meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Staff là gì? Các chức vụ của Staff trong công ty

Thứ sáu, 13/10/2023-17:10
Có thể nói thuật ngữ Staff là một thuật ngữ vô cùng quen thuộc và được sử dụng phổ biến trong cuộc sống thường ngày, nhưng không phải ai cũng biết được ý nghĩa thực sự của Staff. Vậy staff là gì? Staff có giống với Worker hay Employee,…hay không? Cùng theo dõi các thông tin bên dưới để lý giải các thắc mắc trên nhé.

Staff là gì?

Staff là thuật ngữ được sử dụng với nhiều cách viết và ý nghĩa khi được dịch ra Tiếng Việt.





Staff là gì?
Staff là gì?

Lý giải Staff là gì theo từ điển Anh – Việt

Với nền kinh tế hội nhập đa quốc gia chính là lý do khiến chúng ta thường xuyên sử dụng ngoại ngữ hơn, đặc biệt là tiếng Anh. Chúng ta phải thường xuyên sử dụng tiếng Anh để giao tiếp vì đây chính là ngôn ngữ phổ biến trên toàn cầu. Tiếng Anh còn được sử dụng để làm tên gọi ở một số lĩnh vực như Waitress Staff, Event Staff hay Cooking Staff,… 

Tận dụng được sự phong phú, đa dạng của ngôn ngữ Tiếng Anh cũng là một trong những nhân tố khiến cho việc kinh doanh Nhà hàng – Khách sạn trở nên chuyên nghiệp hơn. Đồng thời dễ dàng thu hút được nhiều nguồn nhân lực tiềm năng. Vậy bạn đã biết Staff là gì chưa?

Từ điển Anh Việt sẽ lý giải cho bạn Staff có nghĩa là nhân viên, đây cũng có thể được hiểu là các vị trí cấp thấp trong các bộ phận của doanh nghiệp. Mỗi người thuộc lĩnh vực khác nhau thì cũng sẽ có nhiệm vụ, trách nhiệm khác nhau nhưng đều phải làm việc dưới sự quản lý của quản lý bộ phận. Mỗi bộ phận cũng sẽ có các key staff nghĩa là vị trí chủ chốt, then chốt.





Lý giải Staff là gì theo từ điển Anh – Việt
Lý giải Staff là gì theo từ điển Anh – Việt

Staff khi kết hợp với các từ ngữ khác

  • Staff trong Kpop: Kpop hay Korean Pop là dòng nhạc Pop của Hàn quốc.  Khi xem những chương trình âm nhạc hay truyền hình thực tế của Hàn Quốc, bạn sẽ thường xuyên thấy trên áo của nhiều người có chữ Staff. Staff ở đây đơn giản nghĩa là nhân viên trong Kpop, ám chỉ những nhân viên thuộc ban tổ chức của chương trình âm nhạc đó.
  • Sales staff hay sale staff là gì? Bạn cần phân biệt được Sales và Sale bởi chúng khác nhau nên khi kết hợp với Staff cũng sẽ có ngữ nghĩa khác nhau. Sales staff nghĩa là nhân viên kinh doanh chỉ một mô hình rộng hơn. Còn sale staff lại có nghĩa hẹp hơn là nhân viên bán hàng.
  • Operation staff là gì? Từ Operation có nghĩa là hoạt động, khi kết hợp với staff đi kèm phía sau sẽ có nghĩa là nhân viên vận hành.
  • Office staff nghĩa là nhân viên văn phòng.
  • HR staff là gì? Nếu bạn đang theo đuổi hay đang làm trong lĩnh vực nhân sự thì cụm từ này có nghĩa là nhân viên phòng nhân sự.
  • QC staff: QC viết tắt của từ Quality Control, khi kết hợp với Staff có nghĩa là nhân viên kiểm soát chất lượng. Tương tự QA staff hay Quality Assurance Staff nghĩa là nhân viên đảm bảo chất lượng. Đây là hai vị trí việc làm hoàn toàn khác nhau.

Ngoài ra còn một số cụm từ khác như: Business staff được hiểu là nhân viên thuộc bộ phận kinh doanh. Executive staff là nhân viên điều hành. Và production staff được dịch là nhân viên sản xuất.





Staff khi kết hợp với các từ ngữ khác
Staff khi kết hợp với các từ ngữ khác

Staff và các từ đồng nghĩa

Sự đa dạng của Tiếng Anh là điều mà không phải ai cũng dễ dàng nắm bắt và hiểu rõ hết được, từ nhân viên của Tiếng Việt khi được dịch sang tiếng Anh sẽ thu được nhiều từ khác nhau. Nếu bạn là người không phải là người thông thạo hay hiểu được bản chất của từng từ sẽ dễ sử dụng từ sai ngữ cảnh. Chính vì vậy thông tin dưới đây sẽ giúp bạn phân biệt được Staff với các từ đồng nghĩa khác:

Staff

Chỉ nhiều người hay ám chỉ cả đội ngũ nhân viên trong một công ty, tổ chức mà không bao gồm các nhân sự quản lý. Staff được sử dụng ở thể không đếm được.

Employee

Trái ngược với Staff, Employee là từ chỉ một người. Họ là nhân viên trong công ty và nhận lương hàng tháng theo hợp đồng lao động. Tuy nhiên khi bạn chia Employee ở dạng số nhiều Employees thì sẽ mang nghĩa tương tự như Staff.

