ĐHĐCĐ bất thường của KIDO: Ghi nhận doanh thu 11 tháng trên 11.400 tỷ đồng, công bố chiến lược kinh doanh mới
BÀI LIÊN QUAN
VPBank báo lãi hơn 19.700 tỷ đồng sau 9 tháng đầu nămXuất khẩu phân bón 9 tháng đầu năm đạt 886 triệu USD, loạt doanh nghiệp báo lãi khủngNhững doanh nghiệp nào đang báo lãi kỷ lục và trả cổ tức gần 100 tỷ USD?Vào ngày 20/12, CTCP Tập đoàn KIDO đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường với tổng cộng có 76 cổ đông tham dự và đại diện cho hơn 240 triệu cổ phiếu, ghi nhận chiếm tỷ lệ 93,4% số cổ phần có quyền biểu quyết.
Đại hội kết thúc với việc thông qua tờ trình chia cổ tức đặc biệt cho cổ đông với 5.000 đồng/cp từ nguồn lợi nhuận giữ lại. Và tổng số tiền dự kiến tập đoàn phải chi là hơn 1.336 tỷ đồng từ nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tính đến cuối thời điểm tháng 6/2022 ghi nhận là 1.781 tỷ đồng.
Song song với đó, ĐHĐCĐ đã thông qua cho KIDO tiến hành mua lại 10 triệu cổ phiếu KDC để làm cổ phiếu quỹ, ghi nhận tương ứng với 3,57% lượng cổ phiếu đang lưu hành điều này nhằm mục đích là ổn định giá cổ phiếu. Hiện tại, KIDO cũng đang sở hữu gần 22,52 triệu cổ phiếu quỹ. Và theo như Luật Chứng khoán, CTCP Tập đoàn KIDO không được mua lại cổ phiếu của chính mình cho đến khi hoàn thành việc xử lý số cổ phiếu quỹ đã mua.
Quý 3/2022, hàng loạt doanh nghiệp báo lãi lao dốc vì giá cao su giảm sâu
Thị trường thế giới liên tục biến động cộng thêm sức tiêu thụ tại thị trường Trung Quốc đã dần chậm lại, nguồn cung lại được dự báo dư thừa khiến giá cao su xuất khẩu bình quân liên tục sụt giảm. Như một lẽ tự nhiên, lợi nhuận của các doanh nghiệp cao su trong quý 3/2022 cũng sụt giảm theo.Quý 3/2022, doanh nghiệp thuỷ sản báo lãi tăng bằng lần so với cùng kỳ
Quý 3/2022, doanh nghiệp thủy sản báo lãi cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2021. Mặc dù vậy, thực chất đây là mức tăng trưởng từ nền thấp bởi năm ngoái bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 khiến cho hoạt động xuất khẩu bị hạn chế. Ở thời điểm hiện tại, những rủi ro về lạm phát và nhu cầu yếu vẫn còn đang hiện rõ đối với ngành thủy sản nói riêng.11 tháng 2022, doanh thu của KIDO đạt trên 11.400 tỷ đồng
Thành viên HĐQT, kiêm Phó Tổng Giám đốc - bà Nguyễn Thị Xuân Liễu cho biết, trong 11 tháng đầu năm, doanh thu thuần của Tập đoàn đạt mức 11.465 tỷ đồng, ghi nhận đạt mức 82% kế hoạch. Trong đó thì mảng dầu ăn đã đóng góp 81% doanh thu và ngành lạnh đóng góp 16% còn 3% còn lại là đến từ các ngành khác.
Đại diện của bà Nguyễn Thị Xuân Liễu cũng cho biết rằng, thị phần của dầu ăn Tường An ghi nhận là 39%, còn theo nghiên cứu của AC Nielsen thì thị phần của Tường An ghi nhận là 26%. Cũng theo đó, tốc độ tăng trưởng doanh thu trung bình mỗi năm của Tường An ghi nhận là trên 20%. Nói về nguồn đầu vào của dầu ăn thì bà Liễu cũng bày tỏ thêm rằng: “Chưa bao giờ trong biểu đồ giá dầu cọ thế giới lại diễn biến bất ngờ như từ tháng 9 năm ngoái đến nay".
Cụ thể là giá dầu cọ từ mức 1.181 USD/tấn cũng đã tăng 50% lên đỉnh điểm 1.777 USD/tấn, ghi nhận tại cuối tháng 3/2022. Sau đó thì, giá dầu cọ cũng đã có sự biến động mạnh, giảm đến 49% về mức 909 USD/tấn tại cuối quý 3/2022.
Còn đối với ngành kem, số liệu mới nhất công bố của KIDO cũng đang nắm giữ 44% thị phần, trong đó thì thương hiệu Merino ghi nhận chiếm hơn 24%, còn Celeno ghi nhận trên 19%.
Công bố chiến lược kinh doanh mới, hợp tác với các tập đoàn đa quốc gia
Phó Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc cho biết KIDO - ông Trần Lệ Nguyên cho biết: “KIDO sẽ tách ra theo 4 nhóm ngành, là dầu ăn, kem, bánh kẹo và nước mắm”.
Giải thích về việc này, ông Nguyên cho biết thời gian sắp tới thì Tập đoàn cũng sẽ liên doanh với các tập đoàn đa quốc gia theo từng ngành nghề từ đó sẽ tạo điều kiện cho các tập đoàn giúp kết nối KIDO với các thị trường trong cũng như ngoài nước.
Ông Nguyên cũng nhấn mạnh rằng năm 2023 sẽ là năm diễn ra sự thay đổi tách các công ty thành viên của Tập đoàn thành các công ty độc lập để có thể dễ dàng kết nối các công ty đa quốc gia.
