Tầm quan trọng của YOY đối với doanh nghiệp
BÀI LIÊN QUAN
Cần lưu ý gì khi thị trường xuống giá là gì?Quỹ đầu tư chứng khoán là gì? Các loại quỹ đầu tư chứng khoán uy tín ở Việt NamYOY là gì?
YOY viết tắt của cụm từ Year One Year hiểu theo nghĩa đơn giản thì YOY là thuật ngữ kinh tế được sử dụng để so sánh chỉ số kinh tế của năm này so với năm khác. Hoặc các công ty sẽ dùng YOY để đo lường chỉ số kinh tế theo mốc thời gian cố định theo năm, theo quý, theo tháng… Đây là thuật ngữ rất phổ biến trong ngành kinh doanh, tài chính và chứng khoán. Ví dụ: Trong mỗi kì họp đại hội cổ đông hàng năm báo cáo doanh thu sẽ được đưa ra và phải có những con số thuyết phục, dẫn chứng cụ thể giữa năm trước và năm sau. Hay so sánh lợi nhuận quý 1/2022 với lợi nhuận quý 1/2023, so sánh chi phí hoạt động trong 3 tháng đầu năm 2023 với chi phí hoạt động 3 tháng đầu năm 2022…
Doanh nghiệp thường sử dụng YOY để đánh giá hiệu quả hoạt động trong từng thời kỳ nhất định để xem doanh nghiệp đang tụt hậu, hoạt động bình thường hay có sự phát triển vượt bậc đáng kể. Qua các con số thống kê doanh nghiệp sẽ đánh giá chính xác về tình hình doanh nghiệp để tìm ra được những kế hoạch cải thiện tình hình và phát triển hơn.
Cách tính YOY chính xác
Thông thường, chỉ số YOY sẽ tồn tại và được thể hiện dưới dạng phần trăm thông qua cách tính rất đơn giản với ba bước như sau:
- Bước 1: Lấy số liệu năm nay trừ đi số liệu năm trước tại cùng thời điểm để tính chênh lệch giữa 2 năm.
- Bước 2: Lấy kết quả của phép tính bước 1 chia cho số liệu năm trước cùng thời điểm sẽ tính được tốc độ tăng trưởng trong 2 năm liền kề.
- Bước 3: Đổi kết quả tính được trong bước 2 thành tỷ lệ phần trăm thì đây chính là YOY cần tính.
Ví dụ: Công ty B ghi nhận doanh thu 2020 là 160 tỷ đồng, doanh thu 2021 là 200 tỷ đồng. Vậy các bước để tính ra được chỉ số YOY doanh thu của công ty B sẽ là:
- Bước 1: Lấy doanh thu 2021 trừ doanh thu 2020: 200 – 160 = 40 tỷ đồng.
- Bước 2: Lấy kết quả bước 1 chia doanh thu 2020: 40/160=0,25
- Bước 3: Đổi tỷ lệ phần trăm kết quả bước 2: 0,25 = 25%.
Như vậy, doanh thu công ty B năm 2021 tăng 25% so với cùng kỳ 2020.
Các chỉ số để đánh giá YOY chính xác
Doanh nghiệp sẽ dùng YOY để đánh giá nhiều chỉ số khác nhau trong đó sẽ có những chỉ số tài chính phổ biến nhất được sử dụng để tính YOY là:
- Chỉ số về doanh thu: Đây là chỉ số phổ biến nhất được sử dụng với YOY khi các doanh nghiệp sẽ so sánh doanh thu tháng, quý, năm nay với doanh thu của năm trước tại cùng thời điểm. Qua đó, nhà đầu tư có thể đánh giá được tình hình hoạt động kinh tế, tài chính của doanh nghiệp và có những phương pháp điều chỉnh cho phù hợp.
- Chỉ số về mức giá vốn hàng bán: Công ty sẽ quan tâm đến giá vốn hàng bán của năm nay so với các năm trước ở thời điểm tương đương. Nhờ vậy có thể biết được việc quản lý tỷ suất lợi nhuận hiệu quả hay không.
