa thoát khỏi trạng thái giằng co. Áp lực đến từ nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn vẫn là nguyên nhân khiến VN-Index vẫn lình xình trước những mốc cản.

VN-Index giảm gần 3 điểm

Theo Tin nhanh chứng khoán, bên cạnh diễn biến tích cực của thị trường chung trên thế giới, chứng khoán Việt Nam cũng mở cửa phiên đầu tuần khởi sắc. Tuy nhiên, lực cầu yếu khiến thị trường khó tiến xa, chỉ số VN-Index loanh quanh xung quanh mốc 1.180 điểm trong suốt cả phiên giao dịch sáng và may mắn giữ được sắc xanh nhạt khi áp lực bán gia tăng cuối phiên.

Bước sang phiên chiều, sau hơn 30 phút nỗ lực đi lên, thị trường lại hụt hơi do áp lực bán tăng ở nhóm cổ phiếu bluechips. Chỉ số VN-Index chuyển sang trạng thái rung lắc nhẹ và nới rộng hơn biên độ giảm trước khi bước vào đợt khớp lệnh ATC do sức ép gia tăng ở nhóm cổ phiếu bluechip.

Chốt phiên, sàn HoSE khá phân hóa với 229 mã tăng và 209 mã giảm, VN-Index giảm 2,76 điểm (-0,23%) xuống 1.176,49 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 523,72 triệu đơn vị, giá trị 11.233,75 tỷ đồng, giảm 13,3% về khối lượng và 14,35% về giá trị so với phiên cuối tuần trước ngày 15/7. Giao dịch thỏa thuận đóng góp 43,21 triệu đơn vị, giá trị gần 1.154 tỷ đồng.


Diễn biến chỉ số VN-Index phiên hôm nay 18/7. Nguồn TradingView
Diễn biến chỉ số VN-Index phiên hôm nay 18/7. Nguồn TradingView

Đóng cửa, sàn HNX có 98 mã tăng và 80 mã giảm, HNX-Index tăng nhẹ 0,24 điểm (+0,08%) lên 274,63 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 56,96 triệu đơn vị, giá trị 1.164,5 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 2,58 triệu đơn vị, giá trị 54,15 tỷ đồng.

Sàn UpCoM-Index tăng 0,14 điểm (+0,17%), lên 87,46 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 35,84 triệu đơn vị, giá trị 587,52 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 4,29 triệu đơn vị, giá trị hơn 62,76 tỷ đồng.

Cổ phiếu xây dựng bứt phá

Áp lực đến từ nhóm vốn hóa lớn thể hiện rõ trong nhóm VN-30  khi nhóm này đồng loạt chìm trong sắc đỏ. Chỉ có vài cổ phiếu ngược dòng tăng điểm, song biên độ tăng không quá đáng kể. Trong đó, cổ phiếu ảnh hưởng tiêu cực nhất đến thị trường tiếp tục gọi tên bộ đôi VIC và VHM khi đồng loạt giảm trên 1%, đồng thời lấy đi lần lượt 1,5 và 1,1 điểm của chỉ số. "Anh cả" HPG phiên hôm nay cũng giảm sâu kéo tụt gần 0,7 điểm của chỉ số.

Sau nhiều phiên trở thành trụ đỡ của thị trường, nhóm cổ phiếu ngân hàng phiên hôm nay đã chịu áp lực điều chỉnh khá mạnh, đa phần biến động trong biên độ hẹp khi VCB, BID, CTG, TCB, VPB, MBB, ACB đều tăng, giảm chưa tới 1%. Nhìn chung, sắc đỏ nhỉnh hơn sắc xanh nhưng không áp đảo.

Nhóm chứng khoán hôm nay ghi nhận sự bứt phá mạnh mẽ, dù sự phân hóa vẫn tiếp diễn. Cụ thể, VND tăng 0,53%, VCI tăng 1,18%, HCM tăng 1,65%, VIX tăng 3,2%, FTS tăng 0,13% trong khi SSI giảm 0,95%, ORS giảm 1,33%.


Top cổ phiếu tác động lớn nhất lên chỉ số. Nguồn VNDirect
Top cổ phiếu tác động lớn nhất lên chỉ số. Nguồn VNDirect

Trong khi hầu hết các nhóm ngành đều có diễn biến tiêu cực, điểm sáng lại xuất hiện ở nhóm cổ phiếu xây dựng với loạt mã giao dịch tích cực. Trong đó, phải kể đến FCN và HHV khi tăng hết biên độ trong phiên. Bên cạnh đó, hàng loạt mã như VCG, C4G, LCG, PHC cũng bứt phá mạnh trên 3%.

Cuối tuần qua, có thời điểm, giá dầu thô thế giới trở lại mốc 100 USD/ thùng. Trong bối cảnh đó, cổ phiếu dầu khí mở cửa phiên đầu tuần cũng giao dịch tích cực. Cụ thể, BSR, OIL, PVC, PVT đều ghi nhận mức tăng khá trên 1,6%. Theo giới chuyên gia, diễn biến giá dầu, khí trong thời gian tới sẽ phụ thuộc lớn vào mức độ căng thẳng giữa Nga và Ukraine và các biện pháp cấm nhập khẩu dầu của EU. Vì vậy, nhà đầu tư đã giải ngân cổ phiếu tiếp tục nắm giữ cổ phiếu dầu khí và theo dõi sát diễn biến địa chính trị để đưa ra những hành động phù hợp.

