meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Thị trường BĐS trầm lắng làm ảnh hưởng tiêu cực đến các nhà thầu xây dựng

Chủ nhật, 07/05/2023-10:05
Các chuyên gia khẳng định rằng, có nhiều doanh nghiệp xây dựng có thể đi đến cái kết phá sản nếu như luật pháp không bổ sung thêm các cơ chế bảo vệ quyền lợi đối với các nhà thầu.

Theo Zing, ông Nguyễn Quốc Hiệp - Chủ tịch Hiệp hội nhà thầu xây dựng Việt Nam, về tình hình của toàn ngành trong quý I nhận xét rằng: “Ngành xây dựng trong trạng thái bi đát nhất từ trước đến nay”.

Vị này cũng nói rằng, trong một cuộc họp giữa các nhà thầu ở miền Trung, có nhiều chủ công ty xây dựng không đủ dũng khí đến tham dự khi có đến 40 doanh nghiệp vừa và nhỏ ở khu vực này đều rơi vào cảnh không có việc làm. 


Quý 1/2023, Tập đoàn Hòa Bình lỗ tới 445 tỷ đồng. Ảnh: HBC.
Quý 1/2023, Tập đoàn Hòa Bình lỗ tới 445 tỷ đồng. Ảnh: HBC.

Tình trạng phá sản luôn hiện hữu

Ghi nhận cho thấy, ở những khu vực khác, tình hình cũng chẳng mấy khả quan. Ông Hiệp nói rằng ở thị trường miền Bắc, một loạt doanh nghiệp cũng không tham gia vào quá trình xây dựng mới, trừ các nhà thầu đủ năng lực làm đầu tư công. Phần lớn doanh nghiệp vừa và nhỏ không thể nắm bắt được cơ hội này. 

Ông Hiệp chia sẻ: “Những công ty có khả năng làm đầu tư công thường chú trọng vào mảng hạ tầng kỹ thuật là chính. Chính vì thế, chỉ một số ít doanh nghiệp có đầy đủ trang thiết bị, năng lực cũng như kinh nghiệm mới được lựa chọn theo cơ chế chỉ định thầu”. 

Còn ở phía Nam, 21 doanh nghiệp xây dựng và vật liệu xây dựng đã gửi công văn đến Thủ tướng với mục đích kêu cứu về những khó khăn và bế tắc mà ngành này đang phải đối diện. 

Trong đó thì Chủ tịch Tập đoàn Hòa Bình - ông Lê Viết Hải nói rằng đây là lần đầu tiên trong thời gian 35 năm doanh nghiệp phải đối mặt với muôn vàn khó khăn. 
Ông Nguyễn Quốc Hiệp bình luận: “Nhiều doanh nghiệp nằm trong TOP 10 ngành xây dựng đang ở trong trạng thái báo động về tài chính. Có nhiều đơn vụ không có tiền trả nhà thầu phụ và nhân công, vật tư”. 

Cũng theo Zing, có một nhân sự ở trong ngành xây dựng nói rằng công việc giờ đây vô cùng khan hiếm. Tình trạng khó khăn đã bủa vây doanh nghiệp từ năm ngoái cho đến nay, chưa có bất kỳ dấu hiệu khởi sắc nào trong thời gian ngắn hạn. Tình trạng phá sản luôn chực chờ ở nhiều công ty vừa và nhỏ. 

Ngoài ra, người lao động cũng thường xuyên bị chậm lương đến 3 tháng, những khoản tiền thưởng gần như bị cắt bỏ hết. Có nhiều nhân sự cốt cán đã chủ động xin nghỉ việc bởi vì tình hình ảm đạm kéo dài. 


Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Trong quý 1, Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình cũng đã chứng kiến mức lỗ sau thuế gần 445 tỷ đồng. Thời điểm trước đó, doanh nghiệp này cũng ghi nhận khoản lỗ kỷ lục lên đến hơn 1.2000 tỷ đồng trong quý 4/2022. 

Và một doanh nghiệp khác cũng chịu lỗ đó chính là Công ty Hưng Thịnh Incons. Doanh nghiệp này cũng có lợi nhuận sau thuế âm đến 17,6 tỷ đồng sau thời gian 3 tháng đầu năm. Trong cùng kỳ năm ngoái, công ty này vẫn lãi đến 43,2 tỷ đồng.

Cũng cùng cảnh ngộ, công ty Vinaconex có mức lợi nhuận sau thuế trong quý 1 là khoảng 19 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm ngoái giảm đến 98%. 

