Sau đại dịch, ngành bán lẻ "thay áo": Người dùng ưa chuộng mua sắm offline, mối lo mới là lạm phát
BÀI LIÊN QUAN
Đề xuất giá điện tăng nếu giá bán lẻ bình quân tăng từ 1%Doanh nghiệp xăng dầu bán lẻ than vãn vì chiết khấu 0 đồng có thể khiến họ phá sảnNhật Bản lép vế trước các đại diện từ Mỹ, Trung Quốc và Châu Âu dù tiên phong trong ngành xe điệnTheo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh, trong báo cáo về ngành bán lẻ vừ được Vietnam Report công bố, chuyên viên phân tích có nhận định rằng trái ngược với tình trạng ảm đạm khi hàng loạt các cửa hàng phải đóng cửa với mục đích thực hiện giãn cách xã hội cách đây một năm, thị trường bán lẻ cũng đã sôi động trở lại trong nhịp sống thị trường tiếp theo.
Bức tranh bán lẻ với gam màu sáng
Trong 9 tháng đầu năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt mức hơn 4.000 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước tăng 21% và đang dần bắt kịp với tốc độ tăng của cùng kỳ các năm trước khi dịch bệnh xảy ra, trong đó, nhóm bán lẻ hàng hóa cũng đã đạt mức tăng trưởng khá tốt.
Theo khảo sát của Doanh nghiệp bán lẻ của Vietnam Report thực hiện trong tháng 8 cho thấy, có 53,8% doanh nghiệp bán lẻ hiện đã đạt được hiệu quả kinh doanh bằng và vượt mức trước đại dịch COVID-19. Khảo sát này cũng đã chỉ ra rằng có sự phân hóa nhất định giữa các nhóm hàng hóa khác nhau. Và tỷ lệ doanh nghiệp phục hồi kinh doanh vận hàng các chuỗi bán lẻ hàng lâu bền cao hơn hẳn so với chuỗi hàng tiêu dùng nhanh.
Nhiều khó khăn khi tìm kiếm mặt bằng cho thuê của ngành bán lẻ
Việc gia nhập một thị trường mới của các doanh nghiệp bán lẻ cũng gặp phải không ít khó khăn với bài toán mặt bằng.Đề xuất giá điện tăng nếu giá bán lẻ bình quân tăng từ 1%
Mới đây, Bộ Công Thương đang thực hiện lấy ý kiến dự thảo về cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân. Theo dự thảo, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ được điều chỉnh tăng giá điện khi các chi phí đầu vào biến động, làm giá bán lẻ bình quân tăng từ 1% trở lên so với hiện hành.Còn trong từng ngành hàng cũng đã chứng kiến sự chênh lệch khoảng cách giữa những doanh nghiệp bán lẻ có quy mô lớn, chiến lược kinh doanh bài bản ghi nhận tốc độ phục hồi và tăng trưởng ấn tượng hơn so với nhóm doanh nghiệp còn lại.
Và dưới áp lực tăng giá chi phí nguyên vật liệu đầu vào trên thế giới, các doanh nghiệp không tự chủ được nguồn nguyên liệu sẽ chịu áp lực điều chỉnh lớn lên biên lợi nhuận. Một số doanh nghiệp có thể chủ động tăng giá bán để chuyển một phần áp lực chi phí sang phía khách hàng từ đó giúp cho doanh thu tăng lên nhưng sẽ khiến cho biên lợi nhuận phần nào sẽ giảm thấp.
Và dựa trên đà phục hồi này, cùng với những lợi thế của Việt Nam so với các nước trong khu vực thì có 91,7% số doanh nghiệp tham gia khảo sát của Vietnam Report cho rằng triển vọng ngành kinh doanh của toàn ngành bán lẻ những tháng cuối năm 2022 sẽ khả quan hơn so với cùng kỳ của các năm trước đó.
Người tiêu dùng tiến hành cắt giảm chi tiêu
Trong báo cáo cũng cho biết lạm phát cùng với suy thoái kinh tế đang trở thành rủi ro nhất hiện nay đối với tăng trưởng ngành bán lẻ. Lạm phát tăng và duy trì ở mức cao trong nửa đầu năm 2022 đã gây ra sức ép lên sức mua của người tiêu dùng.
Có thể thấy, trong bối cảnh thu nhập trung bình chưa tăng kịp so với lạm phát như hiện nay thì khảo sát của Vietnam Report chi thất người tiêu dùng đã phải tiến hành cắt giảm chi tiêu đối với hầu hết các mặt hàng không thiết yếu. Nếu như tình trạng lạm phát tiếp tục gia tăng thì họ cũng sẽ cắt giảm chi tiêu đối với nhóm hàng thiết yếu ví dụ như thực phẩm, đồ uống, hàng tiêu dùng,...
Và một yếu tố khác là trong giai đoạn năm 2020 - 2021, thu nhập bất thường của dân cư cũng tăng lên nhờ vào sự tăng trưởng nóng của thị trường chứng khoán và bất động sản nên nhu cầu đột biến với các hàng hóa xa xỉ, không thiết yếu cũng đã tăng mạnh. Còn ở giai đoạn năm 2022 - 2023 những nhu cầu này có thể trở về trạng thái bình thường và tăng trưởng một cách ổn định hơn.
Phục hồi kênh bán lẻ truyền thống
Trong báo cáo cũng đã chỉ ra rằng, ngay khi các hoạt động xã hội được nới lòng thì người tiêu dùng đã nhanh chóng quay về với mua sắm ở các cửa hàng từ đó đẩy nhanh sự phục hồi của kênh bán lẻ truyền thống. eMarketer cho biết, doanh số bán hàng ở cửa hàng toàn cầu đã tăng 8,2% vào năm 2021 lên mức 21,09 nghìn tỷ USD, nhiều hơn mức của năm 2019.
Chính sự phục hồi trở lại của kênh bán lẻ ở cửa hàng trong năm qua chính là một minh chứng báo hiệu rằng sự vươn lên thống trị của thương mại điện tử sẽ mất khá nhiều thời gian. Mặc dù vậy thì điều đó không có nghĩa là mua sắm online sẽ thoái trào, ngược lại thì sẽ tiếp tục trở nên vô cùng phổ biến hơn nhờ hai động lực đó chính là đại dịch thúc đẩy hoạt động online và trở thành thói quen của người dùng; thứ hai chính là sự thâm nhập ngày càng tăng của điện thoại thông minh, thiết bị di động cùng với dịch vụ internet.
Và theo khảo sát người tiêu dùng của Vietnam Report đã cho thấy tỷ lệ giới trẻ mua sắm qua các kênh online đã chiếm tỷ trọng rất cao. Và điều này cũng cho thấy cách mua sắm của người tiêu dùng cũng đã thay đổi khi họ sẽ đọc nhiều hơn các đánh giá hoặc xem clip review sản phẩm từ những người mua trước, các KOLs hay đề xuất từ những người ảnh hưởng với mục đích sẽ có cái nhìn chân thật về các sản phẩm hơn đó là thông qua hình ảnh nhà bán hàng cung cấp.
Đặc biệt, người tiêu dùng đang hướng đến phong cách mua sắm có giá trị với yêu cầu cá nhân hóa ngày càng gia tăng. Đại dịch dần được kiểm soát và người dùng càng ý thức được hơn về sức khỏe của bản thân cũng như tỏ ra quan tâm đến các sản phẩm có chất lượng mang tính bền vững ngày càng được ưa chuộng, đề cao.