Nhà quản lý là gì? Kỹ năng làm quản lý bạn cần phải biết!
BÀI LIÊN QUAN
Quản lý khách hàng là gì? Những điều liên quan đến quản lý khách hàng mà bạn cần biếtProject scope là gì? Những điều chưa biết về công việc quản lý phạm vi dự ánEndpoint là gì? Vai trò của Endpoint trong quản lý bảo mậtNhà quản lý là gì?
Quản lý là cách thức quản trị tổ chức, doanh nghiệp hoặc công ty. Thông qua các hoạt động như tổ chức, điều chỉnh lực lượng lao động để hoàn thành mục tiêu, định hướng của tổ chức, doanh nghiệp. Quản lý là quá trình phức tạp phân phối các nguồn lực như nhân lực, công nghệ, tài chính để tạo điều kiện phát triển chiến lược kinh doanh, kế hoạch sản xuất.
Nhà quản lý là người làm việc trong tổ chức (có thể là đứng đầu cả tổ chức hoặc đứng đầu một bộ phận). Nhà quản lý có khả năng điều khiển công việc của người khác và chịu trách nhiệm trước kết quả hoạt động của họ. Nhà quản lý là người lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát con người, tài chính, vật chất và thông tin một cách có hiệu quả để đạt được mục tiêu.
Khái niệm nhà quản lý đã xuất hiện từ sớm, mô tả người đứng đầu một tổ chức hoặc đứng đầu một bộ phận trong doanh nghiệp, công ty. Những nhà quản lý sẽ vận dụng kỹ năng, năng lực chuyên môn để làm việc vì mục tiêu chung của doanh nghiệp.
Mỗi nhà quản lý lại có cách quản lý nhân viên riêng biệt phù hợp với quy mô và cách thức hoạt động của công ty, doanh nghiệp. Tùy theo từng lĩnh vực mà nhà quản lý lựa chọn phương án quản lý linh hoạt sao cho phù hợp, hiệu quả.
Hầu hết các lĩnh vực trong kinh tế, xã hội đều cần đến sự hỗ trợ từ những nhà quản lý, tiêu biểu như các lĩnh vực: quản lý hành chính, quản lý thông tin, quản lý quan hệ khách hàng, quản lý con người, quản lý trang thiết bị, quản lý hoạt động, quản lý nhân sự, quản lý thời gian, quản lý hệ thống, quản lý nghệ sĩ, quản lý giáo dục, quản lý tiếp thị…
Trong thực tế, vị trí quản lý thường được chia thành 3 cấp độ, bao gồm: quản lý cấp cao (Tổng giám đốc, CEO…), quản lý cấp trung (trưởng phòng, quản lý…), quản lý cấp cơ sở (trưởng team…)
Công việc chi tiết của mỗi nhà quản lý
Khi làm việc tại vị trí nhà quản lý, bạn cần ý thức rõ vai trò của bản thân để làm việc hiệu quả hơn. Những công việc mà nhà quản lý cần thực hiện bao gồm:
Vai trò giao tiếp, tạo dựng các mối quan hệ
Nhà quản lý là gương mặt đứng đầu tổ chức hoặc bộ phận của doanh nghiệp nên có vai trò giao tiếp, liên kết tổ chức với các mối quan hệ bên ngoài. Không chỉ vậy họ còn phụ trách duy trì và nâng cao chất lượng các mối quan hệ, giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả kinh doanh tối ưu.
Vai trò cung cấp thông tin
Nhà quản lý là người thu thập, tổng hợp và báo cáo thông tin từ cấp dưới tới quản lý cấp cao hơn. Bên cạnh đó, nhà quản lý cũng nhận thông từ cấp trên và phổ cập tới nhân viên dưới quyền mình. Ngoài ra, nhà quản lý cần nắm rõ thông tin về doanh nghiệp, sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp nhằm quảng bá thương hiệu và tạo dựng uy tín với đối tác, khách hàng.
Vai trò đưa ra quyết định
Nhà quản lý chịu trách nhiệm giải quyết các vấn đề bên trong tổ chức, các khúc mắc của nhân viên trong quá trình làm việc và cống hiến. Ngoài ra, nhà quản lý cũng có vai trò quan trọng trong việc đóng góp ý kiến nhằm hoàn thiện và phát triển hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Những lưu ý cần nắm rõ khi làm việc tại vị trí quản lý
Nhà quản lý là vị trí công việc có trách nhiệm cao cả đối với sự phát triển của doanh nghiệp, công ty. Chính vì vậy, bạn cần đảm bảo một số tiêu chí làm việc như:
Kiến thức chuyên môn
Kiến thức chuyên môn sâu rộng sẽ giúp nhà quản lý xây dựng kế hoạch công việc, phát triển kinh doanh phù hợp. Đồng thời, dễ dàng phát hiện những sai sót trong công việc và nhận được sự coi trọng của cấp dưới.
Khả năng tư duy tốt
Nhà quản lý cần có khả năng tư duy để quyết định đúng đắn khi phân phối các nguồn lực về tài chính, con người… giúp nâng cao hiệu quả hoạt động. Khả năng tư duy logic, linh hoạt giúp nhà quản lý tận dụng tối ưu hoá khả năng làm việc của mọi nhân viên.
Khả năng lãnh đạo
Đây là kỹ năng không thể thiếu đối với vị trí nhà quản lý. Khả năng lãnh đạo giúp bạn phân công công việc hợp lý, phù hợp với năng lực của nhân viên. Nhà quản lý có khả năng lãnh đạo tạo ra sự tin tưởng, uy tín trong tâm trí nhân viên và thúc đẩy động lực làm việc, cống hiến vì sự phát triển chung của doanh nghiệp.
Khả năng quản lý
Đây là kỹ năng hàng đầu mà mỗi nhà quản lý cần rèn luyện, trau dồi. Quản lý hiệu quả công việc, thời gian và các nguồn lực trong kinh doanh giúp nhà quản lý tối đa hoá lợi nhuận, tiết kiệm chi phí và tìm kiếm được những cơ hội thăng tiến xa hơn.
Kỹ năng linh hoạt, giải quyết tình huống
Đây là kỹ năng giúp nhà quản lý thích nghi với môi trường làm việc, đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh với nhiều biến động của thị trường hiện nay. Kỹ năng giải quyết tình huống sẽ giúp nhà quản lý ứng phó kịp thời với những phát sinh trong quá trình công tác một cách nhanh chóng, chính xác, hiệu quả.
Tinh thần trách nhiệm
Ngoài việc quản lý nhân viên, nhà quản lý cũng là người phụ trách kết nối giữa đại diện ban lãnh đạo và các cấp nhân viên cấp cơ sở. Tinh thần trách nhiệm là một yêu cầu cao và đòi hỏi sự kỷ luật, dũng cảm ở mỗi người đảm nhiệm nó.
Hy vọng bài viết chi tiết, đầy đủ trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ khái niệm, công việc của một nhà quản lý chuyên nghiệp và có những lựa chọn phù hợp giúp nâng cao năng lực chuyên môn, hoàn thành mục tiêu đặt ra.