“Sốt đất” lan rộng nhiều nơi, giấc mơ an cư của người nghèo “tan biến”
BÀI LIÊN QUAN
Chuyện “sốt đất” ảo: Rao bán lô đất 50 triệu đồng/m2 mãi chẳng ai mua, “sững sờ” vì hàng xóm phát giá gấp đôi chỉ sau một thángSốt đất lan rộng trên cả nước, nguyên nhân do đâu?Bộ Xây dựng tiến hành tổng rà soát khi môi giới bất động sản thao túng thị trường tạo "sốt đất"Dưới tác động của nhiều yếu tố khác nhau, giá nhà đất tại nhiều địa phương trên cả nước. “Sốt đất” khắp nơi đã khiến cho giấc mơ an cư của hàng triệu người nghèo trở nên xa vời.
Giá đất tăng nhanh chóng ở nhiều địa phương
Thời điểm cuối năm 2020, vợ chồng anh Nguyễn Đức Hiếu được giới thiệu mua một ngôi nhà có diện tích 30m2 nằm trong ngõ rộng ô tô tránh nhau ở khu vực Thanh Đàm (phường Thanh Trì, quận Hoàng Mai, Hà Nội) với mức giá là 3,1 tỷ đồng. Hai vợ chồng anh chị dù rất thích thiết kế và vị trí của ngôi nhà, nhưng do số tiền quá lớn so với khả năng tài chính nên hai vợ chồng anh Hiếu quyết định tiết kiệm tích góp, chờ thời điểm thích hợp hơn sẽ mua sau.
Hai vợ chồng anh Hiếu, thời điểm 2020 chỉ có 1,5 tỷ đồng tiền tiết kiệm. Nếu quyết mua nhà ở thời điểm nói trên thì phải vay ngân hàng tới 1,6 tỷ đồng. Áp lực trả lãi và gốc ngân hàng hàng tháng quá lớn khiến vợ chồng anh chị khá băn khoăn và quyết định để tiền làm ăn thêm một thời gian nữa mới quyết định mua.
“Quay cuồng” trong cơn sốt đất Bình Phước, người dân chen chân đi làm hồ sơ chuyển nhượng từ 3h sáng
Chỉ trong thời gian ngắn, Bình Phước liên tục xảy ra các vụ việc liên quan đến giao dịch mua bán đất làm xôn xao dư luận. Người dân quay cuồng trong cơn “sốt” đất, chen lấn làm hồ sơ giấy tờ liên quan đến đất đai thậm chí sẵn sàng vi phạm pháp luật vì đất.Cần có biện pháp “chặn đứng” các cơn sốt đất, tránh trường hợp “cò đất” lộng hành
Trước thực trạng giá đất hiện nay đang tăng nóng bất thường nên chính quyền tại nhiều địa phương đã chủ động đưa ra các giải pháp nhằm ngăn chặn các cơn sốt đất. Các chuyên gia cho rằng, để có thể có giải pháp căn cơ cần ban hành các luật đánh thuế tài sản, đánh thuế lũy tiến với những người sở hữu nhiều nhà đất. Và từ đó tiến hành siết đầu cơ vào bất động sản, uốn nắn dòng tiền chảy vào sản xuất kinh doanh.Điểm sốt đất tại Tây Nguyên bỗng dưng "lao dốc" không phanh khi "cò đất" đột ngột mất hút
Có thể thấy, sau một thời gian giới đầu tư nhỏ lẻ từ nhiều nơi đã rầm rộ đổ về mua đất đã khiến cho giá đất nhảy múa loạn nhịp thì hiện nay, tại xã Cư Suê, huyện Cư M’gar (Đắk Lắk) giá đất đã nhanh chóng hạ nhiệt.Qua thời là tâm điểm sốt đất, bất động sản Bắc Giang giờ chẳng còn mấy nhà đầu tư
Kể từ đợt sốt đất điên đảo một năm trước tại thị trường tỉnh Bắc Giang, bất động sản nơi đây hiện đang dần trầm lắng. Tuy nhiên, thực tế là giá đất tại một số khu vực vẫn đang ở mức khá cao dù nhà đầu tư đã rời sang các thị trường khác.Tuy nhiên, từ đầu năm 2021, giá nhà đất tại nhiều địa phương liên tiếp tăng cao chóng mặt. Căn nhà trước kia anh Hiếu dự định mua nay được rao bán với mức giá 4,3 tỷ đồng. Như vậy chỉ sau hơn 1 năm, giá nhà đã tăng tới 1,2 tỷ đồng. Trong khi đó, trong năm 2021, hai vợ chồng anh Hiếu dù đã rất cố gắng, nỗ lực tiết kiệm nhưng chỉ tiết kiệm được khoảng hơn 300 triệu đồng. Với đà tăng giá nhà đất nhanh chóng như thế này, việc mua nhà, mua đất gần như là chuyện không tưởng đối với anh Hiếu.
Theo anh Hiếu chia sẻ, anh đã khảo sát khắp nơi và nhận ra với tầm giá gần 2 tỷ đồng, giờ gần như anh không thể tìm mua được bất cứ căn nhà nào có sổ đỏ tại thị trường Hà Nội. Nếu mua anh buộc phải chọn những căn nhà bị lỗi phong thủy. Ngay cả những căn nhà nằm trong ngõ bé, lối đi chưa đầy 2m, giá cũng đã tăng lên 3 tỷ đồng/căn có diện tích trung bình 30m2.
