Thị trường bất động sản khó khăn, các doanh nghiệp làm đủ cách để bám trụ
BÀI LIÊN QUAN
Bất động sản đang có tín hiệu đảo chiều vào năm 2023Bất động sản đi theo chiều nào khi NHNN nới thêm 1,5-2% room tín dụng?Khi nào thị trường bất động sản đủ hấp dẫn để kích hoạt dòng tiền “bắt đáy”?Theo Nhịp sống thị trường, Chủ tịch HoREA cho biết, một số tập đoàn và doanh nghiệp bất động sản phải cắt giảm nhân sự, thu hẹp quy mô đầu tư, giảm lương, đối vốn buộc phải vay nóng và thậm chí là bán bất động sản với giá chiết khấu tới một nửa hay chuyển nhượng các dự án có giá hời… do thị trường bất động sản gặp nhiều khó khăn.
“Hết tiền” - Câu cửa miệng của cả doanh nghiệp, nhà đầu tư đến môi giới bất động sản
Khoảng nửa năm nay, thị trường bất động sản rơi vào khó khăn, nổi bật là câu chuyện về nguồn vốn và thanh khoản. Tình trạng hiện nay khi môi giới gọi điện cho khách hàng đều nhận được câu trả lời là “Hết tiền”.Các kênh vốn đa dạng, vì sao thị trường bất động sản vẫn gặp khó?
Theo phân tích của giới chuyên gia, vốn đầu tư vào thị trường bất động sản ở Việt Nam đến từ 5 nguồn gồm: Vốn tự có của doanh nghiệp, vốn đầu tư nước ngoài, vốn huy đồng từ nhà đầu tư, vốn từ các tổ chức tín dụng và vốn huy động từ thị trường chứng khoán.Bất động sản nhà ở “đóng băng”
Theo đánh giá của VNDirect, thị trường bất động sản nhà ở đang trong một mùa đông khắc nghiệt. Thế nhưng, lần này, chu kỳ giảm được kỳ vọng ít nghiêm trọng hơn và xảy ra trong giai đoạn ngắn hơn so với hồi năm 2011-2013.Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) chiều ngày 8/12 đã đưa ra đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét có thể bổ sung khắc phục một số khó khăn cấp bách của thị trường bất động sản ở Kỳ họp bất thường của Quốc hội lần thứ 2.
Doanh nghiệp bất động sản nỗ lực để tồn tại
“Thị trường bất động sản đang gặp nhiều khó khăn với thanh khoản cùng sức mua giảm mạnh, thiếu dòng tiền và nguồn cung nhà ở. Cùng với đó là cơ cấu sản phẩm nhà ở không phù hợp, thiếu nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân và nhà ở giá vừa túi tiền trong khi lại dư thừa nhà ở cao cấp. Chưa hết, giá nhà không ngừng tăng, nằm ngoài khả năng tài chính của hầu hết người dân nên khó có thể tạo lập được nhà ở”, theo Chủ tịch HoREA - ông Lê Hoàng Châu.
Ông Châu cho biết hiện nay, thị trường bất động sản gặp vướng mắc lớn nhất là vướng mắc pháp lý. Những khúc mắc liên quan đến yếu tố pháp lý chiếm tới 70% khó khăn của các dự án bất động sản, nhà ở. Thị trường bất động sản có thể trượt vào cuộc suy thoái, khủng hoảng. Từ đó có thể kéo theo suy thoái, khủng hoảng của nền kinh tế và ảnh hưởng tiêu cực đến mục tiêu giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, an sinh xã hội nếu không có những giải pháp kịp thời xử lý hiệu quả.
Một số Tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản buộc phải thu hẹp quy mô đầu tư sản xuất kinh doanh bằng cách dừng hoặc tạm hoãn hoạt động thi công xây dựng, đầu tư một số dự án công trình, tạm ngừng triển khai những dự án mới, dừng phát hành cổ phiếu tăng vốn hay dừng IPO… vì thị trường bất động sản đang gặp nhiều khó khăn. Điều đó gây ảnh hưởng tới khả năng hồi phục và tăng trưởng của nền kinh tế, kéo theo giảm nguồn thu ngân sách nhà nước trực tiếp.
Có không ít tập đoàn và doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản đã phải đơn giản hóa bộ máy tối đa, giảm thiểu lực lượng lao động, thậm chí có tập đoàn giảm tới trên dưới một nửa lực lượng lao động, ảnh hưởng tới vấn đề an sinh xã hội và ảnh hưởng tới nhiều hộ gia đình hay giảm lương tác động tới cuộc sống của nhiều người lao động, hay công nhân xây lắp, nhân viên môi giới, đặc biệt là khi Tết Quý Mão 2023 đang cận kề.
Ngoài ra, ông Châu cũng cho biết một số Tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản cũng khát vốn buộc phải vay vốn ngoài xã hội (tín dụng đen) với mức lãi suất cao vốn nhiều rủi ro hoặc hải bán bớt tài sản, bán sản phẩm bất động sản, nhà ở với chiết khấu sâu lên tới 40-50% giá hợp đồng hay chuyển nhượng dự án vì tắc nghẽn nguồn vốn tín dụng, nguồn vốn trái phiếu và cả nguồn vốn huy động từ các khách hàng. Theo đó, tạo ra cơ hội đối với khách hàng mua với mức giá rẻ hơn, tuy nhiên cũng tiềm ẩn những rủi ro vì đó là sản phẩm hình thành trong tương lai.
Ngoài ra, việc chuyển nhượng dự án với mức giá hời có thể tạo nên lợi thế cho các nhà đầu tư quốc có sẵn tiềm lực về tài chính mạnh đứng trước cơ hội thâu tóm những dự án tốt, thương hiệu mạnh, có khả năng giảm lợi thế của những doanh nghiệp nội địa vốn đang thống trị thị trường bất động sản hiện tại.
Tháo gỡ những khó khăn cho thị trường bất động sản
HoREA đề nghị lên Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Kỳ họp bất thường của Quốc hội lần thứ hai xem xét và cho phép các tập đoàn, doanh nghiệp địa ốc chuyển nhượng dự án bất động sản được làm theo Điều 10 Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/06/2017 của Quốc hội khóa 14 “Về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng”, qua đó cho phép chuyển nhượng tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu là dự án địa ốc khi dự án đã có quyết định cho thuê đất, giao đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhằm khai thông hoạt động chuyển nhượng, sáp nhập dự án nhà ở (M&A), bất động sản và để xử lý các dự án bất động sản, nhà ở đang bị tạm dừng do chủ đầu tư yếu kém về năng lực.
Hiệp hội đề nghị Chính phủ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và bố trí nguồn vốn ngân sách cấp bù lãi suất tín dụng ưu đãi, cho phép các ngân hàng thương mại cho người mua nhà để ở, người mua nhà lần đầu được vay tiền với mức lãi suất hợp lý để mua nhà ở thương mại, nhà ở xã hội với mức giá đề xuất không vượt quá 1,8 tỷ đồng/ căn, vì đa số người mua nhà ở xã hội những năm qua đã phải vay với mức lãi suất thương mại 9-10%/ năm.
Tính đến giải pháp trong trung và dài hạn, Hiệp hội đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo những cơ quan có thẩm quyền tập trung nỗ lực triển khai Nghị quyết 18-NQ/TW với mục tiêu cụ thể, phải hoàn thành sửa đổi Luật Đất đai năm 2013 và một số luật liên quan, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ đến năm 2023.