Qua thời tham vọng mở 1.000 cửa hàng, niêm yết chứng khoán, KIDO hiện tại đã thoái vốn khỏi chuỗi Chuk Chuk
Theo Nhịp sống thị trường, ngày 16/12, Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn KIDO đã thông qua việc thoái vốn khỏi mảng bán lẻ trong chuỗi cửa hàng thuộc Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại TTV.
Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại TTV là một thành viên trực thuộc Tập đoàn KIDO, đơn vị này trực tiếp quản lý thương hiệu Chuk Chuk. Ban đầu, công ty sở hữu tổng số vốn đầu tư là 100 tỷ đồng, trong đó KIDO đã tham gia 61% vốn để nắm quyền chi phối, công ty cho biết sẽ tiếp tục tăng vốn nhằm phục vụ mở rộng quy mô trong tương lai.
Chuk Chuk cũng chính thức được ra mắt thị trường Việt Nam vào tháng 6/2021 - thời điểm đại dịch Covid đang trong giai đoạn cao điểm tại TP. Hồ Chí Minh. Ban lãnh đạo KIDO và Chuk Chuk chia sẻ, vì họ đã chuẩn bị và thử nghiệm chuỗi cửa hàng F&B Chuk Chuk suốt một năm qua nên hiện không thể trì hoãn thêm nữa.
Liệu có làn sóng M&A ồ ạt vào thị trường BĐS năm 2023?
Việt Nam được xem là môi trường đầu tư tiềm năng của nhiều “đại bàng” quốc tế. Nhiều chuyên gia dự đoán, năm 2023, sẽ có làn sóng M&A quy mô lớn ồ ạt đổ vào thị trường BĐS. Trong đó phải kể đến phân khúc bất động sản công nghiệp và văn phòng cho thuê.Ông Đoàn Hồng Việt - Chủ tịch Digiworld: Muốn lớn mạnh, doanh nghiệp không thể không M&A
Ông Đoàn Hồng Việt nói rằng: “Thời gian 7 năm qua, Digiworld chưa phải huy động vốn ở bên ngoài, tiền giữ lại cũng luôn đáp ứng cho việc tăng trưởng. Chính sách này cũng giúp cho Công ty có thể bứt phá trong bối cảnh lãi suất cao ở giai đoạn năm 2011 - 2022, lúc bấy giờ có nhiều doanh nghiệp đã phải dừng cuộc chơi bởi vì bị cạn tiền thì Digiworld lại giành cho mình được cơ hội mới”.Chuyên gia nhận định: Ngành bất động sản tiếp tục là một phần quan trọng trong bối cảnh M&A năm 2022
Giám đốc Điều hành Savills Việt Nam - ông Neil MacGregor vừa đưa ra một số khó khăn trước mắt của ngành bất động sản cũng như dự báo một số xu hướng chính đáng chú ý cho năm 2023.Chuỗi cửa hàng bán 3 loại sản phẩm chính là cà phê, kem, trà. Không chỉ được mở theo mô hình cửa hàng truyền thống, Chuk Chuk đã định hướng phát triển mô hình kiosk và xe đẩy. Thương hiệu của KIDO đã đặt mục tiêu sở hữu 50 cửa hàng vào cuối năm 2021 và sẽ chuyển nhượng quyền vào năm nay. Trong giai đoạn 2021 - 2023, chuỗi cửa hàng Chuk Chuk sẽ kết hợp với những đối tác nước ngoài nhằm phát triển và mở rộng hoạt động sang các nước châu Á thông qua việc triển khai chính sách nhượng quyền thương hiệu này theo tiêu chuẩn quốc tế, hỗ trợ đối tác về khoản hình ảnh và chiến lược hoạt động.
Chưa hết, Tập đoàn KIDO cũng mang tham vọng đưa chuỗi Chuk Chuk chạm mốc 1.000 cửa hàng trong năm 2025, phục vụ hơn 25 triệu khách hàng, niêm yết lên sàn chứng khoán, có thể trở thành doanh nghiệp dẫn đầu thị trường ngành đồ uống.
Tại sự kiện công bố dự án, ông Trần Lệ Nguyên - CEO KIDO tự tin rằng, phí nhượng quyền thương hiệu Chuk Chuk có mức giá rẻ nhất nhì thị trường Việt Nam. Cộng thêm hệ thống phân phối rộng lớn của công ty mẹ sẽ hỗ trợ chuỗi đạt được mục tiêu về quy mô.
Tới tháng 7/2022, Tập đoàn âm thầm đổi tên và nhận diện thương hiệu Chuk Chuk. Theo đó, tên thương hiệu sẽ được đổi từ “Chuk Chuk Ice Cream – Coffee – Tea” sang “Chuk Coffee & Tea”. Hiện tại, chuỗi Chuk đang có 36 cửa hàng tại TP. Hồ Chí Minh và 5 cửa hàng tại Hà Nội, 3 cơ sở ở Đồng Nai, 2 cơ sở tại Bình Dương và 1 cơ sở tại Vũng Tàu. Tổng số cửa hàng tính tới thời điểm này vẫn chưa chạm đến mục tiêu đã đề ra là 50 cửa hàng vào cuối năm 2021.