Đại diện của KIDO cũng chia sẻ thêm rằng mới đây Tập đoàn cũng đã tiến hành ký hợp tác chiến lược lâu dài với một tập đoàn lớn ở nước ngoài và không phải là quỹ đầu tư tài chính đồng thời cũng có dự định bán số cổ phiếu quỹ cho họ. Được biết, tập đoàn này cũng sẽ giúp sản xuất và hỗ trợ xuất khẩu các sản phẩm của KIDO ra thị trường các nước lân cận. Người sáng lập KIDO cũng nói rằng: "Đây là cơ hội để KIDO nâng tầm quốc tế".
CEO KIDO nói gì về việc thoái vốn khỏi chuỗi cà phê?
Cũng theo ông Trần Lệ Nguyên, doanh nghiệp sẽ tiến hành tập trung vào 4 mảng chính là kinh doanh dầu ăn, kem, bánh kẹo cùng các loại nước chấm từ đó thu hút các tập đoàn lớn của nước ngoài cùng hợp tác.
Xét về tình hình kinh doanh của năm nay, doanh thu lũy kế trong 9 tháng của doanh nghiệp ghi nhận đạt gần 9.600 tỷ đồng, so với cùng kỳ tăng trưởng gần 30% nhưng lợi nhuận sau thuế lại ghi nhận giảm 24% chỉ còn 370 tỷ đồng. Chia sẻ với cổ đông, đại diện của ban điều hành tập đoàn cho biết ngành hàng dầu ăn chiếm trên 80% tổng doanh thu chưa bao giờ chứng kiến giá nguyên liệu đầu vào biến động mạnh bất thường như năm nay.
Cụ thể là giá dầu cọ từ mức 1.181 USD/tấn vào tháng 9/2021 ghi nhận tăng vọt lên 1.777 USD/tấn vào hồi tháng 3 năm nay. Nhưng trong 6 tháng sau đó thì mặt hàng này lại lao dốc còn 909 USD/tấn vào tháng 9. Cũng theo ông Nguyên, năm tới nếu như tình hình giá nguyên vật liệu ổn định hơn và lợi nhuận của công ty sẽ tốt hơn.
Mặc dù vậy thì ông đánh giá ngành hàng thiết yếu vẫn thuận lợi hơn so với một số lĩnh vực như bất động sản đang rất khó khăn và phức tạp. Ông Nguyên chia sẻ rằng: “Trong bối cảnh hiện nay có nhiều doanh nghiệp đang rất thiếu vốn, nếu như muốn huy động vốn nhưng lại rất khó. Chúng tôi vẫn có nguồn tài chính tốt để có thể chia cổ tức và đặc biệt là mua lại cổ phiếu quỹ để tăng giá trị cho cổ đông. Với nguồn tiền mặt có sẵn thì chúng tôi cũng đang nghiên cứu một số hoạt động mua bán sáp nhập (M&A)".
Và trong phiên họp đại hội cổ đông bất thường của KIDO sáng 20/12 cũng đi đến thống nhất sẽ chia cổ tức tiền mặt với tỷ lệ là đến 40%. Đối với mỗi cổ phiếu thì nhà đầu tư cũng sẽ nhận 5.000 đồng. Tổng số tiền mà doanh nghiệp dùng để chia cổ tức lần này ghi nhận lên tới hơn 1.300 tỷ đồng. Song song với đó thì doanh nghiệp cũng sẽ tiến hành mua lại 10 triệu cổ phiếu quỹ và giảm bớt đi lượng cổ phiếu đang lưu hành ở trên thị trường. Mục đích chính là ổn định giá cổ phiếu ở trong bối cảnh thị trường chứng khoán có sự biến động như hiện nay.
Chú trọng vào 4 lĩnh vực và liên doanh nhà đầu tư ngoại
Có thể thấy, dầu ăn và kem hiện nay đang là những ngành hàng chủ lực của KIDO. Trong khi đó dù chỉ mới quay lại với ngành hàng bánh kẹo trong thời gian 2 năm qua nhưng KIDO cũng không còn lạ lẫm gì với thị trường này. Đây cũng chính là lĩnh vực chủ chốt suốt hàng chục năm của Tập đoàn này trước khi mà KIDO chuyển nhượng lại mảng kinh doanh này cho đối tác ngoại vào năm 2015. Ngược lại thì nước mắm cùng các mặt hàng nước chấm cũng sẽ là sân chơi hoàn toàn mới đối với tập đoàn thực phẩm của anh em doanh nhân Trần Kim Thành và Trần Lệ Nguyên.
Ông Trần Lệ Nguyên nói rằng: “Có nhà đầu tư cũng rất muốn tham gia với chúng tôi ở trong mảng dầu ăn nhưng họ lại không muốn đầu tư vào ngành kem hay là bánh kẹo hoặc ngược lại. Chính vì thế, chúng tôi phải vận động theo xu hướng".
Cũng theo ông Nguyên, tập đoàn đang làm việc với một số đối tác nên chưa thể công bố thông tin cụ thể nhưng hình thức cũng sẽ là liên doanh và liên kết với các tập đoàn đa quốc gia. Cũng chính việc hợp tác và chuyển giao công nghệ với các đối tác cũng giúp cho KIDO có thêm sản phẩm đưa vào các hệ thống bán hàng đang có sẵn ở trong nước lại vừa có thể mở ra cơ hội xuất khẩu đi nhiều nước nên triển vọng doanh số rất lớn.