meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Hiệu ứng “domino” từ bất động sản khiến nhà thầu xây dựng nằm trên bờ vực phá sản

Thứ bảy, 01/04/2023-07:04
Khó khăn của thị trường bất động sản dẫn đến các ngành xây dựng, vật liệu xây dựng cũng ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhiều chủ doanh nghiệp , nhà thầu xây dựng phải cầm cố nhà, xe để lấy tiền trả lãi ngân hàng và duy trì hoạt động công ty.

Chủ thầu “cắm” nhà, lao động "nhảy" việc

Vào cuối năm 2022, Hiệp hội Các nhà thầu xây dựng Việt Nam (VACC) đưa ra một con số đáng chú ý về các doanh nghiệp xây dựng. Theo đó, kết quả khảo sát khoảng 2.000 nhà thầu xây dựng trên cả nước do VACC thực hiện thời gian qua thì 100% nhà thầu có nợ đọng xây dựng. Nợ đọng ảnh hưởng rất nhiều đến dòng tiền cũng như sự sống còn của các doanh nghiệp.

Đến thời điểm này, doanh nghiệp ngành xây dựng không chỉ đối mặt với tình trạng nợ đọng, nhảy nhóm nợ mà còn đối diện với việc không có việc làm. Nhiều chủ doanh nghiệp xây dựng nói rằng, từ quý III năm 2022, họ phải “ngồi chơi xơi nước” vì không có việc nhưng vẫn phải trả lãi ngân hàng và chi trả các chi phí để duy trì hoạt động công ty.


Nhiều doanh nghiệp xây dựng đang đứng trước muôn vàn khó khăn.
Nhiều doanh nghiệp xây dựng đang đứng trước muôn vàn khó khăn.

Anh Nguyễn Văn Hiến, 40 tuổi, quê Thạch Thất, Hà Nội vừa bị công ty cắt lương tạm thời. Nếu muốn duy trì bảo hiểm xã hội, anh Hiến sẽ phải toàn bộ, kể từ tháng 4. “Tôi vốn là giám sát công trường. Từ giữa năm 2022 đến nay, công ty tôi không nhận thêm được công trình lớn. Cả công ty mấy chục con người cứ đi làm các công trình nho nhỏ để quy trì nhưng cũng không kham nổi. Đợt Tết Nguyên đán, công ty cũng cho nghỉ không lương gần 30 người, đợi khi nào nhiều việc sẽ gọi lại. Giờ đến lượt tôi”, anh Hiến buồn bã kể.

Người này cho biết, ban lãnh đạo công ty nói rằng đã phải bán đất, cắm sổ đỏ, cắm cả xe đi để trả lãi ngân hàng hàng tháng vì không có nguồn thu. Họ bị nợ đọng từ các doanh nghiệp bất động sản không hoàn thiện hoặc nghiệm thu được dự án. Thậm chí, có những công trình đã hoàn thiện, người dân dọn vào ở nhưng chủ đầu tư không thanh toán nốt tiền, cứ khất nợ. Cực chẳng đã, đợt cuối năm 2022, anh Hiến và một số người đã phải mang băng rôn đến tận trụ sở của chủ đầu tư dự án đòi tiền nhưng họ vẫn khất lần khất lượt rồi lờ đi.

Khi phóng viên hỏi bị nghỉ không lương sẽ làm gì, anh Hiến buồn rầu bảo sẽ về Thạch Thất làm công nhân ở khu công nghiệp gần nhà, đợi công ty hồi phục và gọi đi làm. Khu công nghiệp tại Thạch Thất cũng không quá xa nên anh Hiến có thể sáng đi, tồi về, vẫn được sống cùng vợ con.

Còn đối với ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Giám đốc một công ty xây dựng trên địa bàn quận Thanh Xuân thì 2 năm qua giống như một cơn ác mộng kéo dài. Công việc đang ăn nên làm ra thì dịch Covid-19 kéo đến khiến nhiều công trình dừng lại do giãn cách. Khi dịch qua đi đến kỳ khó khăn của thị trường bất động sản. Nhiều công trình mà công ty ông Nghĩa thi công không còn tiền để hoàn thiện nên chủ đầu tư không thanh toán nốt tiền. Trong khi đó, số tiền mà công ty ông Nghĩa ứng ra để mua vật liệu xây dựng, để trả lương cho công nhân cũng phải vay từ ngân hàng.

“Thời điểm trước năm 2020, công việc thuận lợi, công ty chúng tôi mua được một mảnh đất ở khu vực Nam Từ Liêm, định sẽ xây dựng trụ sở mới. Bởi hiện nay, trụ sở vẫn đi thuê. Thế nhưng từ đầu năm 2023, công ty quyết định bán mảnh đất đó đi để trả phần nào tiền ngân hàng cho đỡ lãi. Và mới đây, tôi là anh phó giám đốc công ty đã phải cắm sổ đỏ của hai gia đình, cắm ôtô để trả nốt nợ ngân hàng bởi lãi suất cao quá. Đã không có việc thì chớ mà mỗi tháng phải trả cả trăm triệu đồng tiền lãi thì làm sao mà tồn tại được”, ông Nghĩa chia sẻ.

Vị này nói thêm, đối với các cán bộ, nhân viên trong công ty, do hiểu được sự khó khăn của ban lãnh đạo nên họ cũng đồng ý cắt giảm đến 70% lương, thậm chí chấp nhận cho công ty nợ lương. Lãnh đạo công ty cũng tạo điều kiện khi cố gắng đóng bảo hiểm và cho họ làm việc ở bên ngoài để kiếm tiền sinh hoạt. Tất nhiên, công ty luôn nghi nhận sự trung thành và đóng góp của các cán bộ, công nhân viên đã ở lại đến lúc này, mặc dù công ty rất khó khăn.

