Tác gia là gì? Sự khác nhau giữa tác gia và tác giả
BÀI LIÊN QUAN
Sự đam mê là gì? Cách theo đuổi đam mê trọn vẹn nhấtCameo là gì? Vai trò của Cameo trong mỗi tác phẩm nghệ thuậtTác gia và tác giả là hai từ chúng ta thường xuyên nhìn thấy trong lĩnh vực văn học nhưng đây không phải hai khái niệm giống nhau. Để phân biệt được tác giả và tác gia cũng không khó có thể dựa vào định nghĩa để đưa ra những đúc kết về sự giống và khác nhau. Nhưng chung quy lại đây đều là những người sáng tác ra các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học... và có ảnh hưởng lớn đến đời sống.
Tác giả và tác gia là gì?
Tác giả
Theo từ điển Tiếng Việt đưa ra khái niệm thì: “Tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra toàn bộ hoặc một phần tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học nào đó”. Ngoài ra, luật sở hữu trí tuệ Việt Nam cũng đã đưa ra định nghĩa quyền tác giả để đảm bảo cho những tác phẩm không bị đánh cắp, theo đó: “Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu”. Vậy hiểu theo nghĩa đơn giản thì tác giả chính là người sáng tác ra những tác phẩm cụ thể thông qua quá trình sáng tạo dựa trên việc tư duy và chất xám của họ.
Tác gia
Cũng theo từ điển Tiếng Việt đưa ra khái niệm thì: “Tác gia là tác giả lớn, có tác phẩm gây ảnh hưởng sâu rộng tới đời sống xã hội”. Trong luật sở hữu trí tuệ Việt Nam lại không đưa ra các khái niệm về quyền tác gia.
Phân biệt tác gia và tác giả
Tác giả và tác gia đều là những từ dùng để chỉ người có khả năng sáng tác trong lĩnh vực khoa học, nghệ thuật, văn học. Nhưng ngoài những điểm giống nhau thì vẫn còn những điểm khác nhau giữa hai khái niệm này như sau:
Về ý nghĩa: Tác giả chỉ những người sáng tác còn tác gia chỉ những tác giả lớn.
Về phạm vi: Tác giả có thể dùng cho nhiều đối tượng khác nhau, tác gia chỉ dành cho những người có tầm ảnh hưởng sâu sắc trong lĩnh vực. Tác giả không thể gọi là tác gia nhưng tác gia bao trùm cả tác giả.
Về lĩnh vực: Tác giả có thể dùng cho mọi lĩnh vực từ nghệ thuật, ca hát, văn học đến khoa học, công nghệ... Nhưng tác gia thường chỉ sử dụng trong lĩnh vực văn học để chỉ những người có ảnh hưởng lớn đến nền văn học quốc gia.
Ví dụ Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa là tác giả vừa là tác gia lớn của nền văn học Việt Nam vì Bác đã để lại cho nền thơ ca nước nhà những tác phẩm lớn và cực kì có giá trị. Những tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh có sức ảnh hưởng sâu sắc khi phản ánh thực tế của đất nước lúc bấy giờ và cho đến thời điểm hiện tại những tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn có sức ảnh hưởng và được giảng dạy trong các trường học để giúp chúng ta hiểu hơn về đất nước của mình cũng như lịch sử của dân tộc.
9 tác gia lớn của văn học Việt Nam
Trong nền văn học Việt Nam có rất nhiều tác giả nổi tiếng đã được gọi là tác gia, vì những đóng góp của họ cho nền văn học nước nhà là điều không thể bàn cãi. Những tác phẩm này đã đi cùng với năm tháng và có ý nghĩa rất lớn đối với các thế hệ sau này. Trong đó phải kể tới 9 tác gia lớn của Việt Nam như:
Tác gia Nguyễn Khuyến
Nguyễn Khuyến sinh ra và tại quê ngoại là làng Văn Khế, xã Hoàng Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định, tên lúc nhỏ là Nguyễn Thắng hiệu là tự Miễu Chi. Ông sinh ngày 15 tháng 2 năm 1835 mất ngày 5 tháng 2 năm 1909. Quê nội của ông ở làng Vị Hạ, xã Yên Đổ, nay thuộc xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Ngay từ nhỏ ông đã nổi tiếng là người thông minh, hiếu học và được bạn bè xung quanh ngưỡng mộ.
