Chứng khoán nợ là gì? Phân biệt chứng khoán nợ và chứng khoán vốn
BÀI LIÊN QUAN
Force Sell là gì? Ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán ra sao?Đường EMA là gì? Lưu ý khi sử dụng đường EMAChứng khoán nợ là gì?
Chứng khoán nợ là một sản phẩm khá phổ biến trên thị trường để chứng nhận mối quan hệ giữa người sở hữu với công ty chứng khoán, trong đó người sở hữu chính là chủ nợ. Hiện nay, chứng khoán nợ tồn tại dưới các hình thức như sau:
- Trái phiếu
- Giấy tờ chứng khoán dạng nợ
- Công cụ tài chính phát sinh
- Công cụ thị trường tiền.
Nhiều quốc gia trên thế giới đã cho phép việc giao dịch chứng khoán nợ tự do nên số lượng sản phẩm này chiếm lĩnh rất lớn trên thị trường. Đương nhiên, mua bán hay giao dịch chứng khoán nợ sẽ phải chịu lãi suất, nhưng mức độ rủi ro cao hay thấy còn phụ thuộc vào yếu tố chủ chốt là người đi vay chính là công ty phát hành chứng khoán. Chứng khoán nợ sẽ do Chính phủ mỗi nước quản lý, giám sát và phát hành với mức lãi suất thấp.
Các dạng chứng khoán nợ trên thị trường
Chứng khoán nợ tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau để tạo ra sự linh động cho cả chủ nợ và người vay. Song, lựa chọn hình thức nào để vay và trả sẽ do sự thỏa thuận từ đầu của hai bên:
Trái phiếu
Trái phiếu có thể được phát hành bởi chính phủ, một công ty hay một thể chế tài chính được pháp luật công nhận. Trái phiếu không được nhiều người lựa chọn và phổ biến như cổ phiếu nhưng cũng là sản phẩm để xác nhận quyền lợi của chủ sở hữu với phần vốn nợ của công ty phát hành trái phiếu.
So với cổ phiếu thì hình thức đầu tư trái phiếu được xem là an toàn hơn. Đến kỳ đáo hạn, người mua sẽ nhận được cả gốc và lãi bằng số tiền được công khai ghi trên cuống giấy. Lãi nhiều hay ít còn phụ thuộc và kết quả kinh doanh và khoản thu cố định của cả quá trình. Việc trả lãi định kỳ hay theo từng đợt còn phụ thuộc vào quy định của đơn vị phát hành trái phiếu.
Phân loại trái phiếu theo đơn vị phát hành thì sẽ có 2 loại:
- Trái phiếu chính phủ (công khố phiếu, công trái) đây là những trái phiếu do Nhà nước phát hành có độ an toàn cao. Lãi suất ổn định và được trả theo kỳ hạn.
- Trái phiếu doanh nghiệp do các doanh nghiệp phát hành với mục đích huy động vốn để mở rộng quy mô và đổi mới hình thức hoạt động hiện đại hơn.
Ngoài ra, trái phiếu còn được phân loại theo hai hình thức:
- Trái phiếu vô danh: Đây là những trái phiếu không có tên người mua và cũng không có tên doanh nghiệp phát hành.
- Trái phiếu ghi danh: Đây là hình thức trái phiếu có tên người mua và đơn vị phát hành rõ ràng.
Phân loại trái phiếu theo lợi tức:
- Trái phiếu lãi suất cố định: Lãi suất sẽ không có sự biến động lên xuống mà được xác định theo phần trăm của nhà phát hành.
- Trái phiếu có lãi suất biến đổi hay lãi suất thả nổi: Lãi suất biến động lên xuống phụ thuộc vào số tham chiếu khác và tổng lợi tức cuối kỳ thanh toán mỗi kỳ sẽ có những mức lãi suất khác nhau.
- Trái phiếu có lãi suất bằng 0: Người mua sẽ không được trả lãi vào cuối kỳ nhưng được mua tiếp trái phiếu với giá thấp hơn giá niêm yết.