Worker

Tương tự như Employee từ này cũng chỉ một người. Tuy nhiên Worker lại thường được sử dụng để nói về người lao động làm việc trong các lĩnh vực hoạt động nhiều người như xây dựng,… và họ nhận thù lao theo giờ, ngày hoặc tuần. Lưu ý rằng bạn không thể sử dụng từ worker để chỉ người quản lý.

Clerk

Clerk là từ chỉ một người, họ làm các công việc liên quan đến xử lý hồ sơ trong công ty, cửa hàng. Trong các khách sạn ám chỉ vị trí nhân viên lễ tân.

Personnel

Tương tự với từ Staff, từ này được sử dụng để chỉ nhiều người, tức là cả đội ngũ nhân sự làm việc trong công ty hay tổ chức. Tuy nhiên personnel bao gồm cả nhân sự quản lý, tổ chức.





Staff và các từ đồng nghĩa
Staff và các từ đồng nghĩa

Staff thường gắn liền với những nghề nào?

Trên thực tế, với sự bao quát rộng về ngữ nghĩa, Staff được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực thay vì việc sử dụng các cụm từ ghép như trong Tiếng Việt. Ta có thể điểm qua một số lĩnh vực quen thuộc như:





Staff thường gắn liền với những nghề nào
Staff thường gắn liền với những nghề nào

Lĩnh vực nhà hàng, khách sạn

Có thể nói đây là một trong những lĩnh vực sử dụng nhiều từ Staff nhiều nhất hiện nay. Trong đó chúng ta có thể dễ dàng thấy được hàng loạt các  vị trí, chức danh trong ngành gắn liền với Staff. Cụ thể như:

  • Reception Staff  ám chỉ toàn bộ nhân viên thuộc bộ phận lễ tân của một nhà hàng, khách sạn. 
  • Concierge Staff là nhân viên hỗ trợ khách hàng hay các chuyên viên tư vấn và giải đáp các thắc mắc của khách hàng.
  • Reservation Staff là tên gọi nhân viên thuộc bộ phận phòng trong các khách sạn. Họ chịu trách nhiệm chính trong việc đặt, giao và đổi trả,… phòng.
  • Laundry Staff là nhân viên thuộc bộ phận giặt là trong khách sạn.
  • Housekeeping Staff là nhân viên thuộc bộ phận buồng phòng.
  • Ngoài ra còn có một số vị trí trong lĩnh vực này được sử dụng với từ Staff như Cashier Staff hay Banqueting Staff,…

Lĩnh vực vận hành Vận hành

Đây cũng là lĩnh vực sử dụng từ Staff để gọi chức danh, vị trí của nhân viên. Theo đó, nhân viên hoạt động trong lĩnh vực này thường được biết đến với tên gọi Operation Staff, vừa đúng tính chất của ngành lại vừa thể hiện được sự chuyên nghiệp và tính chuyên môn cao.

Lĩnh vực Marketing

Trong lĩnh vực truyền thông, quảng cáo, Staff cũng được sử dụng khá nhiều để chỉ vị trí và công việc của nhân viên. Các cụm từ thường gặp trong lĩnh vực này có thể kể đến như Marketing Staff, Sales Staff và Telesale Staff,… Nhân viên các bộ phận này sẽ thực hiện các công việc khác nhưng đều phục vụ mục tiêu chung là đem sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đến gần hơn với khách hàng.





Staff ở lĩnh vực Marketing
Staff ở lĩnh vực Marketing

Lĩnh vực kinh doanh, thương mại

Đối với lĩnh vực này, Staff được sử dụng nhiều với cụm từ Business Staff, tức là nhân viên kinh doanh. Việc lựa chọn sử dụng Business Staff thay vì các từ mang nghĩa tương đương trong Tiếng Việt không chỉ giúp từ ngữ trở nên ngắn gọn mà còn nâng cao tính chuyên nghiệp và thuận lợi hơn trong thông thương và giao lưu quốc tế. 

Lĩnh vực giải trí Nếu bạn là người yêu thích nền văn hóa giải trí Hàn Quốc, chắc hẳn không còn xa lạ với cụm từ Staff Idol hay Staff Kpop. Vậy Staff là gì trong Kpop? Đây là cụm từ chỉ nhân viên, trợ lý có nhiệm vụ hỗ trợ, chăm sóc,… cho các Idol Hàn Quốc trong quá trình di chuyển, thực hiện công việc hoặc nghỉ ngơi,…

Lời kết

Qua bài viết trên bạn có thể nắm rõ khái niệm Staff là gì, cách phân biệt các từ đồng nghĩa và các vị trí liên quan đến Staff. Mong rằng bài viết trên hữu ích đối với bạn. Để cập nhật thêm kiến thức mới nhất hàng ngày về lĩnh vực Bất động sản/Môi giới bđs - Kinh tế tài chính - Đầu tư – Thị trường IPO - Hỏi đáp phát luật - Công nghệ, hãy truy cập Chuyên trang Tin tức của website Meeyland.com.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

Mức độ quan tâm tìm kiếm chung cư Hà Nội giảm 47%: Nhiều nhà đầu tư đã nhanh chân "chốt lời”?

4 giờ trước

Nghịch lý về giá nhà ở xã hội giá ngang nhà thương mại

4 giờ trước

TP. HCM: Siết chặt xử phạt hành vi xả rác, vẽ bậy gây mất mỹ quan đô thị

4 giờ trước

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

1 ngày trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

1 ngày trước