meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Thị trường bất động sản làm nóng Nghị trường Quốc hội

Thứ năm, 09/06/2022-08:06
Tại phiên chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và Bộ trưởng Bộ Xây dựng chiều 8/6, nhiều Đại biểu Quốc hội đã đặt ra các vấn đề liên quan đến thị trường bất động sản và chính sách tiền tệ dành cho lĩnh vực này.

Thị trường bất động sản có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế

Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân (Đoàn đại biểu tỉnh Cà Mau) nhấn mạnh: Thị trường bất động sản có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế. Do vậy, siết chặt tín dụng đối với bất động sản có thể dẫn đến hệ lụy như thị trường sẽ đình trệ, người nghèo, nhất là người nghèo ở đô thị khó có thể mua được nhà giá rẻ hơn như mong muốn. 


Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân (Đoàn đại biểu tỉnh Cà Mau). Ảnh: Bảo Nguyên
Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân (Đoàn đại biểu tỉnh Cà Mau). Ảnh: Bảo Nguyên

Đại biểu này cũng chỉ rõ, mục đích quản lý của Nhà nước là chống đầu cơ, chống bong bóng bất động sản. Tuy nhiên trên thực tế, vẫn có nhiều doanh nghiệp bất động sản làm ăn nghiêm túc, đúng pháp luật. Từ thực tế trên, đại biểu Lê Thanh Vân đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chỉ rõ các giải pháp về chính sách tiền tệ để bảo đảm cho thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, ổn định.

Dòng tiền đầu tư vào hoạt động kinh doanh bất động sản rất lớn

Đại biểu Quốc hội Đỗ Thị Việt Hà (Đoàn đại biểu tỉnh Bắc Giang) cũng cho biết, thị trường bất động sản đã, đang và dự báo có thể sẽ tiếp tục biến động, tình trạng nhà đầu tư đầu cơ đẩy giá đất lên cao bất thường trong cuộc đấu giá gây sốt ảo bất động sản, bong bóng giá nhà đất, làm lũng đoạn thị trường. Dòng tiền đầu tư vào hoạt động kinh doanh bất động sản rất lớn, trong đó có nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng. Tình trạng này cũng ảnh hưởng đến việc cấp tín dụng, định giá tài sản đảm bảo của các tổ chức tín dụng.


Đại biểu Quốc hội Đỗ Thị Việt Hà (Đoàn đại biểu tỉnh Bắc Giang). Ảnh: Bảo Nguyên
Đại biểu Quốc hội Đỗ Thị Việt Hà (Đoàn đại biểu tỉnh Bắc Giang). Ảnh: Bảo Nguyên

Đại biểu Hà cho rằng cho vay kinh doanh bất động sản vẫn là lĩnh vực rủi ro đối với hoạt động ngân hàng. Do vậy đề nghị Thống đốc chỉ rõ những công cụ, biện pháp toàn diện, mạnh mẽ hơn để quản lý, kiểm soát có hiệu quả hơn nguồn vốn cho vay kinh doanh bất động sản?.

Ngoài ra, có nhiều tổ chức, cá nhân có nhu cầu thực sự được vay vốn tín dụng để mua đầu tư, nhà tự sử dụng tiêu dùng, đặc biệt là nhờ xã hội nhờ dành cho công nhân nhà ở thương mại giá rẻ. Thống đốc có giải pháp chủ yếu như thế nào để tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể trên tiếp cận được nguồn vốn?


Phiên họp chất vấn và trả lời chất vấn về nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực Ngân hàng tại Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XV chiều 8/6. Ảnh: Bảo Nguyên
Phiên họp chất vấn và trả lời chất vấn về nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực Ngân hàng tại Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XV chiều 8/6. Ảnh: Bảo Nguyên

Trả lời các câu hỏi của đại biểu về tín dụng bất động sản, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, chủ trương của Ngân hàng Nhà nước là mở rộng tín dụng phải đi đôi với an toàn và hiệu quả. Bên cạnh đó cần tập trung vốn vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh và kiểm soát vốn vào những lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.

Theo bà Hồng, đối với tín dụng bất động sản là sự quan tâm nhất của hoạt động ngân hàng bởi rủi ro lớn. Bản chất của tín dụng bất động sản là kỳ hạn dài trong khi tiền gửi của hệ thống ngân hàng lại là tiền gửi ngắn hạn.


Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng. Ảnh: Bảo Nguyên
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng. Ảnh: Bảo Nguyên

Chính vì vậy, Ngân hàng Nhà nước có những quy định pháp luật để kiểm soát rủi ro trong lĩnh vực này. Ngân hàng Nhà nước cũng đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng là khi cho vay các khoản vay có tài sản đảm bảo thì phải thường xuyên đồng thời đánh giá lại những tài sản đảm bảo để nhận diện những rủi ro của khoản vay đó.

Chống thất thu thuế trong chuyển nhượng bất động sản

Đại biểu Quốc hội Phan Thái Bình (Đoàn đại biểu tỉnh Quảng Nam) nêu ý kiến về chống thất thu thuế trong chuyển nhượng bất động sản. Đại biểu Bình nhận thấy, các văn bản hướng dẫn không rõ ràng, cho nên dẫn đến các địa phương mỗi nơi áp dụng một kiểu, có cái tình trạng trả hồ sơ đi, trả hồ sơ lại nhiều lần và yêu cầu công dân, doanh nghiệp kê khai thuế nhiều lần.


Đại biểu Quốc hội Phan Thái Bình (Đoàn đại biểu tỉnh Quảng Nam). Ảnh: Bảo Nguyên
Đại biểu Quốc hội Phan Thái Bình (Đoàn đại biểu tỉnh Quảng Nam). Ảnh: Bảo Nguyên

Xuất phát từ việc này, Bộ trưởng Bộ Xây dựng có nêu là do bảng giá đất do UBND cấp tỉnh quy định thấp hơn nhiều lần so với giá thị trường, cho nên tính thuế bị áp theo giá thị trường, hệ lụy xảy ra là khi tính thuế áp theo giá thị trường cao hơn giá của Nhà nước. Nhưng khi thu hồi đất, đền bù giải phóng mặt bằng thì lại áp giá của Nhà nước, sinh ra bất bình đẳng.

Về ý kiến Bộ trưởng Bộ Xây dựng cho rằng việc Bộ Tài chính hướng dẫn phải đúng pháp luật, đại biểu Phan Thái Bình đề nghị Bộ trưởng cho biết là theo quy định pháp luật nào? Trong khi pháp luật quy định: Nếu như hợp đồng thấp hơn giá Nhà nước thì áp giá Nhà nước, nếu như hợp đồng cao hơn thì áp giá tính thuế theo giá được thỏa thuận hợp đồng công chứng.

Đại biểu Quốc hội Phan Thái Bình cũng cho rằng, có trường hợp giá trong hợp đồng chỉ có 500 triệu đồng nhưng sau đó yêu cầu kê khai lại thì lên 10 tỷ, tức là gấp 20 lần. Do đó đề nghị Bộ trưởng cho biết là trường hợp cụ thể nào? Và định mức, hệ số điều chỉnh của tỉnh nào mà điều chỉnh gấp 20 lần như vậy?.

Hoạt động môi giới thiếu kiểm soát, quy hoạch còn nhiều bất cập

Trả lời chất vấn, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cho biết, thị trường bất động sản là một trong những thị trường quan trọng của nền kinh tế, có vai trò quan trọng trong việc thu hút các nguồn lực, tạo ra các tài sản cố định cho nền kinh tế, thúc đẩy nhiều ngành kinh tế và các lĩnh vực khác cùng phát triển, đáp ứng nhu cầu về chỗ ở cho người dân.

Theo Bộ trưởng Bộ Xây dựng, thị trường bất động sản nước ta trong thời gian qua đã có sự phát triển mạnh cả về quy mô, trình độ, năng lực, kinh nghiệm của các chủ thể tham gia thị trường, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế, ổn định vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội của đất nước. Hệ thống chính sách pháp luật liên quan đến lĩnh vực bất động sản đã cơ bản được hoàn thiện gồm Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng và nhiều Nghị định, thông tư được ban hành để tạo điều kiện cho hoạt động đầu tư kinh doanh bất động sản.

Năm 2021 và quý I năm 2022, thị trường bất động sản vẫn có nhiều khó khăn do tác động của dịch bệnh nhưng đã thích ứng và từng bước có chuyển biến, có dấu hiệu phục hồi và phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế đất nước và bảo đảm bảo an sinh xã hội, thị trường bất động sản đang bộc lộ rất hạn chế, bất cập, có những dấu hiệu chưa ổn định, chưa lành mạnh nổi lên như: Hệ thống pháp luật chưa thực sự hoàn thiện, khó khăn về nguồn cung bất động sản, cơ cấu sản phẩm bất động sản chưa phù hợp, giá bất động sản liên tục tăng cao hơn so với thu nhập của người dân, các sàn giao dịch bất động sản hoạt động thiếu ổn định, hoạt động môi giới thiếu kiểm soát, quy hoạch còn nhiều bất cập ở các địa phương…


Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị. Ảnh: Bảo Nguyên
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị. Ảnh: Bảo Nguyên

Để khắc phục những tồn tại hạn chế trên, Bộ Xây dựng đề xuất một số giải pháp như sau:

Thứ nhất, khẩn trương nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến lĩnh vực bất động sản để đảm bảo đồng bộ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc pháp lý, đảm bảo thị trường bất động sản phát triển ổn định, lành mạnh. Đồng thời tăng cường quản lý thị trường bất động sản, tăng nguồn thu, nhất là tạo điều kiện thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, công nhân khu công nghiệp phân khúc thu nhập thấp.

Thứ hai, theo dõi sát tình hình diễn biến thị trường bất động sản để kịp thời có biện pháp ổn định giá; kịp thời tháo gỡ vướng mắc trong thủ tục đầu tư đất đai, quy hoạch xây dựng; bổ sung quy hoạch, bố trí đủ quỹ đất; kiểm soát chặt chẽ được phát hành trái phiếu doanh nghiệp, nhất là trái phiếu riêng lẻ.

Thứ ba, công khai hệ thống thông tin về nhà ở cho thị trường bất động sản; thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật; xử lý hành vi thông tin không chính xác, gây nhiễu loạn, tác động tiêu cực đến hoạt động thị trường tài chính, tín dụng, bất động sản.

Bảo Nguyên
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Giao dịch bất động sản chỉ được công chứng trong phạm vi tỉnh

Vì sao NOXH cho thuê vẫn chưa "hút" nhà đầu tư?

Người dân sẽ được giao đất mà không phải qua đấu giá

Thêm giải pháp duy trì nguồn cung nhà bình dân

Sàn thương mại điện tử xuất hóa đơn giúp minh bạch quản lý thuế, chống gian lận

Chung cư giá dưới 25 triệu đồng/m2 “biến mất”: Đề xuất ưu tiên mở rộng loại đất làm nhà ở bình dân

Xu hướng tái sử dụng đồ cũ hoặc “săn” hàng giảm giá để tiết kiệm chi tiêu trong mùa Giáng sinh

Mức giá cho thuê NOXH tại Hà Nội, TP. HCM, Đà Nẵng, Đồng Nai chênh lệch như thế nào?

Tin mới cập nhật

Bitcoin trượt về mức 90.000 USD, cơn “sốt” tiền điện tử đang hạ nhiệt

14 giờ trước

Huawei chính thức ra mắt hệ điều hành mới, "đoạn tuyệt" với android

14 giờ trước

TP. HCM: 5 công trình tiêu biểu được xếp hạng Di tích Kiến trúc – Nghệ thuật cấp thành phố

14 giờ trước

Giao dịch bất động sản chỉ được công chứng trong phạm vi tỉnh

14 giờ trước

Vì sao NOXH cho thuê vẫn chưa "hút" nhà đầu tư?

14 giờ trước