Kỳ lạ hồ nước với khả năng “hô mưa gọi gió”: Chỉ cần có người hét lớn, trời lập tức sẽ đổ mưa
BÀI LIÊN QUAN
Kỳ lạ vùng đất 2 tháng liền không xuất hiện Mặt Trời: Một túi bột giặt giá hơn 2 triệu, chai nước khoáng đắt 8 lần bình thườngKỳ lạ món ăn đặc biệt: Không chỉ đắt xắt ra miếng, khách hàng còn sẵn sàng đời... 30 năm để được thưởng thứcKỳ lạ loại sa mạc đắt nhất Trung Quốc: Muốn đổi 1kg gạo lấy 1kg cát cũng khóMỗi lần nhắc đến tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, mọi người sẽ nghĩ ngay đến một địa điểm với lịch sử văn hóa vô cùng lâu đời. Ngoài ra, nơi này còn có rất nhiều danh lam thắng cảnh, nổi tiếng nhất phải kể đến những địa danh như chùa cổ Đại Lý, núi tuyết Ngọc Long hay rừng mưa nhiệt đới Xishuangbanna…
Tuy nhiên, có một địa điểm mà rất ít người biết đến, đó chính là hồ Tingming hay còn gọi là hồ Thính Mệnh. Hồ nước này có một điều vô cùng kỳ diều, hễ có ai hét lớn lên ở đây, ngay lập tức sẽ có mưa lớn trút xuống. Vậy điều này là thật hay chỉ là lời đồn?
Kỳ lạ hồ nước với khả năng “hô mưa gọi gió”
Hồ Thính Mệnh tọa lạc trong “vùng lõi” của khu bảo tồn thiên nhiên núi Gaoligong. diện tích trong khoảng 0,3km2. Được biết, nơi này nằm ở phía đông bắc huyện Lushui, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Đây là khu vực vô cùng hiểm trở, chủ yếu toàn là rừng núi nên đi lại vô cùng khó khăn. Để đến được hồ Thính Mệnh, du khách sẽ phải đi bộ khoảng hơn 10 tiếng đồng hồ.
Hồ Thính Mệnh có độ cao 3.540m so với mực nước biển và trở thành hồ trên núi lớn nhất tại Gaoligong. Bao quanh hồ nước này chính là rừng rậm. Đây cũng là ngôi nhà chung của rất nhiều loài động vật hoang dã quý hiếm, điển hình như lừa núi, khỉ vàng, linh dương sừng… Tuy nhiên, do nằm ở trên cao nên nhiệt độ nước của hồ nước này rất thấp và có rất ít sinh vật có thể tồn tại được ở trong hồ. Bù lại, chất lượng nước tại hồ Thính Mệnh được đánh giá vô cùng tinh khiết.
Nằm ẩn mình giữa rừng rậm và núi cao, hồ Thính Mệnh được mọi người ví von như một viên ngọc trai bóng loáng, sáng rực rỡ dưới ánh sáng mặt trời. Mặt hồ trong veo, khẽ chuyển động lấp lánh trông giống như hàng vạn viên ngọc trai lay động trên mặt gương ngọc bích.
Theo như truyền thuyết kể lại, một người tiều phu nọ đi vào rừng hái thảo dược. Vì khi đó, thời tiết mùa hè vô cùng nóng nực, người đàn ông này liền hét lớn rằng “Trời mà mưa thì hay biết mấy”. Chính vì thế chỉ một lúc sau, trên mặt hồ đã nhanh chóng xuất hiện mây đen, tiếp theo là một trận mưa lớn trút xuống. Người tiều phu thầm nghĩ, có lẽ ông Trời đã nghe thấu được lời cầu nguyện của mình nên đến khi trở về nhà đã kể cho mọi người cùng nghe.
Từ đó về sau, mỗi khi có tình trạng hạn hán nghiêm trọng xảy ra ở nơi này, người dân địa phương lại truyền tai nhau cùng chuẩn bị rất nhiều lễ vật tới hồ Thính Mệnh để cầu mưa ắt sẽ được như ý nguyện.
Sự thật là gì?
Hiện tượng lạ này đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của giới chuyên môn. Sau những lần đến tận nơi để kiểm tra, các chuyên gia phân tích khẳng định, thực tế không có điều huyền bí nào tồn tại. Phía trên hồ nước này luôn có lớp sương mù dày đặc chứa nhiều hơi ẩm, nếu như gặp sóng âm lớn nó có thể biến thành mưa hoặc mưa đá rơi xuống.
Lúc này, mọi người mới nhận ra, thực tế việc “hô mưa gọi gió” ở hồ Thính Mệnh là hoàn toàn có cơ sở khoa học. Tuy nhiên, dù các chuyên gia đã tìm ra được nguyên nhân gây mưa ở hồ Thính Mệnh, thế nhưng điều đó vẫn chưa thể khiến các du khách bớt tò mò. Vẫn có rất nhiều người sẵn sàng vượt đường xá xa xôi nghìn dặm để đến hồ Thính Mệnh với mong muốn thử một lần gọi mưa.
Để đến thăm địa điểm vô cùng nổi tiếng này, các du khách có thể tùy chọn đi vào bất kỳ mùa nào trong một năm. Nguyên nhân bởi, hồ Thính Mệnh vào mỗi mùa khác nhau sẽ khoác lên mình vẻ đẹp khác nhau. Ví dụ như vào mùa xuân, những dòng tuyết tan chảy nhỏ giọt xuống lòng hồ cùng với hoa đỗ quyên nở đỏ rực khắp nơi. Mùa hè và mùa thu, hồ Thính Mệnh được ví von như viên ngọc trai sáng rực rỡ ở dưới ánh mặt trời. Đến mùa đông, dù tuyết phủ trắng khắp cả vùng khiến cho việc đi lại thêm khó khăn hơn một chút, thế nhưng khung cảnh lại rất ngoạn mục.
Đi đến hồ Thính Mệnh, các du khách có thể xuất phát từ Côn Minh, sau đó đi về phía tây hơn 500km dọc theo con sông Nuijiang để tới Lushui. Để tới được đây, giá xe sẽ dao động trong khoảng 200 tệ/chặng (tương đương gần 700 nghìn đồng). Sau đó, du khách tiếp tục thuê xe từ Lushui đến thị trấn Pianma, huyện Lushui. Lushui là chặng cuối cùng, nên mọi người muốn tới hồ sẽ phải chấp nhận đi bộ khoảng 10 tiếng băng qua đường rừng núi và có những chặng đường vô cùng xấu. Để đảm bảo an toàn, du khách tốt nhất nên có hướng dẫn viên bản địa đi cùng phòng trường hợp bất trắc có thể xảy ra.
Về địa điểm để nghỉ ngơi, mọi người nên thuê trọ tại nhà của người dân địa phương với giá cả tương đối thấp, hoặc du khách có thể tìm chỗ ở gần trạm bảo tồn thiên nhiên.