Với việc giá lợn hơi gần đây tăng mạnh, chỉ 2 tuần đã tăng thêm khoảng 10.000 đồng/kg, vượt 70.000 đồng/kg, cổ phiếu chăn nuôi tiếp tục khởi sắc. DBC tăng 3,3%, BAF tăng 4,2%, HAG tăng 5,9%.

Cổ phiếu bán lẻ và hàng không diễn biến kém khả quan khi MWG và FRT giảm lần lượt 0,81% và 1,09% trong khi PNJ đứng giá tham chiếu, VJC giảm 0,4% còn HVN đứng giá tham chiếu.

Toàn sàn HoSE có 229 mã tăng giá, 78 mã đứng giá tham chiếu và 209 mã giảm giá. Thanh khoản thị trường giảm so với phiên trước, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE giảm 11,4% xuống mức 10.080 tỷ đồng.


Các trụ lớn nhất của VN-Index giảm giá, khiến chỉ số này lao dốc nhanh cuối ngày. Nguồn Vietstock
Các trụ lớn nhất của VN-Index giảm giá, khiến chỉ số này lao dốc nhanh cuối ngày. Nguồn Vietstock

Khối ngoại tiếp tục bán ròng 126 tỷ đồng

Giao dịch khối ngoại phiên hôm nay khá tiêu cực khi họ tiếp tục bán ròng hơn 126 tỷ đồng trên toàn thị trường, trong đó họ bán ròng 116 tỷ đồng trên HoSE, bán ròng nhẹ gần 8 tỷ đồng trên HNX và bán ròng hơn 2 tỷ đồng trên UPCoM.

Trên HoSE, khối ngoại bán ròng mạnh 116 tỷ đồng. Theo đó, VHM dẫn đầu về giá trị bán ròng với gần 45 tỷ đồng. Kế đó, HPG là cổ phiếu bị bán ròng với hơn 44 tỷ đồng. Tương tự, dòng vốn nước ngoài rút khỏi DXG (28 tỷ đồng. Nối tiếp, áp lực bán ra cũng lần lượt tìm đến STB, FPT, BVH...

Ở chiều ngược lại, giao dịch mua vào chủ yếu tập trung ở đại diện nhóm chứng khoán. Cụ thể, nhà đầu tư ngoại rót ròng gần 62 tỷ đồng mua ròng cổ phiếu VND.

Bên cạnh nhóm chứng khoán, các nhà đầu tư ngoại mua ròng nhiều cổ phiếu phân bón DPM tổng giá trị gần 35 tỷ đồng.  Theo sau, dòng tiền cũng lần lượt tìm đến các bluechips như VNM (26 tỷ đồng), BID (20 tỷ đồng), LPB (20 tỷ đồng).

Tại sàn HNX, khối ngoại đảo chiều bán ròng gần 8 tỷ đồng Xét giao dịch cụ thể, nhóm này bán ròng mạnh nhất tại BVS (-4,8 tỷ đồng), VCS (-1,6 tỷ đồng), PVS (-1,3 tỷ đồng).

Ở chiều mua, quy mô mua ròng khá thấp khi không có mã nào được mua ròng trên 1 tỷ đồng. Theo đó, DL1 (0,9 tỷ đồng), IDC (0,3 tỷ đồng), PVG (0,2 tỷ đồng).

Trong khi đó,tại  UPCoM, khối ngoại hút ròng 2,3 tỷ đồng. Cụ thể, phần lớn lực xả tập trung hai mã VTP (-2,2 tỷ đồng) và BSR (0,8 tỷ đồng). Tại bên mua, dòng tiền thu hẹp khi không có mã nào được mua gom trên 1 tỷ đồng. Cổ phiếu ACV thu hút lực cầu lớn nhất với 914 triệu đồng. Bên cạnh đó, giao dịch mua gom với quy mô nhỏ hơn cũng xuất hiện tại FOC, VGG, WSB,...

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tập đoàn của ông Donald Trump muốn "rót vốn" đầu tư khách sạn, sân golf tại Hưng Yên

16 năm mới hoàn thành một nửa, lần gia hạn thứ 7 liệu có xong trục đường phía Nam Hà Nội

Cảng hàng không Sa Pa "vắng bóng" nhà đầu tư, vì đâu nên nỗi?

Mãn nhãn với Trung Villa - Bố trí không gian không vách ngăn độc đáo

Thanh Hóa ra "tối hậu thư", yêu cầu khởi công TTTM Aeon Mall trước ngày 10/10

Khu du lịch Đảo Ngọc Xanh: Hoạt động hơn 10 năm vẫn chưa được cấp phép khai thác mỏ khoáng nóng

Bình Dương giải "cơn khát" nhà ở cho người thu nhập thấp bằng 3.000 căn NOXH

Dự án đường Hoàng Sa – Dốc Sỏi: Đỏ mắt tìm chủ đất để bồi thường giải phóng mặt bằng

Tin mới cập nhật

Thanh Hóa ra "tối hậu thư", yêu cầu khởi công TTTM Aeon Mall trước ngày 10/10

1 ngày trước

Tòa nhà chọc trời cao tầng nhất TP. HCM "soán ngôi" Landmark 81: Tựa cây tre vươn dài và sở hữu một khu rừng lơ lửng trên không

1 ngày trước

Tập đoàn của ông Donald Trump muốn "rót vốn" đầu tư khách sạn, sân golf tại Hưng Yên

1 ngày trước

16 năm mới hoàn thành một nửa, lần gia hạn thứ 7 liệu có xong trục đường phía Nam Hà Nội

1 ngày trước

Ngôi nhà 3,5 tầng ở Hà Nội không có giếng trời vẫn ngập tràn ánh sáng

1 ngày trước