Tác phẩm nổi tiếng:
- Quế Sơn thi tập
- Yên Đổ thi tập
- Bách Liêu thi văn tập
- Bạn đến chơi nhà
- Cẩm Ngữ
- Cùng nhiều bài ca, hát ả đào, văn tế, câu đối truyền miệng.
Vào thế kỉ XX, Nguyễn Khuyến là một trong số rất nhiều nhà thơ lớn của nước ta với những tác phẩm nổi tiếng. Ông là một tâm hồn Việt Nam tiêu biểu vừa có thể sáng tác thơ trữ tình vừa sáng tác thơ trào phúng phản ánh xã hội Việt Nam. Ông đã từng tham gia vào triều chính nhưng sau đó chọn cách lui về ở ẩn sáng tác thơ ca.
Tác gia Phan Bội Châu
Phan Bội Châu sinh ngày 26 tháng 12 năm 1867 tại làng Đan Nhiễm, xã Xuân Hòa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Tên thật Phan Bội Châu là Phan Văn San. Sau này khi sáng tác ông đã lấy nhiều bút danh khác nhau ban đầu là Hải Thụ về sau đổi là Sào Nam. Bên cạnh đó, ông còn có các biệt hiệu khác như Phan Giải San, Sào Nam Tử, Hạo Sinh... Phan Bội Châu mất ngày 29 tháng 10 năm 1940.
Vào thế kỷ XX, ông cũng là một trong những tác gia lớn của Việt Nam với những tác phẩm sâu sắc, đầy ý nghĩa. Ông còn tham gia vào các cuộc cách mạng và có ý chí chiến đấu cao, sự tận tụy với đất nước trong công cuộc giải phóng dân tộc. Chính những kinh nghiệm từ chiến trường được ông mang vào thơ ca đã làm nên một tác giả Phan Bội Châu nổi tiếng như vậy.
Tác phẩm nổi bật:
- Việt Nam Quốc sử khảo
- Ngục Trung Thư
- Lưu Cầu Huyết Lệ Tân Thư
- Việt Nam vong quốc sử
- Việt Nam Quốc sử bình diễn ca
- Cao đẳng Quốc Dân Di Cảo
- Chủng diệt dự ngôn
- Tân Việt Nam
- Thiên Hồ Đế Hồ
- Khuyến quốc dân du học ca
- Hải ngoại huyết thư
Tác gia Tản Đà
Tản Đà sinh ngày 19 tháng 5 năm 1889 tên thật là Nguyễn Khắc Hiếu. Bút danh Tản Đà có ý nghĩa rất lớn khi được ghép từ 2 cụm từ núi Tản Viên và sông Đà là quê hương nơi ông sinh ra. mất ngày 7 tháng 6 năm 1939.
Ông cũng là một nhà thơ lớn của Việt Nam vào thế kỷ XX, ông cũng chính là người đi tiên phong cho phong trào thơ hiện đại ở nước ta. Những tác phẩm của ông mang đến một nguồn cảm hứng mới cho văn học Việt Nam lúc bấy giờ khi là sự hòa quyện của nhiều yếu tố khác nhau. Tản Đà mất ngày 7 tháng 6 năm 1939.
Tác phẩm nổi tiếng:
- Thề non nước
- Muốn làm thằng Cuội
- Tương tư
- Lại say
- Đời đáng chán
- Hầu giời
Tác gia Thế Lữ
Thế Lữ tên thật là Nguyễn Đình Lễ, ông sinh ngày 10 tháng 6 năm 1907 và mất ngày 3 tháng 6 năm 1989. Trong sự nghiệp sáng tác của ông ông đã mang một làn gió mới cho nền thơ văn Việt Nam. Mặc dù là những tác phẩm đậm chất lãng mạn nhưng vẫn thể hiện được cái tôi một cách trọn vẹn nhất. Dẫu thời điểm đó văn học thơ ca chưa được coi trọng nhưng những người thi sĩ như ông đã dám đứng lên phá bỏ mọi giới hạn, rào cản.
