meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Tại sao giá vé máy bay hiện nay cao hơn 30% so với trước đại dịch?

Thứ tư, 08/06/2022-20:06
Hãng tin Bloomberg cho biết, thế giới hiện đang bàn tán về đại dịch Covid-19 trong hơn 2 năm qua. Hiện nay, khi đại dịch gần trôi qua và nhiều nền kinh tế đã dần mở cửa trở lại thì một vấn đề mới đang xuất hiện đó chính là giá vé máy bay đang tăng quá cao.

Theo Nhịp sống kinh tế, câu chuyện giờ đây không chỉ đơn giản nằm ở giá xăng. Có vô số người tìm kiếm vé máy bay để đi lại, và du lịch sau 2 năm giãn cách thế nhưng nguyên nhân khiến điều này khó xảy ra là do không tìm được vé hoặc giá cả quá cao.

CEO Ed Bastian của hãng hàng không Delta Air Lines nhận định rằng: "Nhu cầu đi máy bay hiện nay đang vô cùng lớn vậy nên giá vé máy bay có thể sẽ cao hơn tới 30% so với thời kỳ trước đại dịch. Hiện bất kể là ghế ngồi hạng sang hoặc hạng thường đều kín chỗ".

Theo hãng tin Bloomberg cho biết rằng tình trạng tăng giá vé máy bay hiện đang diễn ra tại khắp mọi nơi trên thế giới nhưng hiện một số khu vực lại trở nên căng thẳng hơn.


 
 

Ví dụ tại Hong Kong, giá vé bay đi London của hãng Cathay Pacific Airway trong tháng 6/2022 đã lên tới 42.051 Dollar Hong Kong (HKD), tương đương với 5.360 USD, cao gấp 5 lần khi so với thời điểm trước đại dịch. Giống như vậy, giá vé máy bay thẳng từ New York đi tới London cũng đã tăng tới hơn 2.000 USD.

Chuyên viên du lịch Jacqueline Khoo cho biết rằng: "Giá vé máy bay hiện nay vô cùng đắt đỏ". Công ty của Khoo đã phải chi trả tới 5.000 Dollar Singapore (SGD), tương đương với 3.632 USD cho chuyến bay thẳng từ đó tới Hamburg, cao hơn nhiều mức 2.000 USD trước đại dịch.

Bên cạnh đó, theo một nghiên cứu của Viện Mastercard Economics cho thấy rằng chi phí hàng không tại Singapore đã tăng trung bình lên 27% trong tháng 4/2022 so với cùng kỳ năm 2019. Con số này tại Australia là tới hơn 20%. Vậy tại sao giá vé hàng không lại tăng cao như vậy?

Thiếu nguồn cung

Theo hãng tin Bloomberg cho rằng việc có nhiều hãng hàng không quá cẩn trọng trong việc trở lại thị trường là nguyên nhân đầu tiên khiến giá vé máy bay đắt đỏ vì thiếu nguồn cung. Mặc dù có nhiều nền kinh tế hiện đã mở cửa trở lại nhưng rủi ro suy thoái và lạm phát hiện vẫn còn đó và việc tung lượng lớn máy bay khiến hao tổn nhiều chi phí trong thời gian này chưa chắc đã là quyết định sáng suốt.


 
 

Nhiều hãng hàng không ngoài ra đang chuyển từ sử dụng những máy bay to sang những loại máy bay nhỏ tiết kiệm xăng hoặc có hiệu suất cao hơn nhiều. Hệ quả của việc này là những dòng máy bay A380 khổng lồ hoặc Boeing 747-8 vẫn đang phải nằm kho, thay vào đó là những dòng A350 và Boeing 787 Dreamliner nhỏ hơn được sử dụng.

Bên cạnh đó, nhiều thị trường như Trung Quốc hiện vẫn chưa hoàn toàn mở cửa trở lại đã khiến ngành hàng không ngày càng cẩn trọng hơn với tình hình giá xăng và lạm phát đã khiến chi phí tăng cao hơn hiện nay.

Còn một nguyên nhân khác khiến nguồn cung thiếu hụt đó là sau 2 năm chống dịch, chính phủ và nhiều doanh nghiệp phải cần thời gian hơn để chuyển mình và từ bỏ chính sách đóng cửa để có thể kích thích lại nền kinh tế, dỡ bỏ lệnh giãn cách để có thể xây dựng lại đội bay.

