meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Liệu có làn sóng M&A ồ ạt vào thị trường BĐS năm 2023?

Chủ nhật, 11/12/2022-10:12
Việt Nam được xem là môi trường đầu tư tiềm năng của nhiều “đại bàng” quốc tế. Nhiều chuyên gia dự đoán, năm 2023, sẽ có làn sóng M&A quy mô lớn ồ ạt đổ vào thị trường BĐS. Trong đó phải kể đến phân khúc bất động sản công nghiệp và văn phòng cho thuê.

Nhiều “ông lớn” ngại quốc đang nhắm đến BĐS Việt Nam

Có thể nói 2022 được xem năm khó khăn “chưa từng thấy” của thị trường bất động sản Việt Nam. Hàng ngàn doanh nghiệp giải thể hoặc động cầm chừng, các nhân viên kinh doanh bất động sản phải bỏ việc để tìm kế sinh nhai. Dù thị trường đang “đóng băng” nhưng không thể phủ nhật, bất động sản Việt Nam vẫn đang được đánh là rất tiềm năng đối với các doanh nghiệp lớn trên thế giới.

Colliers, một tập đoàn quản lý đầu tư và dịch vụ bất động sản hàng đầu thế giới vừa công bố Báo cáo triển vọng đầu tư toàn cầu 2023. Theo đó, khu vực Châu Á – Thái Bình Dương vẫn được đánh giá là lạc quan nhất về tăng trưởng kinh tế. Hơn 50% các nhà đầu tư trong khu vực đều kỳ vọng thị trường bất động sản sẽ tích cực hơn nhờ tăng trưởng kinh tế. Trong khi đó, con số này ở Châu Âu chỉ là hơn 40%, Châu Mỹ là dưới 40%.


M&A bất động sản tại Việt Nam hứa hẹn sẽ sôi động.
M&A bất động sản tại Việt Nam hứa hẹn sẽ sôi động.

Ở góc nhìn hẹp hơn, trong khu vực Châu Á, Việt Nam tiếp tục được đánh giá là một trong những nước sẽ thu hút được sự đầu tư lớn của các doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có lĩnh vực bất động sản. Theo thống kê của Colliers, 11 tháng năm 2022, vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt hơn 25 tỉ USD, tăng hơn 23% so với cùng kỳ năm 2021. Colliers đánh giá, điều này cho thấy niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam là rất lớn. Bên cạnh đó, nhiều tập đoàn lớn vẫn coi Việt Nam là môi trường đầu tư tiềm năng.

Đại diện Colliers đánh giá, việc Ngân hàng Nhà nước nới room tín dụng thêm 1,5-2% mới đây đã giúp cải thiện phần nào đó tâm lý thị trường. Nhiều nhà đầu từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore… nhắm đến các phân khúc bất động sản tại Việt Nam như bất động sản công nghiệp, văn phòng, nhà ở, bán lẻ, khách sạn… Tuy nhiên, các ông lớn nước ngoài đang lên danh mục đầu tư trong thời điểm thị trường bất động sản Việt Nam giảm tốc.

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, tính cả năm 2021, vốn FDI vào Việt Nam đạt trên 31 tỷ USD, tăng hơn 9 so với năm 2020. Bên cạnh đó, vốn đầu tư đăng ký mới và điều chỉnh đều tăng so với năm 2020, đặc biệt vốn điều chỉnh tăng mạnh tới 40,5%. Đây là một con số đáng lưu ý khi năm 2021 được Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới ảnh hưởng rất nặng nề từ các làn sóng Covid-19. Nhiều chuyên gia kinh tế quốc tế đánh giá, việc Việt Nam vẫn thu hút được lượng vốn FDI lớn chứng tỏ các doanh nghiệp ngoại luôn đặt niềm tin vào thị trường Việt.

Tính riêng lĩnh vực bất động sản, trong năm 2021 có 2,6 tỷ USD vốn FDI đầu tư vào Việt Nam, chiếm hơn 8%. Lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ 3 trong tổng số các ngành có nguồn vốn FDI. Trong khi đó, chỉ 11 tháng trong năm 2022, ngành kinh doanh bất động sản thu hút được tổng vốn đầu tư gần 4,19 tỉ USD từ FDI.

M&A năm 2023 sẽ rất nhiều cơ hội

Theo số liệu từ KPMG Việt Nam và Campuchia, thị trường M&A Việt Nam chững lại trong năm 2022 sau khi bùng nổ vào  năm 2021. Nhiều ý kiến chỉ ra rằng, sở dĩ có sự chững lại trong năm 2022 vì tâm lý của các nhà đầu tư lo lắng về khủng hoảng kinh tế thế giới. Bên cạnh đó, nhiều nhà đầu tư dừng lại một nhịp để quan sát, phân tích thị trường. Chính vì thế, tổng giá trị giao dịch M&A trong 10 tháng đầu năm 2022 tại Việt Nam chỉ đạt mức 5,7 tỷ USD, giảm hơn 35% so với cùng kỳ năm 2021. Tuy nhiên, con số này vẫn rất đáng chú ý tại khu vực.

