Tập đoàn là gì? Tìm hiểu điều kiện để thành lập tập đoàn
BÀI LIÊN QUAN
Thế nào là công ty TNHH và thế mạnh của loại hình kinh doanh này là gì?Mô hình 7S là gì? Những thông tin cần biết về mô hình quản lý 7SAIDA là gì? Tìm hiểu các yếu tố trong mô hình AIDATập đoàn là gì?
Tập đoàn là sự liên kết của hai hay nhiều công ty có hoạt động kinh doanh khác nhau tạo thành một công ty có quy mô quản lý lớn và phức tạp. Ý nghĩa tập đoàn có thể hình dung như công ty mẹ và một số công ty con không cạnh tranh lẫn nhau.
Tập đoàn kinh tế là công ty có mối quan hệ với nhau thông qua sở hữu cổ phần, vốn góp hoặc liên kết khác. Đây không phải loại hình thuộc doanh nghiệp, không sở hữu tư cách pháp nhân đồng thời cũng không phải đăng ký thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
Tập đoàn kinh tế là công ty hoạt động theo cấp bậc công ty mẹ, công ty con và các công ty thành viên khác. Các công ty này hoạt động kinh doanh dưới sự quản lý điều hành, lãnh đạo của tập đoàn nhưng có quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp.
Cơ cấu tổ chức của tập đoàn là gì?
Tổ chức trong tập đoàn kinh tế là sự kết hợp của công ty mẹ và các công ty con, thành viên. Các công ty trong tập đoàn kinh tế đều có quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp độc lập theo quy định của Pháp luật.
Một công ty được coi là công ty mẹ của công ty con khác nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần của công ty đó.
- Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm đa số hay tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc của công ty đó.
- Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung vào điều lệ của công ty.
Để phân biệt rõ cấp bậc, chỉ công ty mẹ mới được đầu tư góp vốn chủ sở hữu hoặc mua cổ phần của công ty con. Còn công ty con sẽ không được đầu tư vốn mua cổ phần của công ty mẹ.
Ngoài ra các công ty con hoạt động dưới sự quản lý của cùng công ty mẹ không được sở hữu chéo lẫn nhau bằng cách mua cổ phần hay cùng góp vốn.
Theo quy định về quyền của công ty con trong bộ Luật Doanh nghiệp, các công ty có cùng công ty mẹ là doanh nghiệp có vốn đầu tư của nhà nước ít nhất 65%. Sẽ không được cùng nhau góp vốn thành lập doanh nghiệp theo quy định của bộ Luật.
Sự quản lý của tập đoàn
Khái niệm tập đoàn là gì đã được cung cấp rất chi tiết, tiếp theo đây chúng ta cùng đi tìm hiểu về quản lý của tập đoàn:
- Trong tập đoàn, công ty mẹ, công ty con thành viên có quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp độc lập theo quy định. Nghĩa là hoạt động riêng một lĩnh vực và có các cấp bậc quản lý như doanh nghiệp.
-Tùy thuộc vào loại hình của công ty con, công ty mẹ thực hiện quyền và nghĩa vụ với tư cách là chủ sở hữu, cổ đông hoặc thành viên.
- Hợp đồng, giao dịch diễn ra giữa công ty mẹ và các công ty con đều phải được thực hiện độc lập, bình đẳng theo điều kiện với các chủ thể pháp lý độc lập.
- Công ty mẹ phải chịu trách nhiệm trong trường hợp công ty con thực hiện các hoạt động trái với lĩnh vực kinh doanh đăng ký. Hay trường hợp công ty con không mang lại lợi nhuận, không đền bù hợp lý trong năm tài chính có liên quan.
- Trong công ty mẹ, đối tượng nào can thiệp buộc công ty con thực hiện hoạt động kinh doanh không theo thông lệ sẽ có trách nhiệm cùng công ty mẹ giải quyết hậu quả, gánh chịu thiệt hại.
- Nếu công ty mẹ đã gây ra thiệt hại cho công ty con nhưng không chịu đền bù. Chủ nợ, cổ đông, những người chỉ sở hữu ít nhất 1% vốn điều lệ cũng có quyền nhân danh công ty con đứng ra đòi đền bù thiệt hại cho tài sản.
Một số khái niệm khác liên quan đến tập đoàn là gì?
Bên cạnh định nghĩa về tập đoàn, còn một số khái niệm liên quan gồm:
Tập đoàn kinh tế nhà nước là gì?
Tập đoàn kinh tế nhà nước là các công ty có quy mô lớn liên kết dưới hình thức công ty mẹ, công ty con và các hình thức khác. Từ đó tạo thành tổ hợp các doanh nghiệp gắn bó chặt chẽ và lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác.
Trong đó, công ty mẹ là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc giữ quyền chi phối theo quyết định của Chính phủ. Công ty con của doanh nghiệp cấp I do các doanh nghiệp cấp I giữ quyền chi phối, tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, trách nhiệm hữu hạn một hoặc hai thành viên trở lên.
Tìm hiểu về tập đoàn kinh tế tư nhân
Tập đoàn là gì đã được làm rõ, vậy định nghĩa tập đoàn kinh tế tư nhân là gì? Tập đoàn kinh tế tư nhân được hình thành bằng sự tăng trưởng quy mô và mở rộng phạm vi hoạt động của chính các doanh nghiệp.
Việc hình thành tập đoàn hoàn toàn là do nhu cầu và nội lực của doanh nghiệp mà không có bất cứ quyết định chuyển đổi hay sắp xếp hành chính nào. Tập đoàn có thể nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc giữ cổ phần, vốn góp chi phối tại các công ty con.
Trong tập đoàn kinh tế tư nhân, công ty mẹ và công ty con được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần theo quy định của luật doanh nghiệp hoặc của pháp luật liên quan. Các công ty hợp thành tập đoàn kinh tế có quyền, nghĩa vụ, cơ cấu tổ chức quản lý và hoạt động phải phù hợp với quy định của luật doanh nghiệp
Điều kiện để thành lập tập đoàn là gì?
Để vươn tới vị trí là một tập đoàn, trước hết doanh nghiệp đó phải hoạt động và đáp ứng các điều kiện sau:
- Trong 3 năm liên tiếp phải liền kề trước năm được lựa chọn thành lập tập đoàn phải kinh doanh có lãi.
- Mức độ tài chính doanh nghiệp đảm bảo an toàn theo đánh giá của chủ sở hữu. So với các tổ chức cùng ngành, lĩnh vực hoạt động, trình độ nhân lực và năng suất lao động phải cao hơn mức trung bình.
- Công nghệ sản xuất, trang thiết bị kinh doanh ở mức tiên tiến, quản lý hiện đại thường xuyên được cải tiến, chuyển giao công nghệ mới.
- Quản lý có hiệu quả cổ phần, vốn góp tại các doanh nghiệp khác. Hoạt động trong phạm vi toàn quốc và nước ngoài.
Các doanh nghiệp dự kiến thành lập tập đoàn là gì cũng phải đáp ứng các điều kiện cơ bản sau:
- Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh chủ yếu thuộc lĩnh vực sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ đặc biệt quan trọng trong bảo đảm an ninh quốc gia về kinh tế.
- Tạo nền tảng về hạ tầng kinh tế quốc gia, tạo động lực nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế nhà nước.
- Các ngành, lĩnh vực kinh doanh nằm trong danh sách được xem xét để thành lập tập đoàn kinh tế trong từng thời kỳ do Thủ tướng Chính phủ quy định.
Lời kết
Bài viết trên đây đã được chia sẻ rất đầy đủ về tập đoàn là gì cũng như cơ cấu, điều kiện thành lập tập đoàn. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích đối với bạn đọc!