Tầng trệt là gì? Phân biệt với tầng lửng & mẫu thiết kế đẹp
Hiện nay, tầng trệt hay lầu trệt xuất hiện rất nhiều trong các công trình xây dựng. Khi diện tích đất hạn hẹp việc xây dựng lầu trệt sẽ tăng thêm được không gian. Tuy nhiên vẫn có người chưa hiểu rõ về thuật ngữ này. Bài viết dưới dưới đây sẽ giải thích chi tiết cho mọi người về thuật ngữ này.
Có thể bạn quan tâm:
Tầng trệt là gì?
Hiện nay, có rất nhiều cách để gọi thuật ngữ này. Nhưng mọi người có thể hiểu cơ bản rằng, tầng trệt hay lầu trệt là tầng đầu tiên hay tầng sát mặt đất của một ngôi nhà hay một công trình kiến trúc khác. Thường mọi người sẽ lấy tầng này làm trung tâm phân chia tầng hầm và các tầng lầu. Các tầng phía trên là tầng 2, tầng 3, … Và các tầng phía dưới hay tầng hầm là b1, b2, ...
Đối với nhà ở, tầng sát mặt đất này là nơi sinh hoạt gia đình, có thể bao gồm các phòng như phòng khách, phòng ăn, phòng bếp, … Tuy nhiên, đối với những ngôi nhà có diện tích nhỏ hẹp, sẽ sử dụng tầng này để làm nơi để xe.
Phân biệt cách gọi “Tầng” và “Lầu”
Thuật ngữ này cũng gây ra rất nhiều tranh cãi khi mỗi vùng lại gọi theo một cách khác nhau, và đều này cũng khiến nhiều người nhầm lẫn và cãi nhau. Dưới đây là một số cách gọi thuật ngữ này.
Cách gọi của miền Bắc
Đối với người dân ở miền bắc, thuật ngữ này được gọi là tầng trệt hay tầng 1. Những tầng kế tiếp là tầng 2, tầng 3, …
Cách gọi của miền Trung
Đối với người dân miền trung, nhiều nơi gọi lầu và nhiều nơi gọi là tầng. Và thường ở Bắc trung bộ người dân thích gọi là tầng, Nam trung bộ gọi là lầu, Trung trung bộ thì thường lẫn lộ giữa tầng và lầu.
Cách gọi của miền Nam
Đối với người miền nam, họ thường dùng chữ lầu để chỉ các tầng của tòa nhà. Tầng sát mặt đất là lầu trệt, các lầu kế tiếp là lầu 1, lầu 2, lầu 3,…
Cách gọi của nước ngoài
Ở nước ngoài, thuật ngữ này dịch ra tiếng Anh là Ground Floor, là tầng sát mặt đất và tầng này sẽ không được đánh số, các tầng tiếp theo là tầng 1, tầng 2, … Và cách quy ước ở nước ngoài giống như cách gọi của người miền nam nước ta.
Cách gọi trong ngành xây dựng
Vậy trong xây dựng thuật ngữ này có khác gì so với cách gọi của các vùng, miền? Trong ngành xây dựng, họ thường gọi ngắn gọn là trệt hay nền trệt để chỉ thuật ngữ này. Tuy nhiên, tùy mỗi người sẽ có cách gọi khác, vì hiện nay chưa có bất cứ quy định nào yêu cầu phải thống nhất cách gọi tầng này.
Phân biệt tầng trệt và tầng lửng
Có rất nhiều người lầm tưởng rằng tầng trệt và tầng lửng là một bởi chúng cùng chung một mục đích sử dụng là tận dụng các khoảng trống. Tuy nhiên trên thực tế thì đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau, cụ thể như sau:
Tiêu chí | Tầng trệt | Tầng lửng |
Tên gọi | Tầng 1 | Gác xép |
Chiều cao trung bình | 3,8 - 7m | 2,2 - 2,5m |
Khoảng cách với sàn nhà | Cao | Thấp |
Tầng trệt là tầng đầu tiên của ngôi nhà còn tầng lửng được biết đến với tên gọi khác là gác xép, gác lửng - một tầng trung gian trong cả kiến trúc tổng thể cả căn nhà. Tuy nhiên tầng lửng không xem là một tầng chính bởi nó nằm giữa 2 tầng chính với chiều cao hạn chế rơi vào khoảng 2.2 đến 2.5m.
Với những ngôi nhà có diện tích rộng việc thiết kế tầng lửng sẽ làm không gian trở nên thông thoáng hơn và góp phần tăng tính thẩm mỹ cho căn nhà.
Đối với những căn nhà có diện tích hạn chế bạn có thể sử dụng tầng lửng làm nơi sinh hoạt, làm việc , chứa đồ… Còn nếu ngôi nhà có chiều cao và số tầng hạn chế thì tầng lửng được xem như là phòng bếp, phòng ăn, phòng ngủ cho khách đến chơi nhà…
Mẫu thiết kế tầng trệt đẹp, thịnh hành nhất
Ngay từ cái nhìn đầu tiên bạn đã bị hút hồn bởi vẻ đẹp mang phong cách thiết kế đương đại được kiến trúc sư gửi trọn trong thiết kế tầng trệt đẹp hoàn hảo với cách bài trí vô cùng đẹp mắt và ấn tượng.
Phòng khách thông thoáng với cách bày trí nội thất hài hòa, đơn giản mà vẫn sang trọng hiện đại. Thiết kế bộ sofa bắt mắt gọn gàng, hệ thống kính cường lực trong suốt tạo không gian mở thoáng.
Gam màu chủ đạo của tầng trệt là trắng trông rất tinh tế kết hợp cùng một tấm thảm màu ấm tạo cảm giác hài hòa. Ngay bên dưới gầm cầu thang là tủ sách tạo nên một không gian sống hiện đại, văn minh và rất thu hút người nhìn.
Vì phía trước của căn nhà đã ưu tiên khá nhiều diện tích cho gara nên không gian bếp cũng có phần hạn chế hơn. Những mọi tiện nghi thì vẫn luôn đảm bảo, gia đình vẫn có thể sinh hoạt một cách thoải mái .
Không gian phòng bếp thiết kế theo kiểu chữ U với một nhánh bàn cao có thể tận dụng làm nơi trang trí đồ ăn hoặc nơi thưởng thức và trò chuyện cùng người đang nấu.
Không gian phòng ngủ sang trọng ngập tràn ánh sáng tự nhiên, đây thực sự là một nơi thư giãn lý tưởng nhất sau một ngày làm việc mệt nhọc.
Lưu ý khi thiết kế tầng trệt
Khi thiết kế lầu trệt, nên chú ý một số điều để ngôi nhà trông thẩm mỹ và đẹp mắt hơn như quy định về chiều rộng, độ cao của lầu trệt.
- Hướng bố trí cửa chính
Đây sẽ là khu vực trọng tâm của căn nhà nên vấn đề phong thủy phải được đề cao đặc biệt là hướng nhà và hướng cửa ra vào. Vì vậy trước khi thiết kế gia chủ phải tìm hiểu thật kỹ xem tuổi của mình thì hợp với hướng nào thì mang lại may mắn tài lộc hay tránh những hướng kỵ để không bị âm khí xấu ảnh hưởng.
- Kích thước cửa
Dù là cửa chính, cửa sổ hay bất kỳ một loại cửa nào thì cũng phải chọn kích thước, kiểu dáng sao cho phù hợp với kiến trúc tổng thể của ngôi nhà nhất. Tránh trường hợp chọn kích thước quá to hay quá nhỏ làm cho không gian mất đi sự hài hòa, đồng nhất.
- Ánh sáng
Nếu các mặt bên của căn nhà giáp với hàng xóm thì bạn nên tận dụng tối đa không gian mặt trước để làm sao đón được ánh sáng tự nhiên từ bên ngoài vào càng nhiều càng tốt.
Bởi ánh sáng không chỉ giúp lưu thông không khí tốt nhất mà còn làm cho không gian trở nên thông thoáng, tràn đầy sức sống. Vì vậy thiết kế thật nhiều cửa sổ hoặc ô thoáng để đón ánh sáng vào nhà mà vẫn đảm bảo ăn nhập với kiến trúc tổng thể nhé!
Hoặc bạn có thể sử dụng những loại của kính cường lực với kích thước lớn có khả năng chống va đập và ngăn chặn các tia cực tím mà vẫn đón được ánh sáng sạch để tạo nên không gian mở. Đảm bảo tầng trệt luôn thông thoáng không bị bí bách hay tù túng mà vẫn mang vẻ đẹp sang trọng hiện đại tiện nghi.
- Bố trí nội thất
Tầng trệt hay tầng một chính không gian quan trọng nhất của ngôi nhà mà khách vào đã nhìn thấy. Chính vì vậy việc đầu tư nội thất cho nhà tầng trệt đẹp là điều thực sự rất cần thiết.
Tuy nhiên không vì yếu tố này mà gia chủ lại đầu tư quá nhiều đồ nội thất gây rối mắt người nhìn. Mà chỉ nên cân bằng mọi thứ, lựa chọn một phong cách chủ đạo hợp theo tổng thể kiến trúc của cả căn để tạo nên sự cân đối tăng tính thẩm mỹ.
Nếu diện tích tầng trệt còn hạn chế thì nên bố trí ít đồ nội thất tạo không gian mở nhiều hơn làm cho căn phòng thêm thoáng đãng không bị ngột ngạt.
Có thể bạn quan tâm:
Bài viết trên đã cung cấp cho mọi người kiến thức về tầng trệt và các thông tin liên quan đến thuật ngữ này. Bây giờ, chắc hẳn mọi ngữ đã không còn nhầm lẫn cách gọi về thuật ngữ này. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích được cho mọi người khi có dự định xây nhà có thêm lầu trệt. Và đừng quên việc truy cập vào meeyland hàng ngày để theo dõi những bài viết hữu ích khác về xây dựng - kiến trúc nhé.