Sau 9 tháng, PVN đã vượt 25% mục tiêu về doanh thu, cán đích 4 chỉ tiêu
BÀI LIÊN QUAN
Vì sao phía Nam thiếu xăng hơn phía Bắc?6,5 triệu tấn xăng dầu được nhập vào thị trường Việt NamNửa đầu năm 2022: Doanh thu PVN gần 469.000 tỷ đồng, gấp đôi kế hoạch đề raMới đây, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) vừa đưa ra kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh sau 9 tháng đầu năm. Theo đó, ước tính doanh thu đạt 698.300 tỷ đồng, vượt 25% kế hoạch của năm và tăng 56% so với cùng kỳ năm ngoái.
Doanh nghiệp nộp ngân sách nhà nước (NSNN) tổng gần 102.900 tỷ đồng, vượt 59% kế hoạch năm và tăng 45% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo lãnh đạo của PVN, tập đoàn đã hoàn thành vượt mức khi hết quý III, cán đích trước 4 chỉ tiêu đề ra như doanh thu hợp nhất, doanh thu toàn tập đoàn, nộp NSNN và lợi nhuận trước thuế hợp nhất.
PVOIL giải quyết như thế nào giữa lúc cao điểm “hết xăng” những ngày qua?
Vài ngày nay, nhiều cây xăng liên tục treo bảng thông báo hết xăng, người dân đã phản ánh về việc mua xăng rất khó khăn. Theo thông tin ghi nhận, “ông lớn” PVOIL (OIL) đã có thông báo liên quan tới vụ việc nàyHai thái cực của các "ông lớn" xăng dầu trong nước nửa đầu năm: PVOil, Thalexim lãi lớn còn Petrolimex, PSH lại lỗ đậm
Trong nửa đầu năm, giá dầu biến động mạnh đã khiến nhiều doanh nghiệp kinh doanh đầu nguồn như Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) hay PV Gas báo lãi cao nhất lịch sử hoạt động. Tuy nhiên, các doanh nghiệp kinh doanh phân phối xăng dầu trong thời gian vừa qua lại có sự phân hóa và khác biệt rõ rệt.PVOIL và Lọc hoá dầu Bình Sơn chịu áp lực gia tăng vì tình trạng xăng dầu khan hiếm
Petrovietnam cho biết các đơn vị sản xuất như CTCP Lọc hóa dầu Bình Sơn và phân phối như PVOIL chịu nhiều áp lực lớn từ việc xăng dầu trên thị trường khan hiếm, nhất và tại thành phố Hồ Chí Minh.Xét về mặt sản lượng, trong 9 tháng, khai thác dầu thô của PVN đạt 8,15 triệu tấn, đã vượt 23% và đạt 93% tương ứng với kế hoạch của 9 tháng và cả năm nay. Sản xuất đạm ghi nhận mức vượt 9% kế hoạch 9 tháng, và tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Sản xuất xăng dầu (không gồm Công ty Lọc hóa dầu Nghi Sơn) đã vượt 9% kế hoạch 9 tháng và tăng 8% so với cùng kỳ năm ngoái khi đạt 5,16 triệu tấn. Trong số đó, nhu cầu thị trường được đáp ứng tối đa nhờ việc sản xuất điện, khí và các sản phẩm khác.
Theo lãnh đạo của PVN, tập đoàn sẽ đánh giá và dự báo tình hình vĩ mô, và thị trường biến động như thế nào nhằm đưa ra giải pháp thích ứng cụ thể trong điều hành phần thời gian còn lại của năm 2022 cũng như đầu năm sau. Đánh giá tác động thị trường vốn, tài chính trong nước cũng là điều tiếp theo mà tập đoàn sẽ thực hiện nhằm quản trị rủi ro và đảm bảo an toàn tài chính để phục vụ cho các hoạt động sản xuất và đầu tư.
Bên cạnh đó, PVN cũng sẽ rà soát quy định của pháp luật có liên quan đến việc điều chỉnh chênh lệch giữa vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu, quản trị tốt danh mục đầu tư.
Lãnh đạo PVN cho biết điều hành giá trong nước không theo kịp biến động của thị trường thế giới khi giá dầu giảm mạnh, do đó đầu mối, cửa hàng kinh doanh xăng dầu đã thua lỗ năng, khiến nhiều đầu mối tư nhân hạn chế bán hàng và các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu nhà nước chịu sức ép lớn hơn.
Thế nhưng, Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOIL) thuộc PVN - một trong những đầu mối lớn, đã chủ động về nguồn hàng, tăng nhập khẩu để bù đắp thiếu hụt nhằm đảm bảo cung cấp đủ nguồn hàng góp phần ổn định thị trường xăng dầu nội địa.
Theo ông Cao Hoài Dương, Chủ tịch HĐQT PVOIL, tình hình thị trường bán lẻ xăng dầu thời gian gần đây trở nên căng thẳng, nhất là ở khu vực phía Nam nơi có nhiều tư nhân tham gia hệ thống này.
Nhiều cửa hàng xăng dầu tư nhân đã hạn chế bán xăng, thậm chí đóng cửa hàng nhằm giảm tình trạng bị lỗ. Theo đó, khách hàng đã đổ xô về những cửa hàng xăng dầu của doanh nghiệp nhà nước, trong đó có PVOIL. Sản lượng bán lẻ xăng của hệ thống PVOIL tăng 60% trong 2 ngày 8 và 9/10, trong khi dầu tăng 25% so với ngày thường. Theo chỉ đạo của PVOIL, hệ thống đang cố gắng đáp ứng nhu cầu thị trường một cách tối đa và không để tình trạng găm hàng xảy ra.