Thời gian gần đây, dù là công ty khá lớn trong ngành thầu xây dựng nhưng ông Nghĩa cũng phải cho anh em đi làm những căn nhà tư nhân nhỏ lẻ. Trước đó, doanh nghiệp này không nhận bất cứ công trình nào có trị giá dưới 10 tỷ đồng.

Hiệu ứng “domino” thị trường bất động sản

Việc thị trường bất động sản đóng băng gây ra hiệu ứng “domino” ở hàng loạt các ngành khách. Thị trường BĐS khó khăn dẫn đến các ngoại nghiệp địa ốc khó khăn. Khi các doanh nghiệp địa ốc không thể khởi công, hoàn thiện dự án thì các doanh nghiệp, nhà thầu xây dựng không có việc làm và bị nợ đọng tiền. Việc nhà thầu không có việc đồng nghĩa với lao động mất việc làm và các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng cũng “đứng hình”.


Ông Lê Viết Hải, Chủ tịch Hiệp hội Xây dựng và Vật liệu xây dựng TP.HCM .
Ông Lê Viết Hải, Chủ tịch Hiệp hội Xây dựng và Vật liệu xây dựng TP.HCM .

Trao đổi về vấn đề này, ông Lê Viết Hải, Chủ tịch Hiệp hội Xây dựng và Vật liệu xây dựng TP.HCM thừa nhận, nhiều doanh nghiệp, nhà thầu xây dựng đang đứng trên bờ vực phá sản. Theo ông Hải, có nhiều nguyên nhân dẫn đến các doanh nghiệp này đang đối diện với rất nhiều khó khăn.

Đầu tiên là do lãi suất ngân hàng cao dẫn đến doanh nghiệp mất đi sự cấn đối về nguồn tiền. Thứ hai, các nhà thầu đang bị chủ đầu tư nợ đọng dẫn đến doanh nghiệp không có nguồn tiền trả ngân hàng. Thậm chí, các doanh nghiệp còn nợ lương nhân viên, nợ tiền nhà thầu phụ và nợ cả tiền thuế. Một điều mà các nhà thầu, doanh nghiệp xây dựng rất lo lắng đó là việc họ có nguy cơ bị chuyển sang nhóm nợ xấu.

Ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch VACC khẳng định, hiệu ứng “domino” trong ngành bất động sản, xây dựng đang trở nên vô cùng căng thẳng. Nhiều nhà thầu đã và đang đứng trước bờ vực phá sản vì nợ chồng nợ. Thậm chí, vị này còn nhận định, nếu các khó khăn của doanh nghiệp xây dựng không được tháo gỡ thì chỉ 5 năm nữa, Việt Nam sẽ không còn doanh nghiệp xây dựng.

Giống như ông Lê Viết Hải, ông Hiệp cho rằng, khó khăn của các nhà thầu đang trở nên trầm trọng vì nợ đọng xây dựng. thực tế cho thấy, nhiều dự án đã đưa vào vận hành 3-5 năm mà chủ đầu tư vẫn chưa thanh toán tiền cho nhà thầu.

“Do không có việc nên các nhà thầu hầu như phải cho công nhân nghỉ việc. Và sau này, nếu có hồi phục được, các doanh nghiệp lại phải tiêu tốn khá nhiều thời gian để tuyển công nhân, người lao động vì phải đào tạo lại từ đầu”, ông Hiệp chia sẻ.

Chuyên gia pháp lý Trương Hoài Minh thẳng thắn cho rằng, hiện nay, chưa có cơ chế pháp lý để bảo vệ nhà thầu trong việc chủ đầu tư cố tình chây ỳ trả nợ. Bởi hợp đồng đã quy định rất rõ nhưng nếu chủ đầu tư vi phạm, việc kiện ra tòa sẽ được thực hiện nhưng tiêu tốn rất nhiều thời gian và mệt mỏi. Điều này dẫn đến các nhà thầu ngại đưa các sự việc trên ra “công đường”.

Cát Tho
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Chuyên gia: Cần thúc đẩy giãn dân về ngoại thành để giám áp lực giá nhà ở trung tâm

Hà Nội đẩy nhanh kế hoạch cải tạo tập thể, chung cư cũ: Thị trường sẽ đón nhận nguồn cung lớn ở khu vực trung tâm

Dùng nhiều tài khoản ngân hàng nhằm “né thuế”, người bán hàng online đối mặt với phạt nặng

Hà Nội: Người dân đối mặt với vòng xoáy giá nhà cho thuê tăng mạnh

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

Lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội giảm từ năm 2025

Tin mới cập nhật

Chuyên gia: Cần thúc đẩy giãn dân về ngoại thành để giám áp lực giá nhà ở trung tâm

10 giờ trước

Hà Nội sắp thanh tra việc quản lý, sử dụng quỹ nhà tái định cư

10 giờ trước

HoREA đề xuất giải pháp “mở khóa” nguồn cung nhà ở vừa túi tiền

10 giờ trước

Nhìn lại những đột phá của công nghệ AI trong năm 2024

10 giờ trước

Thị trường bất động sản năm 2025: Chủ đầu tư cần tính toán kỹ hơn về giá bán thay vì chạy theo lợi nhuận

3 ngày trước