Chứng khoán dạng nợ
Chứng khoán dạng nợ là một dạng của chứng khoán nợ, đây là một dạng huy động vốn cho nhà nươc hoặc công ty lớn khi phát hành ra thị trường. Chứng khoán dạng nợ và trái phiếu có đặc điểm tương tự như nhau nhưng khác ở phần điều kiện đảm bảo cũng như lãi suất quy định. trái phiếu tương tự nhau, nhưng khác ở điều kiện đảm bảo và các vấn đề liên quan.
Công cụ thị trường tiền
Công cụ thị trường tiền là một loại giấy xác nhận mà hàng tháng nhà đầu tư sẽ được hưởng những khoản thu nhập hàng tháng cố định bằng tiền một cách vô điều kiện. Đây là hình thức chứng khoán nợ phổ biến trên thị trường.
Công cụ tài chính phái sinh
Công cụ tài chính phái sinh có thể hình thành bằng các công cụ có sẵn, mục đích là để bảo vệ và tạo ra lợi nhuận hoặc phân tán rủi ro.
Chứng khoán nợ và chứng khoán vốn khác biệt ra sao?
Chứng khoán nợ thường gọi là trái phiếu còn chứng khoán vốn thường gọi là cổ phiếu, ngoài những điểm giống nhau thì hai loại chứng khoán này vẫn có những điểm khác nhau cần phải nhận diện để phân biệt:
Đặc điểm tính chất
Chứng khoán nợ tồn tại dưới dạng chứng chỉ hoặc bút toán để ghi nhận quyền sở hữu của người mua với một phần vốn vay. Trong khi đó chứng khoán vốn là một dạng chứng chr hoặc bút toán ghi nhận quyền sở hữu của người mua với một phần vốn điều lệ. Thời gian đáo hạn của chứng khoán nợ được ghi rõ trên trái phiếu. Còn chứng khoán vốn khổng có thời gian đáo hạn mà nhà đầu tư có thể giao dịch bất cứ khi nào.
Lợi nhuận và lãi
Đối với chứng khoán nợ lãi suất được trả ổn định theo định kỳ, lãi suất khổng phụ thuộc vào kết quả kinh doanh hay hoạt động của đơn vị phát hành. Đây là hình thức đầu tư an toàn, lãi tăng chậm nhưng không thể mong chờ vào sự đột phá vì mọi hợp đồng mua trái phiếu đều có mức quy định về lãi suất.
Đối với chứng khoán vốn thì mức lãi suất khổng ổn định, phụ thuộc nhiều vào khả năng kinh doanh, tình hình thị trường. Tuy nhiên, lợi nhuận của chứng khoán vốn sẽ có mức đột phá cao trong điều kiện công ty làm ăn tốt, phát triển một cách nhanh chóng. Song, trường hợp thị trường xảy ra biến động thì nhà đầu tư cũng phải đối mặt với việc lỗ nặng.
Khả năng thanh toán
Cổ phiếu có tính thanh khoản cao hơn so với trái phiếu vì cổ phiếu được giao dịch trên sàn còn trái phiếu thì chưa có sàn giao dịch nên tính thanh khoản sẽ không cao bằng. Đồng thời, cổ phiếu được giao dịch một cách tự do còn trái phiếu vẫn phải giao dịch với công ty phát hành là chính.
Quyền lợi được hưởng
Người mua chứng khoán nợ sẽ có vai trò là chủ nợ của công ty phát hành nên có quyền đòi nợ, lãi suất nhưng không được tham gia vào việc điều hành, quản lý với các chiến lược. Trong khi những người mua chứng khoán vốn sẽ có quyền được tham gia vào điều hành quản lý nắm bắt tình hình của doanh nghiệp.
Trong trường hợp doanh nghiệp tăng hay giảm vốn điều lệ thì không ảnh hưởng đến quyền lợi của người mua chứng khoán nợ. Còn với người mua chứng khoán vốn thì mọi hoạt động liên quan đến vốn điều lệ đều sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của những cổ đông trong bộ máy cổ đông.