Có thể điểm mặt 3 thương vụ siêu M&A có giá trị lớn trong năm 2022 là giao dịch Capital Place, tòa nhà văn phòng hạng A nằm ở trung tâm Hà Nội với giá trị lên đến hơn 520 triệu USD. EDP Renovaveis, S.A. (EDPR) (Tây Ban Nha) mua hai dự án điện mặt trời với tổng công suất 200MW tại tỉnh Ninh Thuận của Tập đoàn Xuân Thiện. Giá trị giao dịch gần 285 triệu USD. Công ty TNHH Sherpa (thuộc Tập đoàn Masan) mua lại 85% vốn của Phúc Long Heritage với giá 280 triệu USD.

Trao đổi về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng khi nền kinh tế hồi phục, dòng vốn nước ngoài sẽ tăng tốc đổ vào Việt Nam. Điều này cộng lực với sự phát triển của các doanh nghiệp nội thì các hoạt động M&A sẽ được kích hoạt mạnh mẽ hơn.

Thứ trưởng Trần Quốc Phương nói thêm, mặc dù những năm qua ảnh hưởng bởi dịch bệnh nhưng Việt nam vẫn giữ vững ổn định chính trị, kinh tế tăng trưởng khá, vĩ mô ổn định. Bên cạnh đó, chúng ta đã kiểm soát được lạm phát, môi trường đầu tư được cải thiện. Đây sẽ là điểm cộng, nền tảng quan trọng để thu hút đầu tư. Việt Nam có đầy đủ các điều kiện để trở thành điểm đầu tư hấp dẫn của các doanh nghiệp nước ngoài.


TS Trần Khắc Tâm, Phó chủ tịch Hiệp hội phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam.
TS Trần Khắc Tâm, Phó chủ tịch Hiệp hội phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam.

Đồng quan điểm, ĐBQH khóa XIII, Tiến sĩ Trần Khắc Tâm, Phó Chủ tịch Hiệp hội phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam cho rằng, năm 2023 sẽ là năm bản lề trong việc hồi phục kinh tế sau thời gian khó khăn vì dịch bệnh. Chính vì thế, đây là cơ hội để các ngành nghề, doanh nghiệp bứt phá lấy lại vị thế trước đây. Đặc biệt là các doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản trải qua năm 2022 với đầy rẫy những khó khăn. “Việt Nam có đầy đủ các điều kiện để thu hút vốn ngoại. Và thực tế cho thấy, những con số về vốn đầu tư ngoại trong 11 tháng qua đã thể hiện cho việc các doanh nghiệp nước ngoài tin tưởng vào môi trường đầu tư Việt Nam như thế nào. Tôi cho rằng, 3 ngành bất động sản, năng lượng xanh và tiêu dùng sẽ thu hút được vốn ngoại lớn trong năm 2022”, Phó chủ tịch Hiệp hội phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam cho biết.

Về lĩnh vực bất động sản, Tiến sĩ Trần Khắc Tâm cho biết, năm 2022, M&A ở thị trường địa ốc chững lại. Nhiều nhà đầu tư đang dừng lại quan sát thị trường. Và đến nay, khi giá bất động sản đã trở về ngưỡng hợp lý sau thờ gian sốt đất ảo, chắc chắn các nhà đầu nước ngoài sẽ coi đó là cơ hội. Bên cạnh đó, kinh tế hồi phục, các khu công nghiệp hoạt động hết công suất, bất động sản khu công nghiệp sẽ là mảnh đất khá màu mỡ cho việc đầu tư.

“Sẽ có làn sóng M&A vào thị trường bất động sản phân khúc công nghiệp, văn phòng, bán lẻ… Đây là nguồn vốn rất tốt để thị trường bất động sản hồi phục sau thời gian dài khó khăn”, Tiến sĩ Trần Khắc Tâm nhận định.

An Tố Nhi
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Sắp có bệnh viện quốc tế quy mô 450 giường tại huyện đông dân nhất TP. Hải Phòng

Ứng dụng tra cứu quy hoạch Meey Map lọt vào “mắt xanh” của các ngân hàng

Hà Nội: Phân lại luồng xe khách để ngăn dừng đỗ trên đường Phạm Hùng, Phạm Văn Đồng

Hà Nội: Bổ sung hệ thống biển báo, phân luồng, điều tiết giao thông để giải quyết điểm nóng ùn tắc

Bán vàng trực tuyến sẽ chấm dứt tình trạng người dân xếp hàng mua?

Hà Nội có hơn 60.000 căn hộ chưa được cấp "sổ đỏ" do sai phạm của chủ đầu tư

Điều chỉnh giá tính lệ phí trước bạ đối với nhà tại Hà Nội từ 22/6

Đề xuất bỏ độc quyền vàng miếng SJC: Chuyên gia nói gì?

Tin mới cập nhật

Vụ hàng trăm căn hộ chung cư Phú Thạnh bị “siết": Chủ đầu tư cam kết trả nợ trong 3 năm

10 giờ trước

Cá nhân kinh doanh bất động sản quy mô nhỏ có thể bị giới hạn số lần mua bán trong năm

10 giờ trước

Hà Nội: Đường phố an toàn hơn khi hàng nghìn xe ba bánh tự chế bị xử lý

1 ngày trước

Nhiều doanh nghiệp lớn bán bớt tài sản để cân đối dòng tiền

1 ngày trước

Lo ngại lộ dữ liệu, Mỹ tiếp tục mở cuộc điều tra ba nhà mạng của Trung Quốc

1 ngày trước