Giám đốc Subhas Menon của Liên đoàn hàng không châu Á Thái Bình Dương (AAPA) nhận định rằng: "Chúng ta mới chỉ đang ở điểm khởi đầu thôi, giờ mới chỉ là tháng 6 và ngành hàng không vẫn chưa hoàn toàn khôi phục trở lại".


 
 

Ngoài ra, nhiều hãng hàng không cũng đã phải cắt giảm mạng lưới vận tải trong mùa dịch để có thể hạ thấp chi phí hơn, ví dụ như hãng hàng không Cathay tại Hong Kong, giờ đây nhiều chuyến bay phải quá cảnh chứ không thể bay thẳng như trước. Chính điều này đã gián tiếp đẩy mạnh giá vé lên cao nhiều so với trước dịch.

Giá xăng

Nhiên liệu được biết là chiếm tới 38% tổng chi phí bình quân của toàn ngành hàng không hiện nay, cao hơn nhiều so với mức 27% trước đại dịch. Với một số hãng hàng không giá rẻ, tỷ lệ này có thể lên tới 50% khi giá xăng dầu phi mã.

Lấy ví dụ tại New York, giá xăng máy bay đã tăng hơn 80% tính từ đầu năm tới nay. Mặc dù mức tính lệ phí và thuế ở từng bang là khác nhau nhưng nhiều hãng hàng không Mỹ đã buộc phải nâng thêm giá vé để có thể bù đắp được chi phí.

Tại châu Á, phần lớn những hãng hàng không đều không có quỹ dự phòng giá xăng dầu cho nên họ rất nhạy cảm khi chi phí nhiên liệu bị biến động.


 
 

Du lịch ồ ạt

Theo Bloomberg, trong hai năm bị giãn cách đã khiến người dân tích luỹ được lượng tiền lớn và khi nền kinh tế được mở cửa, họ đã bắt đầu dùng quỹ du lịch của mình để có thể đi chơi lại, bất kể giá vé có tăng cao ra sao. Chuyên gia Hermione Joye của hãng du lịch Asia Pacific nhận định rằng đây là hành vi "du lịch trả thù" do chịu nhiều ảnh hưởng từ tâm lý tù túng sau hai năm ròng rã chịu giãn cách.

Hệ quả của hành vi này là không chỉ cầu cao mà hành khách còn sẵn sàng chấp nhận mức giá vé cao để có thể thoả mãn mong ước đi chơi của mình, từ đó vô tình khiến giá vẻ bị đẩy cao lên nữa.

Thiếu nhân viên

Bên cạnh chi phí xăng dầu cao, việc nghành hàng không thiếu nhân viên cũng là một yếu tố khiến giá vé càng trở nên đắt đỏ hơn. Sau hai năm giãn cách và phải giảm công suất, hàng trăm nghìn phi công, tiếp viên và chuyên viên kỹ thuật đã mất đi việc làm và phải chuyển sang nghành nghề khác.


 
 

Nhưng một khi nhu cầu tăng cao trở lại, nhiều hãng hàng không khó có thể tuyển dụng ồ ạt để có thể lấp chỗ trống ngay được bởi nhiều nhân viên cũ đã tìm được công việc mới.

Như tại sân bay Changi Airport tại Singapore, vốn đã từng được bình chọn là sân bay tốt nhất trên thế giới hiện đang phải đăng tuyển thêm tới 6.600 lao động. Rất nhiều cựu nhân viên đã không trở lại làm việc vì đã tìm được việc mới, trong khi nhiều người đã tìm thấy được ưu tiên mới cho gia đình hơn là đi làm.

Tình trạng của sân bay Changi đang nghiêm trọng hơn khi họ đã phải tuyên bố trả khoản thưởng 25.000 SGD cho những tình nguyện viên bán cảnh sát vốn dĩ là công việc chỉ có mức lương tối đa 3.700 SGD/tháng chuyển tới làm việc.

Những hãng hàng không nhỏ lẻ không thể chạy hết công suất tại Mỹ do các phi công đã bị nhiều hãng lớn thuê hết. Tại Anh có tới hàng trăm nghìn chuyến bay đã bị huỷ và bị trì hoãn do thiếu phi công hoặc máy bay. Tại Châu Âu, những sân bay lớn đều đang phải đối mặt với nhiều rủi ro hoãn hoặc huỷ chuyển do thiếu chuyên viên mặt đất.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

11 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

11 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

11 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

11 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước