meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Rút chân khỏi mảng đồ uống, KIDO đang ấp ủ chiến lược mới?

Thứ hai, 26/12/2022-19:12
Trước Chuk Chuk, ông lớn KIDO cũng từng tuyên bố giải thể Công ty TNHH Liên doanh thực phẩm và đồ uống Vibev - liên doanh do KIDO cùng với Vinamilk đồng sáng lập vào tháng 3/2021 với tổng số vốn đầu tư ban đầu là 400 tỷ đồng; trong đó KIDO góp 49% vốn, 51% còn lại đến từ Vinamilk. Khi đó, liên doanh này được kỳ vọng sẽ tận dụng được lợi thế về việc phân phối của cả hai tập đoàn lớn. 

Vào ngày 20/12 vừa qua, Công ty Cổ phần Tập đoàn KIDO (mã chứng khoán: KDC) đã tiến hành tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường. Trong đại hội này đã có tổng cộng 76 cổ đông đến tham dự và đại diện cho hơn 240 triệu cổ phiếu, tương đương với 93,4% số cổ phần có quyền biểu quyết.

Được biết, đại hội đã kết thúc tốt đẹp cùng với việc thông qua tờ trình chia cổ tức đặc biệt cho các cổ đông, mức 5.000 đồng/cổ phiếu đến từ nguồn lợi nhuận được giữ lại. Dự kiến, tập đoàn này sẽ phải chi ra hơn 1.336 tỷ đồng để chia cổ tức đặc biệt, lấy từ nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tính đến thời điểm cuối tháng 6/2022, ở mức 1.781 tỷ đồng.  


Vào ngày 20/12 vừa qua, Công ty Cổ phần Tập đoàn KIDO (mã chứng khoán: KDC) đã tiến hành tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường.
Vào ngày 20/12 vừa qua, Công ty Cổ phần Tập đoàn KIDO (mã chứng khoán: KDC) đã tiến hành tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường.

Trong đại hội lần này, các cổ đông cũng đã thông qua việc KIDO mua lại 10 triệu cổ phiếu KDC để làm cổ phiếu quỹ (tương đương với 3,57% lượng cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường) với mục đích ổn định giá cổ phiếu. Thời điểm hiện tại, số lượng cổ phiếu quỹ mà KIDO đang sở hữu là 22,52 triệu. Luật Chứng khoán quy định, chỉ khi hoàn thành việc xử lý số cổ phiếu quỹ đã mua, công ty mới có thể mua lại cổ phiếu của chính mình. 

KIDO rút lui khỏi mảng đồ uống

Trước đó, vào ngày 16/12, KIDO đã bất ngờ thông báo về ý định thoái vốn khỏi CTCP Đầu tư Thương mại TTV. Được biết, TTV là đơn vị vận hành chuỗi F&B dưới thương hiệu Chuk Chuk. Đến thời điểm hiện tại, tập đoàn vẫn chưa công bố nguyên nhân về động thái này. 

Theo công bố, vốn điều lệ ban đầu là 100 tỷ đồng, trong đó đến 61% là do KIDO sở hữu. Theo như báo cáo tài chính của quý 3 năm nay, KIDO đang đầu tư khoảng hơn 308 tỷ đồng tại TTV. Thời điểm đó, mong muốn của “ông lớn” này là có thể biến Chuk Chuk trở thành thương hiệu quốc gia trong thị trường F&B cùng tham vọng có thể bao phủ khắp cả nước, đồng thời phát triển nên chuỗi nhượng quyền theo đúng tiêu chuẩn quốc tế.

Đáng chú ý, KIDO từng có tham vọng mở 100 điểm bán cho đến năm 2023 cùng với con số doanh thu lên đến 1.200 tỷ đồng. Theo như thông tin trên website, thời điểm hiện tại Chuk Chuk đang có tổng cộng 47 cửa hàng phân bổ tại TP HCM, Hà Nội, Đồng Nai và Bình Dương cùng với Bà Rịa - Vũng Tàu.

Trước Chuk Chuk, ông lớn KIDO cũng từng tuyên bố giải thể Công ty TNHH Liên doanh thực phẩm và đồ uống Vibev - liên doanh do KIDO cùng với Vinamilk đồng sáng lập vào tháng 3/2021 với tổng số vốn đầu tư ban đầu là 400 tỷ đồng; trong đó KIDO góp 49% vốn, 51% còn lại đến từ Vinamilk. Khi đó, liên doanh này được kỳ vọng sẽ tận dụng được lợi thế về việc phân phối của cả hai tập đoàn lớn. 


Nguồn thu chính của KIDO chủ yếu đến từ mảng dầu ăn cùng với ngành lạnh (bao gồm kem, sữa chua cùng với đồ đông lạnh). Ảnh minh họa
Nguồn thu chính của KIDO chủ yếu đến từ mảng dầu ăn cùng với ngành lạnh (bao gồm kem, sữa chua cùng với đồ đông lạnh). Ảnh minh họa

Vào thời điểm mới thành lập, Vibev hướng đến mục tiêu nắm giữ vị thế dẫn đầu trong ngành nước tươi, vốn là một ngành tiềm năng nhưng lại rất nhiều thách thức. Một chuyên gia trong ngành F&B cho biết, những sản phẩm nước uống tươi có thời hạn sử dụng ngắn vốn hạn chế về vận chuyển, cần phải bảo quản lạnh sẽ nghiêm ngặt hơn khi so sánh với các loại nước có gas và có cồn khác. Báo cáo tài chính hợp nhất của KIDO trong quý 3 cho thấy, tính đến ngày 30/9/2022, giá trị còn lại của khoản đầu tư tại Vibev là 160,3 tỷ đồng, tương đương với tỷ lệ sở hữu 49%. Như vậy, KIDO đã lỗ gần 35 tỷ đồng khi so sánh với số vốn 195 tỷ đồng bỏ ra ban đầu.

Đáng chú ý, KIDO không đưa ra bình luận gì để giải thích về việc Vibev tan rã. Theo Vinamilk, nguyên nhân tan rã là do một số thay đổi đến từ định hướng phát triển của cả hai ông lớn này.

Chiến lược mới nâng tầm quốc tế

Điều đáng nói, trong Đại hội đồng cổ đông bất thường diễn ra vào ngày 20/12, ông Trần Lệ Nguyên - đồng sáng lập kiêm Tổng Giám đốc KIDO chia sẻ, tập đoàn này đã có chiến lược kinh doanh mới. Cụ thể, KIDO sẽ hợp tác cùng với một tập đoàn lớn khác từ nước ngoài, song danh tính của tập đoàn nước ngoài này vẫn chưa được tiết lộ.

Liên quan đến vấn đề này, đại diện KIDO bổ sung, tập đoàn này đã tiến hành ký kết hợp tác chiến lược lâu dài một tập đoàn lớn từ nước ngoài và không phải là quỹ đầu tư tài chính. Đồng thời, tập đoàn này cũng dự định sẽ bán cổ phiếu quỹ cho họ. Tập đoàn này sẽ trợ giúp sản xuất những sản phẩm và hỗ trợ xuất khẩu những sản phẩm của KIDO cũng như chuyển giao công nghệ. Cụ thể, nhà sáng lập KIDO cho biết: “Đây là cơ hội để KIDO có thể nâng tầm quốc tế”. 

Trong thời gian tới, KIDO sẽ liên doanh liên kết với các tập đoàn đa quốc gia theo từng ngành nghề; tuy nhiên chủ yếu tập trung vào dầu ăn cùng với ngành lạnh. Việc ký kết chiến lược với một tập đoàn lớn ở nước ngoài sẽ giúp tập đoàn dễ dàng hơn trong các khâu sản xuất, đồng thời đưa sản phẩm xuất khẩu sang các thị trường lân cận. Đáng chú ý, KIDO cũng tách thành 4 nhóm ngành, bao gồm dầu ăn, kem, bánh kẹo và cuối cùng là nước mắm. Dễ dàng thấy được, mảng đồ uống đã bị loại khỏi định hướng phát triển của tập đoàn.

Thực tế cho thấy, nguồn thu chính của KIDO chủ yếu đến từ mảng dầu ăn cùng với ngành lạnh (bao gồm kem, sữa chua cùng với đồ đông lạnh). Thống kế từ năm 2017 đến nay cho thấy, mảng dầu ăn luôn chiếm khoảng 80% trong tỷ trọng doanh thu thuần của KIDO, trong đó ngành lạnh là 16% cho đến 19%.  


Trong 11 tháng đầu năm nay, mảng dầu ăn của KIDO đóng góp đến 81% tổng doanh thu, ngành lạnh đóng góp khoảng 16%, 3% còn lại đến từ những ngành khác như bánh kẹo, nước chấm, ngành đồ uống
Trong 11 tháng đầu năm nay, mảng dầu ăn của KIDO đóng góp đến 81% tổng doanh thu, ngành lạnh đóng góp khoảng 16%, 3% còn lại đến từ những ngành khác như bánh kẹo, nước chấm, ngành đồ uống

Trong 11 tháng đầu năm nay, mảng dầu ăn của KIDO đóng góp đến 81% tổng doanh thu, ngành lạnh đóng góp khoảng 16%, 3% còn lại đến từ những ngành khác như bánh kẹo, nước chấm, ngành đồ uống là khoảng 344 tỷ đồng.  

Đối với ngành chủ lực là dầu ăn, thời điểm hiện tại KIDO đang sở hữu thương hiệu Dầu Thường An, KIDO Nhà Bè và Vocarimex; những thương hiệu này đã giúp công ty duy trì được vị trí thứ hai về thị phần ngành với con số lên đến 39% bao gồm cả sở hữu chéo, chỉ sau Calofic. Hiện nay, ông lớn này cũng đang có tham vọng Bắc tiến để giành vị trí quán quân.

Vào tháng 11 vừa qua, tập đoàn này cũng đã thông qua cho Vocarimex - công ty thành viên của mình - bán 24% cổ phần đang nắm giữ tại Calofic cho Siteki Investment với mức giá là 2.157 tỷ đồng. Nếu như thương vụ này thành công, Calofic - hãng dầu ăn dẫn đầu thị phần sẽ hoàn toàn thuộc về đối tác ngoại. Vào thời điểm đó, KIDO có thể thu về hàng nghìn tỷ đồng để chuẩn bị cho chiến lược mới.

Đáng chú ý, hiện nay mảng kem của KIDO cũng đang chiếm 44% thị phần. Tuy nhiên, ngành lạnh nói chung của tập đoàn đang cạnh tranh khốc liệt với phía Vinamilk, TH True Milk và các thương hiệu quốc tế như Nestlé,… Để gia tăng doanh thu, KIDO buộc phải tìm hướng xuất khẩu sang các thị trường khác.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Tin mới cập nhật

Bảng giá đất làm chi phí chuyển đổi một nền đất từ 200-300 triệu lên 1-2 tỷ đồng

18 giờ trước

ĐBQH lo ngại “cơn sóng sốt đất” nếu thí điểm mở rộng đất cho nhà ở thương mại

18 giờ trước

Chung cư hạng sang, siêu sang chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng nguồn cung

1 ngày trước

Thống đốc NHNN: Chưa tăng giải ngân cho vay nhà ở xã hội trong ngắn hạn

1 ngày trước

Đất nền Thanh Oai trước thềm đấu giá: Người bán người mua đều dè dặt, giao dịch nhỏ giọt

1 ngày trước