Cần có cơ chế pháp lý để bảo vệ nhà thầu

Chia sẻ của một người trong ngành cho thấy, có nhiều trường hợp nhà đầu tư đã cố tình kéo dài tiến độ thanh toán căn hộ. Những cá nhân này cho rằng thị trường bất động sản hiện đang có tính thanh khoản kém. Việc thanh toán sớm cũng trở nên không thực sự cần thiết bởi vì khi nhận được nhà cũng khó để có thể bán lại sau đó. 

Mặc dù vậy thì điều này cũng đã trực tiếp khiến cho các nhà đầu tư gặp khó khăn về mặt tài chính cũng như không có tiền để thanh toán cho các nhà thầu. Có nhiều doanh nghiệp xây dựng vừa và nhỏ cũng đã phá sản bởi vì một kịch bản chung như thế. 

Cũng theo lời ông Hiệp, pháp luật hiện hữu chưa có cơ chế bảo vệ nhà thầu. Nếu như tình trạng này kéo dài thêm 5 năm nữa thì các doanh nghiệp cũng sẽ không dám bước chân vào ngành xây dựng. 

Chủ tịch Hiệp hội nhà thầu xây dựng Việt Nam cũng cho biết, các doanh nghiệp xây dựng phải vay tiền ngân hàng trước để thi công dự án. Trong khi đó áp lực từ khoản lãi suất từ 11 - 13% liên tục đè nặng qua từng tháng, các nhà thầu vẫn không nhận được về tiền thanh toán đúng hạn từ chủ đầu tư bởi thị trường bất động sản đã chững lại, dự án không bán được hàng. 


Thị trường BĐS trầm lắng làm ảnh hưởng tiêu cực đến các nhà thầu xây dựng
Thị trường BĐS trầm lắng làm ảnh hưởng tiêu cực đến các nhà thầu xây dựng

Ông Hiệp cũng nói rằng vấn đề này đã được kiến nghị lên Quốc hội cũng như Thủ tướng trong thời gian nhiều năm nay. Có một số cơ quan cho rằng các mâu thuẫn trên có thể giải quyết được bằng luật dân sự. Mặc dù vậy thì đây không phải là một cách tháo gỡ hiệu quả nhất. 

Cũng theo lời vị này, những khó khăn trong thị trường bất động sản cũng như nhiều vướng mắc về mặt pháp lý là hai trong số những nguyên nhân khiến cho ngành xây dựng trong quý 1 tăng trưởng âm 3% so với cùng kỳ năm 2022. 

Theo dữ liệu của Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam, các doanh nghiệp xây dựng trong thời gian 3 tháng đầu năm chỉ thực hiện được khoảng 8% kế hoạch của năm 2023. 

Bên cạnh đó, báo cáo quý 1 của Tổng cục Thống kê cho thấy ngành xây dựng bị ảnh hưởng bởi những khó khăn như giá nguyên vật liệu tăng cao, thị trường bất động sản rơi vào trạng thái trầm lắng, thiếu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. 

Trong đó thì hai yếu tố làm ảnh hưởng nhiều nhất đến hoạt động của doanh nghiệp xây dựng đó chính là giá nguyên vật liệu tăng, không có hợp đồng xây dựng mới.

Cũng theo báo cáo của Bộ Xây dựng, nguồn cung về nhà ở thương mại trong quý 1 vẫn còn hạn chế, có xu hướng giảm so với quý 4/2022. Theo đó, số lượng các dự án được cấp phép mới trong thời gian 3 tháng đầu năm chỉ là 17 dự án. Con số này trong quý 4/2022 và quý 1/2022 lần lượt ghi nhận là 22 và 39 dự án.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Nghịch lý thị trường vàng cận Tết: Chính thống đìu hiu, “chợ đen” tấp nập

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Tin mới cập nhật

Thị trường bất động sản năm 2025: Chủ đầu tư cần tính toán kỹ hơn về giá bán thay vì chạy theo lợi nhuận

1 ngày trước

Nhiều địa phương có thêm các KCN tầm cỡ, tăng cơ hội việc làm cho hàng nghìn lao động

1 ngày trước

TP.HCM: Phân khúc trung cấp chỉ chiếm 10% nguồn cung căn hộ mới năm 2025

1 ngày trước

Hà Nội đẩy nhanh kế hoạch cải tạo tập thể, chung cư cũ: Thị trường sẽ đón nhận nguồn cung lớn ở khu vực trung tâm

1 ngày trước

Mặt bằng, căn hộ nhộn nhịp theo Metro số 1

2 ngày trước