Rủi ro khi đầu tư chứng khoán nợ
Đối với những người mới tham gia thị trường chứng khoán thì hình thức đầu tư chứng khoán nợ được đánh giá là an toàn hơn so với chứng khoán vốn hay những hình thức đầu tư kinh doanh khác. Nhưng nói như vậy khổng có nghĩa là đầu tư chứng khoán nợ an toàn 100% mà vẫn còn tồn tại một số rủi ro như sau:
Rủi ro lạm phát
Lạm phát là tình trạng vẫn thường xảy ra với nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới. Đơn cử như việc sau khi xảy ra dịch Covid 19 tình hình lạm phát trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết. Hàng hóa khan hiếm, giá cả leo thang đã khiến cho giá trị tiền tệ dần mất đi và việc mua sắm cũng trở nên khó khăn hơn. Chính điều này đã dẫn đến việc lãi suất gia tăng chậm, sức mua trái phiếu cũng giảm sút và số tiền thu về có thể âm.
Rủi ro khi tái đầu tư
Tình trạng các nhà đầu tư sau khi nhận được lãi muốn tái đầu tư với mức lãi suất tương đương như lần trước là rất khó. Vì thế, nhà đầu tư phải lựa chọn những loại hình trái phiếu có tính thu hồi để đầu tư an toàn, giảm thiểu rủi ro và lãi suất hấp dẫn hơn cho những lần đầu tư tiếp theo.
Rủi ro thanh khoản
Tính thanh khoản của trái phiếu vẫn luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm vì trái phiếu chưa có thị trường niêm yết và sàn giao dịch chính thức. Nên việc bán trái phiếu cũng rất khó thường là phải bán cho chính đơn vị phát hành. Đồng thời, thị trường này còn khá nhỏ nên mọi biến động đều ảnh hưởng đến lợi nhuận.
Rủi ro lãi suất
Giá trị của trái phiếu và lãi suất thường có quan hệ tỷ lệ nghịch, nên nhu cầu mua tăng sẽ khiến giá trái phiếu cũng tăng theo, tuy nhiên, trường hợp lãi suất giảm các nhà đầu tư sẽ tìm cách để bán trái phiếu ra thị trường với lãi suất cao nhất nhằm thu hồi lại vốn. Nhưng khổng phải nhà đầu tư nào cũng biết cách chọn thời điểm bán ra. Trường hợp nhà đầu tư bắt buộc phải bán trái phiếu có lãi suất cao ra thị trường với số lượng lớn sẽ dẫn đến mức giá của trái phiếu giảm. Đó chính là nguyên nhân khiến cho việc đầu tư trái phiếu trở nên thua lỗ không bù đắp được.
Rủi ro tín dụng
Trường hợp nhà đầu tư mua trái phiếu do doanh nghiệp phát hành thì rủi ro tín dụng sẽ cao hơn và doanh nghiệp cũng phải trả lãi cao hơn cho các nhà đầu tư. Nhiều trường hợp doanh nghiệp vỡ nợ cũng khiến cho nhà đầu tư phải chịu rủi ro. Vì thế, trước khi mua bán trái phiếu cần phải xem xét tính toán khả năng trả khoản vay của các đơn vị kinh doanh dựa vào Báo cáo tài chính, dòng tiền luân chuyển... Nếu muốn giảm thiểu rủi ro thì nhà đầu tư nên mua trái phiếu chính phủ để đảm bảo nguồn thu an toàn, ổn định.
Chứng khoán nợ là sản phẩm được nhiều nhà đầu tư lựa chọn vì có độ an toàn cao hơn so với chứng khoán vốn. Song, chứng khoán nợ sẽ có mức lãi suất thấp hơn và không tạo ra sự đột phá nên không dành cho những nhà đầu tư cần thu hồi vốn lẫn lãi ngay lập tức.