meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Sau 25 năm về với Trung Quốc đại lục, kinh tế Hồng Kông sẽ ra sao?

Chủ nhật, 10/07/2022-09:07
Hồng Kông và các doanh nghiệp nước ngoài đã nhận được những lợi ích rất lớn khi tiếp cận với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vì nước này đã có sự trỗi dậy vượt bậc trong hai thập kỷ qua.

Một hành phố ở “giao lộ” của phương Tây và châu Á đã tăng trưởng mạnh mẽ khi khu hành chính đặc biệt Hồng Kông trở về Trung Quốc.

Trước thời điểm chuyển giao vào năm 1997, Trung Quốc và Vương quốc Anh đã ký một thỏa thuận, nhờ đó Hồng Kông đã phát triển mạnh mẽ để trở thành một trong những trung tâm tài chính lớn của toàn cầu.

Ngày 1/7/2022 là cột mốc đánh dấu nửa chặng đường của cuộc chuyển giao và nền kinh tế Hồng Kông vẫn đang ở trong một viễn cảnh chưa chắc chắn. Đây là một thành phố gặp nhiều những khó khăn trong việc hồi phục từ những lệnh phong tỏa và bất ổn vì đại dịch covid-19.


Hồng Kông trở về với Trung Quốc từ năm 1997
Hồng Kông trở về với Trung Quốc từ năm 1997

Theo ông Hui, một giám đốc điều hành của một công ty môi giới chứng khoán hạng trung với gần 300 nhân viên, sau cuộc chuyển giao, các thị trường đã thay đổi mạnh mẽ. Ông cho biết vốn đầu tư nước ngoài trước năm 1997 chiếm 50% thị trường Hồng Kông và sau năm 1997, dòng vốn của các nhà đầu tư Trung Quốc đã chiếm tỉ lệ lớn ở thị trường Hồng Kông, điều này cho thấy tình hình đã dần thay đổi.

Nền kinh tế Trung Quốc trỗi dậy vượt bậc trong hai thập kỷ qua. Kết quả là Hồng Kông đã nhận được những lợi ích to lớn từ đó. Đây là nơi cửa ngõ cho các công ty nội địa Trung Quốc gọi vốn hay cho các doanh nghiệp quốc tế tiếp cận nền kinh tế nước này.

Thế nhưng, nền kinh tế Hồng Kông liên quan mật thiết với Trung Quốc cũng làm dấy lên những lo ngại về sự phụ thuộc quá nhiều vào dòng vốn đầu tư của Trung Quốc.

Trong năm nay, các doanh nghiệp Trung Quốc chiếm khoảng 80% mức vốn hóa thị trường chứng khoán Trung Quốc, tăng từ 16% và năm 1997. Trên tổng số 10 cổ phiếu hàng đầu của chỉ số Hang Seng thì các công ty Trung Quốc hiện chiếm 7. Hang Seng từng được neo của các thương hiệu “cây nhà lá vườn” của Khu hành chính đặc biệt này như Cathay Pacific và Television Broadcasts Limited.

Ở một mặt khác, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Hong Kong chỉ còn dưới 3% GDP của Trung Quốc vào năm 2020, giảm từ mức 18% GDP vào năm 1997.

Hồng Kông cũng bị ảnh hưởng bởi mối quan hệ giữa Trung Quốc và các quốc gia phương Tây vì sức mạnh kinh tế của Trung Quốc trỗi dậy trong vài thập kỷ qua.

Giảng viên kinh tế Yan Wai-hin của trường đại học Hong Kong cho biết các đối thủ trong khu vực như Singapore đang tận dụng cơ hội để thay thế vị trí trung tâm tài chính hàng đầu của Hồng Kông. Ngoài ra, việc Trung Quốc thắt chặt chính sách cùng những hạn chế đi lại nghiêm ngặt khiến hoạt động kinh doanh tại Hồng Kông bị gián đoạn, không thể gắn bó mật thiết với Trung Quốc và thế giới trong vòng 2 năm qua. Dẫu vậy, theo bà Regina Ip, cựu chính trị gia Hong Kong, vị thế của Hồng Kông sẽ hồi phục một khi các hạn chế được dỡ bỏ vì đây là vị trí địa lý vô cùng thuận lợi để đi vào thị trường Trung Quốc.

Một số lĩnh vực khác ngoài tài chính cũng đã gặp khó khăn sau thời điểm chuyển giao Hồng Kông về với Trung Quốc. Chẳng hạn như như cảng Hồng Kông đã tụt trên bảng xếp hạng sau khi đạt đỉnh vào năm 2004 mặc dù đây là một trong những cảng bận rộn nhất trên thế giới. Các nhà chức trách Hồng Kông đã tập trung cho lĩnh vực nghiên cứu và phát triển. Tuy nhiên, lại chưa đạt được thành công trọn vẹn và rất nửa vời khi so sánh với trung tâm công nghệ Thâm Quyến, theo Simon Ho, người đứng đầu Đại học Hang Seng của Hong Kong.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

15 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

15 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

15 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

15 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước