meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Bất động sản đi theo chiều nào khi NHNN nới thêm 1,5-2% room tín dụng?

Thứ sáu, 09/12/2022-08:12
Mới đây, Ngân hàng Nhà nước đã có quyết định điều chỉnh hạn mức tín dụng thêm khoảng 1,5-2% cho toàn hệ thống. Thông tin này được đánh giá là động thái kịp thời, tích cực với nền kinh tế, đặc biệt là đối lĩnh vực bất động sản trong giai đoạn hiện nay.

Thông tin nhiều người mong đợi

Ngân hàng nới room tín dụng có lẽ là thông tin được người dân và doanh nghiệp mong chờ trong suốt thời gian qua. Đặc biệt đối với lĩnh vực bất động sản - ngành vốn đang gặp nhiều khó khăn nguồn vốn từ khi nguồn tín dụng bị thắt chặt trong những tháng qua. Từ khi nguồn vốn tín dụng bị ngân hàng siết lại, các kênh có thể huy động vốn như trái phiếu cũng bị gián đoạn đã ngay lập tức khiến thị trường bất động sản chững lại.

Trước những mong ngóng từ thị trường, mới đây, Ngân hàng Nhà nước đã có quyết định điều chỉnh hạn mức tín dụng thêm khoảng 1,5-2% cho toàn hệ thống. Qua đó sẽ nâng mức tăng trưởng tín dụng cho cả năm 2022 lên 15,5 - 16 %. Với mức điều chỉnh này, sẽ có ít nhất hơn 15.000 tỷ đồng sẽ được phân bổ cho các ngân hàng.

Trước đó, Ngân hàng Nhà nước cũng đã có một đợt nới hạn mức tăng trưởng tín dụng đến các ngân hàng để đạt mục tiêu tăng trưởng lên 14% cho năm 2022. 

anh-tien-4-1670428481.jpg
Ngân hàng Nhà nước đã có quyết định điều chỉnh hạn mức tín dụng thêm khoảng 1,5-2% cho toàn hệ thống. (Ảnh minh họa)

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho biết, từ đầu năm đến nay, thị trường bất động sản bao gồm cả người dân lẫn doanh nghiệp đều rất khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn. Nhiều doanh nghiệp mất thanh khoản do thiếu dòng tiền hoặc dòng tiền bị âm. Do đó, thông tin Ngân hàng Nhà nước nới room tín dụng khiến người dân và doanh nghiệp rất phấn khởi, giúp nền kinh tế và sản xuất kinh doanh trong giai đoạn cao điểm được hỗ trợ nguồn vốn.

Tuy nhiên, đối tượng có thể tiếp cận được nguồn vốn tín dụng phải là những chủ đầu tư, danh nghiệp, người mua nhà ở có đầy đủ cơ sở pháp lý cũng như tính khả thi hoặc đang xây dựng dở dang, nhất là đối với các dự án sắp hoàn thành xây dựng, dự án vừa túi tiền với đa số người tiêu dùng. Và các dự án đó phải là các doanh nghiệp, thương hiệu có uy tín.. thực hiện.

"Với nguồn vốn này, tôi nghĩ nó sẽ có tác động tích cực và lan tỏa đến thị trường trái phiếu, góp phần giúp doanh nghiệp bất động sản vượt qua giai đoạn khó khăn, dần trở thành kênh huy động vốn xã hội hóa quan trọng" - Chủ tịch Lê Hoàng Châu nhận định.

Thị trường liệu có "ấm lên"?

Bình luận về động thái nới “room” tín dụng của Ngân hàng Nhà nước , ông Nguyễn Anh Quê, Giám đốc Tập đoàn G6 cho rằng, đây là tín hiệu tích cực cho toàn bộ ngành nghề trong nền kinh tế nói chung cũng như thị trường bất động sản nói riêng.

Ông Quê cũng cho rằng, việc Ngân hàng Nhà nước nới room tín dụng lần thứ hai cũng cho các nhà đầu tư thấy việc Chính phủ đang có những tín hiệu nhằm giải cứu ngành bất động sản.

“Điều này sẽ giúp các nhà đầu tư lạc quan hơn, không rút khởi thị trường ở giai đoạn này. Thứ nhất, đối với các nhà đầu đang băn khoăn về thị trường, có nên bán với giá thấp để thu hồi nguồn vốn và chuyển sang thị trường khác hay không? Thì khi thấy tín hiệu tích cực này, nhà đầu tư sẽ ở lại thị trường.

Thứ hai, đối với các nhà đầu tư đang phải gồng gánh lãi suất, lãi suất vốn họ cũng phải cân đối tính toán trong thời gian ngắn hạn (quý I,II/2022), liệu có gắng gượng tiếp được nữa hay không và không bán cắt lỗ sâu” – ông Quê nhận định.

Ông Quê cũng cho rằng, thông tin bổ sung nguồn vốn lần này sẽ tạo hiệu ứng tích cực cho thị trường và sẽ làm giảm hiện tượng cắt lỗ sâu, giảm nguy cơ khủng hoảng hay đóng băng thị trường.

anh-10-1670429715.jpg
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA).

Đồng quan điểm, ông Phạm Đức Toản, Giám đốc Cty Cổ phần EZ cho rằng, việc nới room tín dụng vào những tháng cuối năm là tín hiệu tích cực đẩy thanh khoản của thị trường bất động sản sôi động trở lại. Tuy nhiên, thị trường hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần phải được giải quyết, đặc biệt là các dự án ở các đô thị lớn như TP.HCM và Hà Nội - nguyên nhân khiến nguồn cung khan hiếm. Bên cạnh đó, việc định giá đất, tiền sử dụng đất chính quyền địa phương không dám làm khiến nhiều dự án vẫn treo dù chủ đầu tư đã làm xong hạ tầng.

"Dòng tiền từ vốn tín dụng chảy vào cũng chỉ được xem là giải cứu ngắn hạn cho dịp Tết. Nhưng với tình hình như hiện nay, nếu nhanh thì đến hết năm 2023 mới có khả năng tính toán nhịp mới và sang tới năm 2024 thì thị trường mới bình ổn được"- ông Toản nói.

Dưới góc độ của một nhà thầu xây dựng, ông Lê Viết Hải, Chủ tịch Tập đoàn Hòa Bình cũng cho rằng, thông tin nới room tín dụng rất được thị trường quan tâm. Điều này cũng sẽ giúp cho thị trường ấm lên, duy trì tích cực thì ngành xây dựng cũng sẽ có việc làm.

"Nếu các chủ đầu tư không vay được vốn thì cũng không có tiền chi trả cho các nhà thầu, kéo theo đó là khó khăn dây chuyền" - ông Hải nhận định.

Ông Hải cũng cho rằng, đối với các nhà đầu tư uy tín thì không có lý do gì kiểm soát chặt tín dụng. Bên cạnh đó, cũng cần tạo điều kiện cho các đối tượng mua nhà có nhu cầu ở thực. Đây cũng là giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường.

Theo Chủ tịch Tập đoàn Hòa Bình, nếu vốn ngân hàng cứ để yên thì sẽ gây lãng phí rất lớn về nguồn lực xã hội, gây khó khăn cho chính hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, việc điều chỉnh tín dụng cũng cần phải thận trọng nhưng trên cơ sở thực tế của thị trường.

Dẫn chứng từ Chỉ thị 13 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản cũng nêu rõ "không siết chặt tín dụng một cách bất hợp lý, nhưng tăng cường kiểm tra, giám sát, không buông lỏng quản lý Nhà nước". Đồng thời việc điều hành phải kết hợp hài hòa, hợp lý, hiệu quả giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ, không điều hành chính sách "giật cục," không chuyển trạng thái đột ngột từ "nới lỏng" sang kiểm soát chặt chẽ hoặc ngược lại.

Minh Anh
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

Lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội giảm từ năm 2025

Bảng giá đất mới của Hà Nội: Cần kiểm soát hiệu quả, ngăn chặn tình trạng đầu cơ

Thủ tục pháp lý “cản bước” M&A bất động sản

Chuyên gia: Một lượng vốn khổng lồ vẫn đang “luẩn quẩn” ở thị trường bất động sản miền Bắc

Cuộc sống người dân đảo lộn vì cứ cuối năm lại đào xới vỉa hè

Tin mới cập nhật

Amazon gây sức ép cho các đối tác bán hàng trên Temu

1 ngày trước

Nga bắt đầu sử dụng bitcoin trong giao dịch quốc tế

1 ngày trước

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

1 ngày trước

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

1 ngày trước

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

1 ngày trước