- Chỉ số thu nhập ròng: Việc so sánh thu nhập ròng của từng thời điểm tương đương qua mỗi năm cũng rất quan trọng vì dựa vào đó doanh nghiệp mới có thể đánh giá quản lý và sử dụng vốn đã đạt hiệu quả với hoạt động kinh doanh chưa.
Bên cạnh những chỉ số cơ bản trên đây thì YOY còn được áp dụng để tính toán một số chỉ số kinh tế khác như lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế, thu nhập trên cổ phần hoặc chi phí hoạt động…
Ý nghĩa của YOY đối với doanh nghiệp
Thông thường YOY tồn tại và được thể hiện theo tỷ lệ phần trăm, nên sẽ mang tới cái nhìn tổng quan cho các hoạt động của doanh nghiệp khi so sánh các chỉ số tài chính quan trọng như doanh thu, lợi nhuận gộp, lợi nhuận ròng, chi phí hoạt động… đối với từng giai đoạn và thời điểm tương ứng giữa các năm. Đây là những chỉ số sẽ được thể hiện rõ ràng trong báo cáo tài chính mỗi năm khi doanh nghiệp tổng kết tình hình hoạt động của mình sau một năm.
Trên thực tế, các doanh nghiệp công ty sẽ sử dụng YOY để so sánh sự thay đổi của doanh thu, lợi nhuận, thu nhập tháng, quý, của năm này với năm trước hoặc với những năm trước nữa. Việc so sánh này sẽ hỗ trợ doanh nghiệp nắm bắt được tình hình hoạt động cụ thể của doanh nghiệp theo thời gian và tìm ra được biện pháp kinh doanh phù hợp nhất giúp cho doanh nghiệp có thể phát triển hoặc khắc phục khó khăn.
Cũng thông qua chỉ số YOY, các doanh nghiệp sẽ biết được tốc độ phát triển cũng như vị trí, thứ hạng của mình trên thị trường khi đặt cạnh những doanh nghiệp khác. Dựa vào đó, sẽ tìm ra những đường lối, phương pháp phát triển hiệu quả, có tiềm năng hơn trên thị trường. Do đó, chỉ số YOY có ý nghĩa cực kì quan trọng có thể kể đến như:
- Hỗ trợ nhà quản trị doanh nghiệp nhận biết tình hình kinh doanh của doanh nghiệp để đưa ra các phương án phát triển cũng như khắc phục tình trạng của doanh nghiệp.
- Dễ dàng so sánh các chỉ số tài chính phổ biến và quan trọng của doanh nghiệp đối với mỗi thời kỳ nhất định cũng như so sánh tốc độ phát triển giữa các doanh nghiệp với nhau.
- Giúp doanh nghiệp đánh giá được phương pháp kinh doanh hiện tại có hiệu quả hay không và còn tồn tại những hạn chế nào cần thay đổi cho phù hợp với tổng thể.
- Hỗ trợ doanh nghiệp tìm ra phương thức kinh doanh, quản lý chất lượng dịch vụ và chất lượng sản phẩm hiệu quả.
Bên cạnh đó, các chỉ số y quy còn là căn cứ cơ sở để chủ doanh nghiệp có thể đánh giá vì tiềm năng của những loại cổ phiếu ở trên thị trường so với cổ phiếu của doanh nghiệp. Qua đó, nhà đầu tư có thể lựa chọn việc đầu tư vào những cổ phiếu có giá trị cao và an toàn trên thị trường, đồng thời, sàng lọc ra những loại cổ phiếu thiếu uy tín, Kiểm chất lượng và không mang lại hiệu quả cao cho việc đầu tư. Ngoài ra, nhà đầu tư cũng có thể tham khảo chỉ số YOY để tìm ra thời điểm thích hợp nhất cho việc phát hành cổ phiếu ra thị trường.
Ưu điểm và hạn chế của YOY
Bất kỳ chỉ số đánh giá hay phương thức đo lường nào được áp dụng trong kinh doanh chứng khoán đều có những ưu nhược điểm riêng. Vì thế, những người đứng đầu doanh nghiệp cần phải nắm vững được những yêu nhược điểm này để vận dụng một cách hiệu quả và hạn chế tối đa những sai sót trong quá trình đánh giá.
Ưu điểm của YOY
- Thông qua YOY nhà đầu tư và nhà phân tích tài chính có thể so sánh các chỉ số doanh thu, nguồn vốn, lợi nhuận của năm nay so với năm khác tăng trưởng hay giảm sút. Để từ đó đưa ra được những phương pháp đầu tư, cải thiện nhằm nâng cao hiệu suất cho doanh nghiệp, khắc phục những điểm hạn chế còn tồn tại.
- Dựa vào YOY doanh nghiệp có thể kiểm tra hiệu suất của từng danh mục đầu tư trên thị trường. Việc theo dõi sự thay đổi của hiệu suất công việc theo từng tháng từng quý từng năm giúp nhà đầu tư chọn ra được các phương pháp và danh mục đầu tư hiệu quả nhất.
- Trong các chỉ số tài chính và các phương pháp đo lường thì chỉ số YOY là dễ tính toán nhất. Chỉ cần có số liệu của hai chỉ số tài chính cần tính toán là đã có thể cho ra kết quả ngay lập tức. Những số liệu này thường rất rõ ràng trong báo cáo tài chính từng năm và không mất quá nhiều thời gian để tìm kiếm.
- Nhà đầu tư có thể dễ dàng tính toán định lượng khi YOY đưa ra một con số cụ thể và mốc thời gian cụ thể. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng sẽ tìm ra được những phương pháp vận hành mang lại kết quả cao nhất.
- Khi sử dụng phương pháp YOY sẽ tiết kiệm được tối đa thời gian tính toán, các chi phí và cho kết quả nhanh chóng. Vì thế, YOY được rất nhiều các doanh nghiệp sử dụng một cách rộng rãi và thường xuyên.
Hạn chế của YOY
Ngoài các ưu điểm thì chỉ số YOY cũng sẽ có tồn tại một số hạn chế mà các doanh nghiệp, công ty cần phải hết sức lưu ý như sau:
- Thông thường, khi tính toán yêu huy sẽ dựa trên số liệu tổng kết cuối kỳ chứ không phải số liệu của cả một quá trình. Vì thế, nhà đầu tư sẽ gặp một số khó khăn khi muốn phân tích tình hình tài chính trong cầm quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, sẽ không thể nắm bắt được cách chi tiết nhỏ nhất và kỹ lưỡng nhất dẫn tới tác động và kết quả kinh doanh.
- Chỉ khi thu được kết quả Dương thì yêu yêu mới có ý nghĩa. Trong trường hợp kết quả âm thì sẽ phải thực hiện lại phép tính khác vì rất khó để xác định được nguyên nhân khiến cho kết quả lại đi lùi như vậy. Ví dụ như trong đại dịch cô viết 19 kết quả âm là điều không thể tránh khỏi nhưng điều đó cũng đồng nghĩa với việc phương pháp kinh doanh của doanh nghiệp có vấn đề.
- Thông qua việc phân tích YOY nhà đầu tư sẽ thu được rất nhiều thông tin từ doanh nghiệp. Tuy nhiên, vì số lượng thông tin nhiều nên cũng có thể gây ra sự nhiễu loạn trong việc lựa chọn, đôi khi chính vì không biết lựa chọn thông tin nào nên dễ dẫn đến việc mất đoàn kết nội bộ, tạo ra những làn sóng âm ỉ trong hoạt động của doanh nghiệp.
Phương pháp YOY, mang lại khá nhiều hiệu quả cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, đây là kết quả cuối cùng chứ không phải kết quả của một quá trình, vì thế, các doanh nghiệp cùng với chủ doanh nghiệp sẽ phải kết hợp nhiều phương pháp tính toán để cho ra kết quả chính xác nhất.