meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Tài sản gấp 15 lần ngân khố Đại Thanh, cơ ngơi của Hòa Thân gồm những gì mà khủng khiếp tới vậy?

Thứ ba, 10/05/2022-11:05
Thời điểm đó, tổng tài sản của Hòa Thân rơi vào khoảng 1.100 triệu lạng bạc, tương đương số tiền mà quốc khố nhà Thanh phải mất 15 năm mới thu được. Nhiều người thắc mắc, tài sản của “đệ nhất tham quan” có gì mà nhiều tới vậy? 

Hòa Thân còn có tên là Hòa Khôn, thuộc tộc Nữu Hỗ Lộc của Mãn Châu. Ông sinh vào năm 1750 (năm Càn Long thứ 15), mất ngày 22 tháng 2 năm 1799. Hòa Thân là vị quan đại thần của triều Mãn Thanh dưới thời vua Càn Long. 

Người Trung Quốc xưa có câu rằng: “Cái Càn Long có thì Hòa Thân có, cái Càn Long không có thì chưa chắc Hòa Thân đã không có”. Thực tế, sau khi xem qua danh sách tài sản thu được ở tư gia của vị tham quan này, không ít người đã phải gật đầu trước sự chính xác của câu nói trên.

Đệ nhất tham quan trong lịch sử Trung Hoa

Thuở thiếu thời, gia đình nhà Hòa Thân rất nghèo, tới mức không có đủ 10 lượng bạc để nộp cho quan xin nhận lại chức quan nhỏ của cha truyền lại. Sau này, nhờ cha vợ cho 10 lạng bạc, ông mới có cơ hội bước vào chốn quan trường.


Người Trung Quốc xưa có câu rằng: “Cái Càn Long có thì Hòa Thân có, cái Càn Long không có thì chưa chắc Hòa Thân đã không có”. Ảnh minh họa
Người Trung Quốc xưa có câu rằng: “Cái Càn Long có thì Hòa Thân có, cái Càn Long không có thì chưa chắc Hòa Thân đã không có”. Ảnh minh họa

Mới đầu, Hòa Thân giữ vị trí thị vệ. Tuổi đời còn trẻ nhưng ông đã sớm có năng lực làm việc xuất sắc, có nhiều đóng góp nhất định cho triều định. Ông được Càn Long hết mực tín nhiệm và trọng dụng. Theo như lời đồn đại, Càn Long có một ấn tượng đặc biệt với vẻ ngoài của Hòa Thân. Vẻ ngoài đó gần giống với một tì thiếp đã bị thất sủng và qua đời do lỗi của Càn Long khi ông còn nhỏ. Vì thế, Càn Long rất ưu ái đặc biệt cho Hòa Thân, dễ dàng bỏ qua những sai sót nhỏ và nuông chiều ông ta.

Đây chính là lý do mà sự nghiệp chốn quan trường của Hòa Thân thăng tiến rất nhanh. Ông trải qua nhiều các thứ hàm quan trọng như: Đại học sĩ, Quân cơ đại thần, Cửu môn đề đốc. Được Càn Long ưu ái, Hòa Thân trong những năm tháng làm quan đã vơ vét, thao túng, ăn hối lộ, tham nhũng vô số lần. Chính ông là người đặt ra luật “Nghị tội ngân” - có thể lấy bạc để chuộc tội. Điều này khiến quan lại càng theo bước ông, tham nhũng và vơ vét của cải.

Thế lực Hòa Thân ngày càng mạnh khi con trai ông là Phong Thân Ân Đức kết hôn với công chúa Cố Luân Hòa Hiếu - người con gái thứ 10 của vua Càn Long rất được vua cha sủng ái. 


Theo các thống kê, diện tích đất mà Hòa Thân sở hữu rơi vào khoảng 32km2, tương đương với diện tích quận Ba Đình (Hà Nội) ngày nay
Theo các thống kê, diện tích đất mà Hòa Thân sở hữu rơi vào khoảng 32km2, tương đương với diện tích quận Ba Đình (Hà Nội) ngày nay

Mãi đến khi Càn Long qua đời vào ngày 7/2/1799, hoàng đế Gia Khánh mới có thể truy cứu các tội danh của Hòa Thân. Cụ thể, vào ngày 12/2 cùng năm đó, Hòa Thân cùng với Phúc Trường An bị bắt. Sau khi bị hạch tội, Gia Khánh đã ra chỉ dụ phán xử Hòa Thân lăng trì và tịch thu tài sản. Sau đó, Gia Khánh lại để Hòa Thân tránh được cái chết đau đớn, bắt ông tự vẫn tại phủ, gia quyến thì được miễn tội tru di.  

THAM KHẢO THÊM:

Số tài sản khổng lồ gấp 15 lần ngân khố Đại Thanh

Theo các thống kê, diện tích đất mà Hòa Thân sở hữu rơi vào khoảng 32km2, tương đương với diện tích quận Ba Đình (Hà Nội) ngày nay. Trong tay Hòa Thân còn có 42 ngân hàng (trong khi Việt Nam hiện nay chỉ có khoảng 49 ngân hàng khác nhau mà thôi) cùng với 75 tiệm cầm đồ.