Tác phẩm nổi bật:
- Thơ Mấy vần thơ (1935)
- Mấy vần thơ, tập mới (1941)
- Nhớ rừng
Tác gia Hàn Mặc Tử
Hàn Mặc Tử hay còn gọi là Hàn Mạc Tử sinh ngày 22 tháng 9 năm 1912 tại thành phố Đồng Hới. Trong phong cách thơ ca của ông luôn toát lên những ý nghĩa sâu xa mà không phải ai cũng có thể hiểu được, thơ của Hàn Mặc Tử rất phức tạp, ẩn dụ nhiều hình ảnh và mang những triết lý sâu sắc. Thơ của ông phản ánh hiện thực xã hội đầy rối ren nên có lẽ vì thế mà cũng mang đầy những lời tự sự. Ông mất ngày 11 tháng 11 năm 1940 tại thành phố Quy Nhơn.
Tác phẩm tiêu biểu:
- Lệ Thanh thi tập
- Gái Quê
- Thơ Điên
- Xuân như ý
- Thượng Thanh Khí
- Cẩm Châu Duyên
- Duyên kỳ ngộ
- Quần tiên hội
- Chơi Giữa Mùa Trăng
Tác gia Nam Cao
Nam Cao tên thật là Trần Hữu Tri (Trần Hữu Trí) sinh ngày 29 tháng 10 năm 1915 tại Hà Nam. Ông là một trong những nhà văn hiện thực lớn của đất nước vào thế kỉ XX với những tác phẩm văn học phản ánh hiện thực đầy đau khổ, nghiệt ngã của tầng lớp tri thức nghèo, tầng lớp nông dân. Nam Cao mất ngày 30 tháng 11 năm 1951.
Ông có một kho tàng các tác phẩm đồ sộ mà đến nay vẫn được mọi người nhắc đến như:
- Sống mòn
- Chí Phèo
- Đời thừa
- Lão Hạc
- Một đám cưới
- Một bữa no
Tác gia Tố Hữu
Tố Hữu tên thật là Nguyễn Kim Thành sinh ngày 4 tháng 10 năm 1930 tại làng Phù Lai, nay thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Các tác phẩm văn học của Tố Hữu chủ yếu phản ánh về cách mạng, công cuộc kháng chiến cứu nước và thể hiện niềm tự hào dân tộc. Tố Hữu mất ngày 9 tháng 12 năm 2002.
Tác phẩm tiêu biểu:
- Từ ấy (1937 – 1946)
- Việt Bắc (1947 – 1954)
- Gió lộng (1955 – 1961)
- Ra trận (1962 – 1971)
- Máu và Hoa (1972 – 1977)
- Một tiếng đờn (1978 – 1992)
- Ta với ta (1992 – 1999)
- Nhớ lại một thời (hồi ký, 2000)
- Một khúc ca xuân (thơ, 1977)
Tác gia Nguyễn Trãi
Nguyễn Trãi hiệu là Ức Trai sinh năm 1380 là một trong những người đã góp phần xây dựng lên nền văn học nước nhà lúc bấy giờ. Những tác phẩm của ông đã góp phần cổ vũ, khích lệ tinh thần của những binh sĩ trong thời kì đánh giặc ngoại xâm. Ông mất ngày 19 tháng 9 năm 1442.
Tác phẩm nổi bật:
- Bình Ngô đại cáo
- Quốc âm thi tập
- Quân trung từ mệnh tập
- Dư địa chí
Tác gia Nguyễn Du
Nguyễn Du tên tự là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, biệt hiệu là Hồng Sơn lạp hộ, Nam Hải điếu đồ. Ông là một trong những đại thi hào của dân tộc ra được biết đến qua những tác phẩm thơ ca đậm chất thực khi đã phản ánh được cuộc sống lúc bấy giờ.
Tác phẩm tiêu biểu:
- Truyện Kiều
- Thanh Hiên thi tập
- Nam trung tạp ngâm
- Bắc hành tạp lục
Trong số kho tàng đồ sộ các tác phẩm ấy, Truyện Kiều chính là tác phẩm vang danh nhất của ông được bạn bè quốc tế biết đến nhiều nhất.
Qua bài viết trên độc giả đã hiểu được thế nào là tác gia thế nào là tác giả để có thể sử dụng một cách hợp lý chứ không sử dụng tùy tiện và nhầm lẫn hai thuật ngữ này trong cuộc sống và công việc.