PVOIL và Lọc hoá dầu Bình Sơn chịu áp lực gia tăng vì tình trạng xăng dầu khan hiếm
BÀI LIÊN QUAN
Vì sao phía Nam thiếu xăng hơn phía Bắc?PVOIL giải quyết như thế nào giữa lúc cao điểm “hết xăng” những ngày qua?Hai thái cực của các "ông lớn" xăng dầu trong nước nửa đầu năm: PVOil, Thalexim lãi lớn còn Petrolimex, PSH lại lỗ đậmTheo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam), tình hình xăng dầu trên thị trường trong 3 ngày vừa qua có nhiều biến động khi chứng kiến nhiều cửa hàng xăng dầu tại miền Nam treo bảng biển không bán hàng. Bên cạnh đó, một số cửa hàng chỉ phục vụ một cột đổ xăng và nhiều người dân phải xếp hàng chờ đợi đổ xăng trong nhiều giờ.
Sức ép từ việc thiếu hụt xăng dầu trên thị trường là rất lớn đối với những đơn vị sản xuất xăng dầu thuộc Petrovietnam như Tổng công ty Dầu Việt Nam – CTCP (PVOIL) hay CTCP Lọc hóa dầu Bình Sơn.
Cụ thể, Lọc hóa dầu Bình Sơn cung cấp khoảng 30% sản phẩm xăng dầu cho thị trường nội địa. Đơn vị này đưa ra nhiều biện pháp để đảm bảo sản xuất lượng xăng dầu đáp ứng nhu cầu.
PV OIL ước tính doanh thu quý 3/2022 tăng 81% so với cùng kỳ bất chấp giá xăng dầu chạm đáy từ đầu năm
Trong quý 2 năm nay, PV OIL đã lập kỷ lục về doanh thu khi ghi nhận 30.400 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước đã tăng lên 130%. Một trong những nguyên nhân khiến doanh thu của PV OIL không còn giữ được mức tăng trưởng như quý 2 là vì giá xăng đã liên tục được điều chỉnh trong thời gian qua.6,5 triệu tấn xăng dầu được nhập vào thị trường Việt Nam
Số lượng xăng dầu nhập vào Việt Nam tới hết tháng 9 đạt gần 6,5 triệu tấn với giá trị hơn 6,8 tỷ USD. Trong đó, nhập khẩu nhiên liệu từ Trung Quốc tăng 130% về lượng.Giá xăng quay đầu tăng 560 đồng/lít, dầu tăng giá mạnh gần 2.000 đồng/lít
Trong kỳ điều hành lần này, liên Bộ Công Thương - Tài chính cũng đã tiếp tục trích lập quỹ bình ổn đối với giá xăng E5 RON 92 là 200 đồng/lít, 400 đồng/lít đối với xăng RON 95 và chi quỹ bình ổn 200 đồng/lít đối với dầu diesel.Nhà máy lọc dầu Dung Quất trong 9 tháng đầu năm đã tăng công suất vận hành trung bình lên 105% đưa ra thị trường khoảng 5,18 triệu tấn xăng dầu Nhờ đó mà lọc hóa dầu Bình Sơn vượt 6% kế hoạch 9 tháng và hoàn tất 80% kế hoạch của năm nay.
Cơn bão số 4 Noru vừa qua đã tiến vào đất liền các tỉnh miền Trung khiến nhà máy lọc dầu Dung Quất gặp khó khăn trong sản xuất. Tuy vậy, nhà mày vẫn bảo đảm được tiến độ và cung cấp đủ xăng dầu.
Thế nhưng,hiện tại đang là mùa mưa bão và thời tiết xấu nên quá trình sản xuất gặp không ít những rủi ro. Lọc hóa dầu Bình Sơn hiện nay đang triển khai những phương án để đối phó với những điều kiện thời tiết xấu nhằm bảo đảm tiến độ của nhà máy.
Đối với doanh nghiệp phân phối như PVOIL, họ cho biết sản lượng dầu cung cấp cho đơn vị trong hệ thống cả nước trong 9 ngày đầu tiên của tháng 10 đã vượt 7% so với kế hoạch, trong số đó mặt hàng xăng đã vượt 16%.
Đặc biệt tại thành phố Hồ Chí Minh, PVOIL đã cung cấp sản lượng xăng cho các đầu mối phân phối, vượt tới 28% kế hoạch và xăng vượt 35%.
Qua 9 ngày đầu của tháng 10, CTCP Thương mại Xuất nhập khẩu Thủ Đức (Timexco) và CTCP Xăng dầu Dầu khí Sài Gòn (PVOIL Sài Gòn) đều ghi nhận sản lượng bán lẻ tăng so với bình thường, trong số đó dầu DO tăng 10% và xăng tăng 30%.
Trong 2 ngày 8 và 9/10, TP. HCM chứng kiến nhiều cây xăng đóng cửa và khách hàng phải chuyển qua những cây xăng PVOIL khiến công tác điều độ hàng hóa gặp sức ép lớn. PVOIL Sài Gòn và Timexco chứng kiến sản lượng xăng bán lẻ tăng 60%, dầu DO tăng 25%.
Công tác nhập xăng dầu tại các cửa hàng gặp nhiều trở ngại do lượng khách hàng tăng cao nên gây ra tình trạng tạm dừng cung cấp.
Oông Cao Hoài Dương, Chủ tịch HĐQT PVOIL đưa ra lý giải rằng cửa hàng phải tạm dừng 1-2 tiếng để lấy hàng vì hàng về không kịp trong khi số lượng khách hàng lại tăng lên.
Ông Dương nói: “Tình trạng khan hiếm xăng dầu tại thành phố Hồ Chí Minh hiện đang khá căng thẳng vì số lượng khách lớn vẫn đang hướng về PVOIL và Petrolimex. PVOIL chỉ tạm dừng 1-2 tiếng để nhập hàng khi hàng hết và hoàn toàn không có chuyện đóng cửa".
PVOIL sẽ giải quyết những khó khăn chung trong những ngày tới nhằm duy trì hoạt động của các cửa hàng bán lẻ ổn định trên địa bàn và toàn bộ hệ thống. Doanh nghiệp cũng kỳ vọng cơ quan chức năng sớm có biện pháp hài hòa lợi ích của Nhà nước, khách hàng và doanh nghiệp.