Tương tự hoàn cảnh của anh Hiếu, vợ chồng chị Phạm Thùy Dung (Hà Đông, Hà Nội) cũng đang vô cùng hoang mang khi giá đất ở các khu vực xa trung tâm Hà Nội cũng tăng chóng mặt. Thời điểm cuối năm 2020, chị Dung dự định mua một mảnh đất rộng 50m2 có giá khoảng 600 triệu đồng ở xã Ngọc Nhị, Ba Vì (Hà Nội) để xây nhà. Tuy nhiên ngay khi vừa đặt cọc mảnh đất này xong thì đã có nhà đầu tư sẵn sàng trả mức giá cao hơn để được mua lại.
Chị Dung chia sẻ, kể từ thời điểm tháng 10/2020 đến thời điểm hiện tại, giá đất Ba Vì liên tục tăng. Nhà đầu tư, “cò đất” đổ xô đến vùng quê này để săn lùng đất, lướt sóng, khiến giá đất liên tục tăng cao phi mã. Thời điểm tháng 11/2020, chị Dung đã đặt cọc 50 triệu để mua miếng đất trị giá 600 triệu đồng nói trên, tuy nhiên sau đó chủ đất hủy cọc, chấp nhận bồi thường cho chị Dung vì có một nhà đầu tư ở Hưng Yên sẵn sàng trả giá cao hơn gấp 1,5 lần để sở hữu mảnh đất nói trên. Miếng đất giá 600 triệu đồng đã được anh chị tăng lên 800 triệu đồng chỉ trong vòng 1 tuần ngắn ngủi.
Chị Phạm Ngọc Hoa ở Sơn Tây chia sẻ, những mảnh đất có vị trí đẹp, đường đi thuận lợi hiện nay đều đã có chủ và được mua đi bán lại nhiều lần với mức giá cao gần gấp đôi, gấp ba so với ban đầu. Người lao động có thu nhập thấp hiện giờ gặp muôn vàn khó khăn khi muốn tìm mua những mảnh đất phù hợp với ngân sách để mua vì giá cao, trong khi những lô đất có giá phải chăng thì đều bị môi giới, nhà đầu tư ôm vào ngay lập tức, không có đất để mua.
Nhà giá rẻ gần như “tuyệt chủng” trên thị trường
Thực tế, câu chuyện giá nhà tăng chóng mặt đã không còn xa lạ với người dân. Theo số liệu mới công bố từ Bộ Xây dựng, giá bất động sản trong năm 2021 đã tăng rất mạnh. Đơn cử, khu vực vùng ven Thủ đô Hà Nội như Ba Vì đã tăng tới 45%, huyện Quốc Oai đã tăng gần 20%, một số điểm thuộc các tỉnh như Hòa Bình đã tăng gần 46%, giá đất Bắc Ninh đã tăng 20%, giá đất Hưng Yên tăng gần 26%.
Theo báo cáo khảo sát của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho thấy, 70% người dân đô thị tại Việt Nam hiện nay có nhu cầu mua nhà ở mức giá dưới 25 triệu đồng/m2. Thế nhưng, điều nghịch lý là ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay không xuất hiện bất cứ dự án nào có mức giá dưới 25 triệu đồng/m2 trong suốt hơn 2 năm vừa qua. Tình trạng ở Hà Nội thực tế cũng không khả quan hơn khi các dự án nhà trung bình 25 triệu đồng/m2 cũng dần biến mất. Thay vào đó, các dự án nhà có mức giá trung bình 40 - 50 triệu đồng/m2 chiếm số lượng áp đảo trên thị trường. Thậm chí, vào một số thời điểm, phân khúc căn hộ cao cấp, hạng sang còn chiếm trọng tỷ trọng cao nhất thị trường bất động sản.
Chia sẻ từ ông Nguyễn Văn Đính, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, nếu xu hướng giá bất động sản tăng tiếp tục tăng trong thời gian tới thì dòng sản phẩm chung cư, nhà ở nằm trong ngưỡng 2 tỷ đồng sẽ gần như “tuyệt chủng”. Điều đó đồng nghĩa với việc rất nhiều người sẽ phải từ bỏ giấc mơ mua nhà an cư hoặc sẽ phải mất nhiều thời gian để tiết kiệm, tích lũy.
Nguồn cung khan hiếm do ảnh hưởng của lệnh giãn cách xã hội, tâm lý muốn mua nhà ở do lo ngại đại dịch, lạm phát đã khiến cho giá nhà gần như tăng theo chiều thẳng đứng. Ngoài ra sự bất cập, thiếu đồng bộ về hệ thống pháp luật xây dựng, quy hoạch, đầu tư, thuế…dẫn đến doanh nghiệp phát triển bất động sản mất nhiều thời gian hơn cho quá trình làm hồ sơ đầu tư xây dựng phát triển các dự án mới. Tình trạng thiếu hụt nguồn cung nhiều khả năng sẽ còn tiếp diễn khi giá xăng dầu, vật liệu xây dựng tăng cao. Điều này cũng là yếu tố góp phần đẩy giá bán nhà lên một ngưỡng mới.