Một mình Hòa Thân còn có tới 600 tì thiếp cùng với vô số người hầu. Chưa kể, “đệ nhất tham quan Trung Quốc” còn sở hữu 1,2 nghìn miếng ngọc bội, 230 chuỗi ngọc trai cỡ lớn, mỗi viên to như quả anh đào, 10 viên ngọc trai cỡ đại - mỗi viên to như quả nhãn, 10 viên hồng ngọc cùng với 40 viên ngọc bích. Đáng chú ý, san hô là một vật quý hiếm thời bấy giờ và chỉ có vua chúa, hoàng thân quốc thích mới có điều kiện dùng để làm đồ trang trí thì Hòa Thân có tới 11 tảng, mỗi tảng cao hơn 1 mét.

Bên cạnh đó, Hòa Thân còn có 14,3 nghìn tấm lụa thượng hạng, 20 nghìn tấm len lông cừu hạng tốt, 850 tấm da gấu, 550 tấm da cáo, 361 nghìn chiếc bình bằng đồng, thiếc cùng với 100 nghìn món đồ sứ do các nghệ nhân nổi tiếng làm ra. Ông còn có 600 cân nhân sâm Cát Lâm, loại tốt nhất cùng với hơn 7 nghìn bộ quần áo để mặc quanh năm.


Riêng về ngân lượng, Hòa Thân sở hữu tới 60 nghìn lượng vàng bọc đồng, 100 thỏi vàng nguyên chất (mỗi thỏi tương đương với 1 nghìn lượng vàng). Ảnh minh họa
Riêng về ngân lượng, Hòa Thân sở hữu tới 60 nghìn lượng vàng bọc đồng, 100 thỏi vàng nguyên chất (mỗi thỏi tương đương với 1 nghìn lượng vàng). Ảnh minh họa

Riêng về ngân lượng, Hòa Thân sở hữu tới 60 nghìn lượng vàng bọc đồng, 100 thỏi vàng nguyên chất (mỗi thỏi tương đương với 1 nghìn lượng vàng). Ngoài ra, ông còn có 58 nghìn cân tiền ngoại và 1,5 tỷ đồng tiền xu. Đặc biệt, Hòa Thân còn có tới 24 chiếc giường bằng vàng ròng, mỗi chiếc được nạm bởi 8 loại đá quý khác nhau.

Nhiều người khẳng định rằng, tài sản của Hòa Thân tương đương với quốc khố mà triều đình nhà Thanh phải mất 15 năm mới có thể có được. Điều này chứng tỏ độ giàu có của Hòa Thân khủng khiếp đến mức nào.

Bên cạnh đó, “đệ nhất tham quan” Hòa Thân còn có 2 vật trấn trạch được cất giấu trong hòn giả sơn trước nhà. Đó chính con Tỳ Hưu và chữ Phúc. Được biết, chữ Phúc này được chính vua Khang Hi viết tặng bà nội nhân ngày mừng thượng thọ, tuy nhiên không biết bằng cách nào mà lọt vào tay Hòa Thân. 

Được biết, Tỳ Hưu là linh vật có hình dáng hơi giống với Kỳ Lân, thường được thờ phụng với ý nghĩa mang tới tài lộc bình an cho người sở hữu. Mãi tới khi đập vỡ hòn giả sơn, các quan mới biết ở trong núi đá ấy có con Tỳ Hưu. Điều đáng nói, con Tỳ Hưu của Hòa Thân còn to hơn Tỳ Hưu của vua. Ngọc để tạc con Tỳ Hưu này là ngọc phỉ thúy xanh lý mát rượi, trong khi con Tỳ Hưu của vua chỉ dám tạc bằng bạch ngọc. Bụng và mông con Tỳ Hưu của Hòa Thân to hơn bụng, mông con Tỳ Hưu của vua. Điều này với ngụ ý có thể khiến Hòa Thân nhiều vàng bạc hơn vua.

Sau khi tịch thu con Tỳ Hưu của Hòa Thân, vua Gia Khánh không thể tịch thu nốt chữ Phúc mà Càn Long đã viết bởi nó đã được gắn chết vào đá hồng ngọc. Nếu đập đá ra để lấy chữ thì đá sẽ vỡ, ý chỉ phúc sẽ tan. Mà chữ Phúc này do vua Khang Hy viết nên không ai dám phạm thượng. Thế là, vua Gia Khánh đành ngậm ngùi để “Phúc” lại cho nhà Hòa Thân. Nhiều người cho rằng, đây chính là nguyên nhân dù phạm nhiều tội tày đình nhưng Hòa Thân chỉ chết một mình, thay vì phải bị tru di tam tộc.
 

Theo: thethaovanhoa.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

13 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

13 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

13 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

13 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước