meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Tân Uyên trở thành thành phố thứ 4 của tỉnh Bình Dương 

Thứ ba, 14/02/2023-14:02
Chiều ngày 13/2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Nghị quyết thành lập thành phố Tân Uyên của tỉnh Bình Dương. 

Theo VTC News, tiếp tục phiên họp thứ 20, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét việc thành lập, nhập, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính của 10 tỉnh gồm Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Bình Dương, An Giang, Quảng Nam, Bến Tre, Đắk Lắk, Trà Vinh.

Các nghị quyết về nội dung trên sẽ có hiệu lực từ ngày 10/4/2023. Tuy nhiên, nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính giữa xã Long Khánh và xã Ngũ Lạc thuộc huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh có hiệu lực từ ngày 1/3/2023.

Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã trình bày tờ trình của Chính phủ tại phiên họp, theo đó, thị xã Tân Uyên của tỉnh Bình Dương là trung tâm công nghiệp, dịch vụ, có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và đô thị hóa phía Đông Nam của tỉnh. Trước đó, vào năm 2018, Bộ trưởng Xây dựng đã công nhận thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương đạt tiêu chuẩn của đô thị loại III.


Tân Uyên sẽ là thành phố thứ 4 của tỉnh Bình Dương.
Tân Uyên sẽ là thành phố thứ 4 của tỉnh Bình Dương.

Tại tỉnh Bình Dương, thành phố Tân Uyên được thành lập dựa trên cơ sở nguyên trạng của thị xã Tân Uyên có diện tích tự nhiên 191,76 km2 với quy mô dân số 466.053 người, gồm 10 phường và 2 xã của thị xã Tân Uyên.

Như vậy, sau khi thành lập thành phố Tân Uyên, tỉnh Bình Dương có 9 đơn vị hành chính cấp huyện bao gồm 4 thành phố, 1 thị xã, 4 huyện, 91 đơn vị hành chính cấp xã. Tỷ lệ đô thị hóa của tỉnh đạt 84,32%, không có sự thay đổi so với trước khi thành lập thành phố Tân Uyên.

Ông Nguyễn Văn Lợi, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương cho biết, đề án nâng cấp thị xã Tân Uyên lên thành phố đã được tỉnh chuẩn bị trong nhiều năm. Việc nâng Tân Uyên lên thành phố sẽ tạo điều kiện phát triển mới cho người dân địa phương, đồng thời đóng góp chung cho tỉnh nói riêng và cho toàn vùng nói chung. Bởi đây là khu vực có cơ cấu kinh tế, công nghiệp, xây dựng, dịch vụ chiếm 90%; thu ngân sách khoảng 4.000 tỷ đồng.

Theo Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương hiện trên địa bàn thị xã Tân Uyên có 2 khu công nghiệp là Nam Tân Uyên và VSIP, cùng với đó là 3 cụm công nghiệp và 1.500 doanh nghiệp đang hoạt động. “Tỉnh đang xây mới, nâng cấp nhiều dự án quan trọng, hoàn chỉnh hạ tầng giao thông đô thị trên địa bàn, phấn đấu đến 2030 đưa Bình Dương trở thành trung tâm kinh tế công nghiệp công nghệ cao và thành đô thị thông minh, văn minh, đáng sống”, ông Lợi nói.

Tại tỉnh Bắc Ninh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý thành lập thị xã Thuận Thành trên cơ sở huyện Thuận Thành có diện tích 118 km2 với quy mô dân số 200.000 người. Đồng thời, thành lập thị xã Quế Võ trên cơ sở huyện Quế Võ với diện tích 155 km2 và quy mô dân số gần 220.00 người.

Như vậy, sau khi điều chỉnh, tỉnh Bắc Ninh sẽ không có sự thay đổi về diện tích tự nhiên, quy mô dân số và số đơn vị hành chính, tuy nhiên tăng 2 thị xã và 21; giảm 2 huyện, 19 xã và 2 thị trấn. Sau khi thành lập thêm 2 thị xã, tỉnh Bắc Ninh sẽ gồm 2 thành phố, 2 thị xã, 4 huyện, 17 phường, 4 thị trấn và 83 xã. 


Sau khi thành lập thêm 2 thị xã, tỉnh Bắc Ninh sẽ gồm 2 thành phố, 2 thị xã, 4 huyện, 17 phường, 4 thị trấn và 83 xã. 
Sau khi thành lập thêm 2 thị xã, tỉnh Bắc Ninh sẽ gồm 2 thành phố, 2 thị xã, 4 huyện, 17 phường, 4 thị trấn và 83 xã. 

Tại tỉnh Vĩnh Phúc, xã Tam Hồng của huyện Yên Lạc và xã Kim Long của huyện Tam Dương được đưa lên thành thị trấn. Đồng thời xã Định Trung của thành phố Vĩnh Yên được lên thành phường. 

Tại tỉnh Thái Nguyên, Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định đưa xã Hóa Thượng thuộc huyện Đồng Hỷ lên thị trấn. Đồng thời, sáp nhập toàn bộ dân số và diện tích tự nhiên của xã Quân Chu vào thị trấn Quân Chu thuộc huyện Đại Từ. 

Tại tỉnh Bắc Kạn, thông qua việc đưa xã Vân Tùng thuộc huyện Ngân Sơn lên thành thị trấn. 

Tại tỉnh Quảng Nam, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất đưa 5 xã lên phường bao gồm Điện Phương, Điện Thắng Bắc, Điện Thắng Trung, Điện Thắng Nam, Điện Minh. Đồng thời đưa xã Quế Trung thuộc huyện Nông Sơn lên thị trấn.

Tại tỉnh Đắk Lắk, xã Pơng Drang thuộc huyện Krông Búk được đưa lên thị trấn.

Tại tỉnh An Giang, thị xã Tịnh Biên được thành lập trên cơ sở nguyên trạng huyện Tịnh Biên; thành lập thị trấn Đa Phước trên cơ sở xã Đa Phước thuộc huyện An Phú và thị trấn Hội An trên cơ sở xã Hội An thuộc huyện Chợ Mới.

Tại tỉnh Bến Tre, 3 xã được đưa lên thị trấn bao gồm xã An Thủy thuộc huyện Ba Tri; xã Tiên Thủy thuộc huyện Châu Thành; xã Phước Mỹ Trung thuộc huyện Mỏ Cày Bắc.

Tại tỉnh Trà Vinh, 3,13 km2 diện tích tự nhiên và 490 người của xã Long Khánh được đưa về ấp Mé Láng thuộc xã Ngũ Lạc quản lý.


3 xã An Thủy, Tiên Thủy, Phước Mỹ Trung của tỉnh Bến Tre được đưa lên thị trấn. Ảnh minh họa.
3 xã An Thủy, Tiên Thủy, Phước Mỹ Trung của tỉnh Bến Tre được đưa lên thị trấn. Ảnh minh họa.

Theo Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, việc điều chỉnh đơn vị hành chính của 10 tỉnh sẽ khiến cả triệu người dân thay đổi thông tin về nơi cư trú, vì vậy cần rà soát căn cước công dân, cơ sở dữ liệu sẽ bị ảnh hưởng như nào để tạo thuận lợi nhất cho người dân.

Liên quan đến việc này, Thứ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang nhấn mạnh cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đang được thực hiện theo nguyên tắc “đúng, đủ, sạch, sống” và cập nhật thường xuyên. Do đó, khi có Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, lực lượng công an cơ sở sẽ cập nhật, bổ sung mà không có vướng mắc gì. 

Việc thành lập và điều chỉnh đơn vị hành chính đô thị tại 10 tỉnh trên, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho rằng đã đáp ứng yêu cầu quản lý hành chính nhà nước, tạo điều kiện phát huy tiềm năng, thế mạnh của các địa phương có sự thay đổi. 

Đồng thời, ông Tùng đề nghị mỗi đơn vị hành chính phải xác định rõ tỷ lệ diện tích đất trồng lúa, đất chuyển đổi sang mục đích khác để phát triển kinh tế và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên đất, tránh lãng phí. Các địa phương cần kiểm soát tốt tình trạng đầu cơ, đẩy giá đất ở đơn vị hành chính đô thị mới được thành lập.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Nhà trọ, chung cư mini không cam kết về PCCC sẽ bị dừng hoạt động

Công an Hà Nội yêu cầu dừng giao dịch 77 lô đất dịch vụ tại La Khê, Hà Đông

Khu vực sẽ được đầu tư hơn 1.250 tỷ đồng xây dựng dự án công viên lớn thứ 2 Hà Nội: Gấp đôi công viên Thống Nhất, gấp 5 công viên Hòa Bình

Hà Nội quy định chung cư thương mại 70-100 m2 chỉ 3 người ở

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản có thể hiệu lực từ 1/8

Xây dựng chính sách mới về hỗ trợ nhà ở cho người có công, người nghèo

7 trường hợp sắp không được cấp sổ đỏ, người dân cần nắm chắc trong tay

Quy định mới về tách thửa đất người dân cần biết

Tin mới cập nhật

Đề xuất giảm thuế cho nhóm doanh nghiệp siêu nhỏ: Điều kiện quá khắt khe

11 giờ trước

Các ông lớn bất động sản khu công nghiệp làm ăn như thế nào trong quý II?

11 giờ trước

Hà Nội: Sau "sốt" đất đấu giá Hoài Đức, liền kề và biệt thự xung quanh tăng giá

15 giờ trước

Giới trẻ với xu hướng mua nhà cho thuê nhà rồi đi ở trọ

15 giờ trước

HoREA: Cần công nhận và ưu đãi chủ đầu tư nhà cho thuê dài hạn như NOXH

15 giờ trước