Sản phẩm bất động sản du lịch Việt Nam tăng giá 12 - 15% trong năm qua
Theo VnEconomy, Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho biết, trong quý IV/2022, phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng chào đón thêm 18 dự án mở bán mới, cung cấp cho thị trường 2.561 sản phẩm, chủ yếu tập trung tại miền Nam. Phần lớn nguồn cung là hàng tồn kho của quý trước. Trong bối cảnh thị trường khó khăn, hoạt động mở bán và khai thác tại một số dự án chậm so với tiến độ.
Bên cạnh đó, lượng giao dịch trong quý IV tập trung vào phân khúc căn hộ du lịch tại một dự án ở Bà Rịa – Vũng Tàu, chiếm khoảng một nửa lượng tiêu thụ. Trong quý cuối năm ngoái, mặt bằng giá sơ cấp cũng không tăng. Chủ đầu tư tiếp tục có những chính sách hỗ trợ lãi suất, cam kết chia sẻ lợi nhuận… để kích cầu thị trường.
VARS thống kê, toàn thị trường trong năm 2022 ghi nhận hơn 19.124 sản phẩm BĐS du lịch nghỉ dưỡng mới. Tập trung chủ yếu tại khu vực miền Trung khi có gần 8.000 sản phẩm, tương đương gần 42% lượng cung trên thị trường.
Ngành du lịch “hồi sinh” mạnh mẽ đưa Đà Nẵng đạt tăng trưởng kỷ lục
Năm 2022, GRDP của Đà Nẵng tăng trưởng mạnh mẽ, đứng thứ 3 cả nước về tốc độ tăng trưởng và thứ 17 về quy mô kinh tế.Sẽ có dự án khu du lịch tại hồ thủy điện Sơn La, dự kiến thu gần 7.000 tỷ đồng từ du lịch
UBND tỉnh Sơn La quyết định phê duyệt đề án Định hướng phát triển du lịch vùng lòng hồ thủy điện Sơn La trở thành Khu du lịch quốc gia.Khách Việt chưa sẵn sàng để du lịch Trung Quốc
Mới đây, Trung Quốc công bố sẽ dỡ bỏ nhiều quy định phòng dịch và mở cửa lại với khách quốc tế vào năm 2023. Tuy nhiên, nhiều công ty du lịch Việt Nam cho rằng, du khách Việt vẫn chưa sẵn sàng để đi tới quốc gia này.Riêng những dự án biệt thự, shophouse nghỉ dưỡng của các chủ đầu tư uy tín, có quy hoạch tổng thể tốt, ở các vị trí đắc địa, tiềm năng tăng trưởng du lịch tốt nên rất thu hút nhà đầu tư. “Đây là phân khúc tâm điểm trên thị trường bất động sản du lịch nghỉ dưỡng trong năm 2022 với nguồn cung và lượng tiêu thụ tăng mạnh, lần lượt chiếm 44% và 65% tổng nguồn cung lẫn lượng tiêu thụ trên toàn quốc” - VARS nêu.
Tuy nhiên, lãnh đạo VARS cho rằng, lượng giao dịch sản phẩm căn hộ du lịch không đạt kỳ vọng vì vướng mắc nhiều điểm nghẽn pháp lý trong bối cảnh ngành du lịch chưa phục hồi. Theo nghiên cứu, giá bán BĐS du lịch sơ cấp dao động từ 17 - 167 triệu đồng/m2. Tại miền Nam có mức nền cao nhất từ 35 - 167 triệu đồng/m2. Tính cả năm 2022, mặt bằng giá bán sản phẩm sơ cấp tăng trung bình từ 12 - 15% so với năm trước đó.
Dự báo triển vọng thị trường năm 2023, theo VARS, thời gian tới, nguồn cung BĐS du lịch - nghỉ dưỡng có khả năng giảm. Những chủ đầu tư uy tín và tiềm lực tài chính mạnh vẫn phát triển dự án cùng quá trình khôi phục thị trường nghỉ dưỡng Việt Nam, thông qua động thái tăng cường tần suất hoạt động của ngành hàng không; Lượng khách từ những thị trường truyền thống như Đông Bắc Á, Trung Quốc sẽ trở lại.
Ngoài ra, BĐS hàng hiệu được phát triển bởi các chủ đầu tư lớn, được vận hành bởi các thương hiệu danh tiếng, được dự báo tăng cả cung và cầu. Số lượng thương hiệu nổi tiếng tham gia thị trường ngày càng đông, cùng sự gia tăng liên tục của tầng lớp thượng lưu, sự quan tâm của du khách quốc tế.
Theo nhận xét của các chuyên gia, tuy thị trường BĐS Việt Nam gặp nhiều khó khăn, nhưng vẫn được các nhà đầu tư quốc tế quan tâm. Thị trường Việt hội tụ các yếu tố như dân số trẻ, tầng lớp trung lưu tăng trưởng mạnh, tốc độ đô thị hóa cao… là những điều kiện thuận lợi để kinh tế - xã hội phát triển và mở ra tiềm năng cho nhiều loại hình BĐS phát triển.