meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Thị trường căn hộ dịch vụ: Triển vọng phục hồi sau đại dịch

Thứ hai, 25/07/2022-06:07
Sau khoảng thời gian dài giãn cách xã hội vì đại dịch, nền kinh tế Việt Nam đang dần hồi phục. Trước những nỗ lực “mở cửa” du lịch cho du khách nước ngoài đến nước ta trong thời gian gần đây, thị trường căn hộ dịch vụ đã xuất hiện tín hiệu phục hồi tích cực thể hiện ở giá chào thuê tại cả hai phân khúc hạng A và hạng B.

Cụ thể, phân khúc hạng A tiếp tục ghi nhận mức tăng về giá chào thuê, đạt 27,97 USD/m2/tháng, tăng 2,09% theo quý và 3,41% theo năm. Tương tự, giá chào thuê của hạng B tăng 3,34% theo quý và 2,88% theo năm lên 17,04 USD/m2/tháng.

Về tỷ lệ trống, trong bối cảnh tình hình dịch bệnh đã được kiểm soát, tỷ lệ trống đã ghi nhận sự cải thiện. So với quý trước, tỷ lệ trống của cả 2 phân khúc tiếp tục giảm. Phân khúc hạng A ghi nhận tỷ lệ trống 39,6%, giảm 2,7 đpt theo quý và 2,3 đpt theo năm. Thêm vào đó, phân khúc hạng B ghi nhận tỷ lệ trống trung bình giảm 3,1 đpt theo quý và 1,5 đpt theo năm tại 44,6%. Một số dự án cũng chủ động nâng cấp, sửa chữa cácphòng ốc để sẵn sàng đón khách trở lại.

Không ghi nhận nguồn cung mới trên thị trường

Tại thị trường TP.HCM, báo cáo quý II/2022 của Colliers cũng chỉ ra thị trường căn hộ dịch vụ đang dần trở lại quỹ đạo bình thường như trước, tuy nhiên nhận định giá thuê trung bình tại các dự án căn hộ dịch vụ không biến động mạnh, tăng nhẹ so với quý I/2022. Trong khi phân khúc hạng A có giá thuê trung bình ở mức 31 USD/m2/tháng thì hạng B là 23 USD/m2/tháng. 

Tỷ lệ hấp thụ tại các dự án được ghi nhận con số lạc quan, lần lượt là 76% và 70% với hai phân khúc hạng A và B nhờ vào các chính sách nhập cảnh và di chuyển thuận tiện giữa các quốc gia. Mặt khác, trong quý II/2022 của TP.HCM không có ghi nhận nguồn cung căn hộ dịch vụ mới.

Còn ở thị trường Hà Nội, theo Báo cáo quý II/2022 tại Hà Nội của CBRE, kể từ quý I năm nay, phân khúc căn hộ dịch vụ tại thành phố vẫn chưa ghi nhận thêm nguồn cung mới với hàng loạt dự án vẫn đang được triển khai. Dù vậy, tổng nguồn cung ở phân khúc căn hộ hạng A vẫn duy trì ở mức 3.475 căn với 22 dự án, con số được thống kê ở căn hộ hạng B là 1.167 căn với 17 dự án.

So với các quý trước, tình hình giá thuê các dự án căn hộ dịch vụ ở Hà Nội vẫn duy trì ở mức ổn định. Giá chào thuê trung bình ở phân khúc hạng A là 30 USD/m2/tháng còn con số ghi nhận ở phân khúc hạng B là 17 USD/m2/tháng. Về tỷ lệ lấp đầy, con số 80% ở phân khúc hạng A và 71% ở hạng B được coi là dấu hiệu chuyển biến tích cực của thị trường này.


Không ghi nhận nguồn cung mới trên thị trường căn hộ dịch vụ
Không ghi nhận nguồn cung mới trên thị trường căn hộ dịch vụ

Trong thời gian tới khi diễn biến tình hình dịch bệnh COVID - 19 chuyển biến tích cực, từ năm 2022 đến năm 2024, thị trường căn hộ dịch vụ dự kiến sẽ chào đón thêm 3.152 căn mới. Đặc biệt, 95% các dự án lớn sắp tới đều nằm ở phân khúc hạng A do các thương hiệu vận hành quốc tế quản lý.

Điều này thể hiện xu hướng người tiêu dùng dần quan tâm nhiều hơn đến phân khúc căn hộ dịch vụ cao cấp. Phân khúc này cũng ngày càng thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, ví dụ tiêu biểu là sự ra mắt thương hiệu The Ascott tại Việt Nam thông qua 1.905 căn hộ hợp tác giữa tập đoàn này và Sun group trong vận hành dự án phức hợp Tây Hồ View. 

Dự kiến đến cuối năm 2022, nguồn cung căn hộ dịch vụ  tại Hà Nội sẽ được lấp đầy từ các dự án mới, nổi bật là dự án Park Royal Serviced Suites Hà Nội thuộc Pan Pacific Hotels Group tại Việt Nam với con số 126 căn hộ.

Một sự kiện đáng chú ý trong quý II năm nay là việc cất nóc trước tiến độ của toà tháp căn hộ dịch vụ (tháp SR) cao 23 tầng thuộc dự án phức hợp Lotte Mall Hà Nội của tập đoàn Lotte.

Tính đến năm 2024, thị trường căn hộ dịch vụ tại Hà Nội sẽ có thêm hơn 3.000 căn hộ cao cấp đến từ các dự án của các chủ đầu tư lớn như Sun Group, Lotte Group and CapitaLand. Không chỉ vậy, thông qua các hoạt động phát triển công nghiệp gia tăng tại khu vực Bắc Giang, Thái Nguyên và Hải Dương, nguồn cung tương lai tại khu vực vành đai Hà Nội được thúc đẩy mạnh mẽ.

Triển vọng và thách thức

Nhận định từ góc độ chuyên gia, Colliers Việt Nam cho biết, thời gian qua, Việt Nam vẫn được các nhà đầu tư tin tưởng lựa chọn là điểm đến để đầu tư lâu dài. Điều này đã kéo theo dòng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) chảy mạnh vào nước ta, lĩnh vực BĐS vì thế cũng được hưởng lợi. Không chỉ vậy, việc nước ta đón nhận một số lượng lớn chuyên gia nước ngoài đến Việt Nam để sinh sống và làm việc đã đẩy tiềm năng tăng trưởng về các loại hình căn hộ lưu trú, trong đó có căn hộ dịch vụ.

Theo đại diện Colliers Việt Nam, tính đến ngày 20/6/2022, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt 14,03 tỷ USD, giảm 8.1% so với cùng kỳ năm trước, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI). Tuy nhiên, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam 6 tháng đầu năm 2022 ước tính đạt 10,06 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất của 6 tháng đầu năm trong 5 năm qua.


Triển vọng và thách thức với phân khúc căn hộ dịch vụ
Triển vọng và thách thức với phân khúc căn hộ dịch vụ

Ở diễn biến khác, thị trường căn hộ dịch vụ hạng B phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh từ loại hình căn hộ mua để cho thuê (buy-to-let apartment) tại các khu vực trung tâm như: Tây Hồ, Ba Đình, Từ Liêm - Cầu Giấy,... chiếm hơn 86% nguồn cung toàn thị trường.

Trước bối cảnh xúc tiến thương mại và du lịch giữa Việt Nam và các nước trên thị trường quốc tế ngày càng được đẩy mạnh, nguồn khách nước ngoài cũng như các chuyên gia trẻ từ nước ngoài về nước cũng vì thế nhiều hơn, kéo theo nhu cầu thuê và mua căn hộ buy-to-let ngày càng lớn.

Thời gian tới đây, phân khúc căn hộ dịch vụ cần tận dụng lợi thế về dịch vụ tiện ích chuẩn tiện nghi, ngày càng nâng cao quản lý vận hành đạt tiêu chuẩn quốc tế cùng kỳ vọng về phát triển nguồn cung tại các đô thị lớn khi cuộc sống dần trở lại quỹ đạo “bình thường mới” để có thể phát huy tiềm năng tăng trưởng của loại hình này.

Bên cạnh đó, tính từ thời điểm Việt Nam mở cửa hoàn toàn ngày 15/3/2022 đến nay, chính phủ đã ban hành những chính sách tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người nhập cảnh như: khôi phục chính sách miễn thị thực, xuất nhập cảnh như trước đại dịch,..

Với những điều kiện thuận lợi như trên, cùng với dữ liệu theo thống kê của công cụ phân tích xu hướng du lịch Google Destination Insights cho thấy lượt tìm kiếm quốc tế về du lịch Việt Nam (đối với hàng không và cơ sở lưu trú) đang tăng với tốc độ “chóng mặt” từ 50 - 70%, được xếp vào nhóm tăng cao nhất thế giới. Đây có thể coi là một lực đẩy rất lớn khiến thị trường phát triển loại hình này càng thêm sôi động và hứa hẹn đạt được nhiều kết quả khả quan hơn nữa trong năm nay.

Thanh Thảo
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

Người dân TP.HCM vẫn thấp thỏm chờ kết quả khi nộp hồ sơ đất đai trước giờ G

Nhiều quy định phòng cháy chữa cháy mới có thể “làm khó” loại hình nhà ở kết hợp kinh doanh

Giá bất động sản tăng vọt do thiếu cạnh tranh?

Nên tách nhà ở xã hội khỏi dự án thương mại

Một số địa phương không có dự án NOXH nào được khởi công từ năm 2021 đến nay

Không nên chỉ cho thuê NOXH do công đoàn đầu tư

Bộ Tài nguyên và Môi trường yêu cầu Hà Nội khẩn trương xây dựng bảng giá đất mới

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

9 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

9 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

9 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

9 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước