Team Leader là gì? Team Leader cần có những kỹ năng gì?
BÀI LIÊN QUAN
Nhà quản lý là gì? Kỹ năng làm quản lý bạn cần phải biết!Kỹ năng quan sát và phương pháp rèn luyện kỹ năng quan sátKỹ năng quản lý thời gian hiệu quả cho sinh viên và người mới đi làmTeam Leader là gì?
Team Leader có thể hiểu một cách đơn giản là người lãnh đạo và chịu trách nhiệm cao nhất trong một đội nhóm. Công việc của Team Leader là phân bố công việc và đánh giá hiệu suất làm việc của từng thành viên trong nhóm.
Họ sẽ là người chịu trách nhiệm trong việc đào tạo nhân lực. Cùng với đó là hướng dẫn thành viên trong nhóm cách làm việc để tạo được kết quả đúng như những gì mà nhóm đã đặt ra.
Bên cạnh đó, Team Leader là người có tầm nhìn và có khả năng quan sát. Họ đánh giá vấn đề một cách nhạy bén và kịp thời để có được những đề xuất phù hợp. Đương nhiên, một Team Leader cần có khả năng huấn luyện đội, nhóm. Để từ đó, mọi người trong nhóm đều có thể làm tốt công việc mà họ đang được giao phó.
Leadership là gì?
Leadership là kỹ năng lãnh đạo, khả năng dẫn dắt của người trưởng nhóm trong việc điều hành một nhóm hoặc một tổ chức. Leader sẽ dùng lời nói và hành động của mình để tiếp thêm động lực giúp các cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Có thể nói, leader có vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của đội nhóm. Đôi khi sẽ quyết định tới thành công hay thất bại của cả một tập thể. Vậy, những kỹ năng để làm một Team Leader là gì? Theo dõi ngay sau đây nhé.
Các kỹ năng cần có của một Team Leader là gì?
Kỹ năng cần có của Team Leader là gì thì nhóm mới hoạt động tốt? Dưới đây là một số yếu tố để giúp bạn trở thành một đội trưởng giỏi và làm tốt nhiệm vụ.
- Kỹ năng quản lý
Bạn cần phải nắm bắt được rõ ràng tiến độ công việc cũng như theo sát cho đến khi mục tiêu được hoàn thành. Tuy vậy, tùy thuộc vào từng trường hợp thì các lãnh đạo cũng cần phải chọn thời điểm thích hợp để lùi lại hậu trường nhằm tạo sự chủ động trong đội nhóm của mình.
- Tạo động lực cho đội nhóm
Đây là nhiệm vụ rất quan trọng mà một người Team Leader cần phải đảm nhận. Lãnh đạo luôn phải là người biết cách để có thể khơi dậy động lực làm việc của mọi thành viên dưới quyền.
- Hiểu rõ từng thành viên của team
Với các thành viên mới gia nhập nhóm, các leader cần phải trao đổi, làm quen với thành viên mới trước khi quyết định bắt tay vào công việc. Bạn cần phải tạo điều kiện để thành viên mới được làm quen với công việc. Như vậy mới có thể giúp hiệu quả công việc được nhanh chóng.
- Hỗ trợ tối đa mọi thành viên
Đối với một Team Leader, công việc của họ hoàn toàn không nhẹ nhàng như nhiều người nghĩ. Họ không phải chỉ phân công công việc rồi ngồi chơi đợi kết quả tới. Một lãnh đạo giỏi là người phải sẵn sàng hỗ trợ tối đa cho các thành viên trong đội nhóm khi họ gặp khó trong công việc.
Các công việc chính của một Team Leader là gì?
Bạn đã hiểu khái niệm Team Leader là gì. Vậy công việc chính của họ là gì? Chúng tôi sẽ bật mí ngay sau đây.
Phối hợp và phân chia nhiệm vụ cho các thành viên
Đây là một trong những công việc quan trọng nhất của Team Leader. Công việc của team có hiệu quả hay không? Có đạt đúng những KPIs đề ra lúc đầu hay không? Điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng phân chia, phối hợp nhiệm vụ của Team Leader.
Team Leader sẽ nắm rõ khả năng của từng, thế mạnh và điểm yếu của các thành viên để giao những công việc phù hợp. Đảm bảo hoàn thành công việc một cách trơn tru nhất. Khi nhân viên được giao những công việc sở trường chắc chắn họ có thể tạo ra kết quả xuất sắc nhất. Vậy nên một Team Leader có khả năng phát hiện ra năng lực thật sự thành viên là điều rất cần thiết.
Tìm kiếm và tập hợp thành viên xuất sắc
Những thành viên có năng lực giúp tăng năng suất làm việc và mang lại kết quả làm việc tốt nhất cho cả team. Điều đó không có nghĩa là đội nhóm của bạn bắt buộc tất cả các thành viên đều xuất sắc. Chỉ cần một số trong các thành viên là người có khả năng sáng tạo tốt. Quan trọng là họ có thể phối hợp ăn ý với các thành viên khác và cùng giúp nhau phát triển.
Để làm được điều này, Team Leader cần cố gắng khai thác tính cách, năng lực chuyên môn của từng ứng viên. Như vậy mới có thể nắm được chính xác nhất cách nhân viên triển khai vấn đề. Từ đó, đưa ra những phương pháp làm việc làm việc phù hợp với từng thành viên trong nhóm.
Kiểm soát được công việc, đưa ra điều chỉnh kịp thời
Là một Team Leader, bạn có thể không cần phải làm hết tất cả mọi việc nhưng phải nắm được tiến độ hoàn thành nhiệm vụ. Vì trách nhiệm chính của Team Leader là quản lý và giám sát. Bạn phải là người đầu tiên nhìn thấy được các vấn đề với công việc để đưa ra hướng giải quyết kịp thời. Tránh làm ảnh hưởng đến tiến độ chung của cả nhóm.
Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa trưởng nhóm là người được quyền giám sát. Tất cả các thành viên đều có thể tham gia vào quá trình đó. Các thành viên cũng có thể theo dõi tiến độ, tự điều chỉnh và đóng góp ý kiến trong quá trình làm việc. Điều quan trọng nhất là cần tạo sự đoàn kết với cả team để đạt được hiệu quả cao trong công việc.
Thực hiện kết nối các thành viên ở trong team
Bên cạnh việc quản lý, chỉ đạo và phân công nhiệm vụ cho từng cá nhân. Leader còn phải là người kết nối các thành viên lại với nhau. Trong quá trình làm việc nhóm, chắc chắn sẽ có tranh luận, đưa ra các ý kiến đóng góp để hoàn thiện hơn.
Vai trò của người leader lúc này là thống nhất những ý kiến, giải quyết những tranh cãi để hòa hợp team với nhau. Ngoài ra, các thành viên trong team cũng cần hỗ trợ nhau để hoạt động nhóm được hiệu quả hơn.
Đảm bảo sự cân bằng trong team
Mỗi dự án đều có rất nhiều công đoạn, hoạt động khác nhau. Mỗi thành viên trong team sẽ thực hiện một nhiệm vụ riêng. Do đó, leader cần phải có kế hoạch cụ thể và những phương án tối ưu để bằng được lượng công việc trong team. Từ đó xử lý, giải quyết kịp thời những sự cố, vấn đề phát sinh của từng khâu, từng hoạt động.
Không những vậy, leader còn cần phải cân bằng được tính cách của từng thành viên. Để từ đó đánh giá tiềm năng, thế mạnh của từng người để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp trong team.
Lời kết
Qua bài viết trên, chúng tôi đã giúp bạn hiểu rõ Team Leader là gì. Là một Team Leader, bạn không chỉ là người giúp cả team đạt được kết quả tốt nhất. Bạn còn phải luôn sẵn sàng để gánh chịu trách nhiệm khi không đạt kết quả như mong đợi. Hy vọng các kỹ năng của Team Leader trong bài viết sẽ giúp bạn trau dồi thêm cho bản thân mình.