meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Quyết tâm của Fed trong việc kiềm chế lạm phát, ngay cả khi phải làm chậm hoạt động kinh tế

Chủ nhật, 10/07/2022-22:07
Các quan chức của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã nhấn mạnh trong biên bản cuộc họp diễn ra vào tháng 6 vừa qua rằng, ngân hàng trung ương nước này cần phải đưa ra các biện pháp mạnh nhằm kiềm chế lạm phát, ngay cả khi phải làm chậm hoạt động kinh tế.

Cái giá phải trả quá đắt

Trước diễn biến của nền kinh tế thế giới, trong cuộc họp vào tháng 6 vừa qua giới chức Fed đã đưa ra quyết tâm để khống chế lạm phát, dù điều đó có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của nền kinh tế đang trên bờ vực suy thoái.

Theo CNBC, sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) công bố biên bản cuộc họp của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) diễn ra trong hai ngày 14-15/6, chỉ số chứng khoán đi lên đã cho thấy những dấu hiệu tích cực.

Ngoài ra, trong cuộc họp diễn ra vào ngày 26-27/7 tới đây, các quan chức của Fed cũng đưa ra ý kiến về việc tăng lãi suất thêm từ 50 đến 75 điểm cơ bản. Trước đó, trong tháng 6 vừa qua, Fed cũng đã quyết định tăng lãi suất cao lên 75 điểm cơ bản. Đây là mức tăng mạnh nhất kể từ năm 1994 đến nay.


Trong tháng 6 vừa qua, Fed cũng đã quyết định tăng lãi suất cao lên 75 điểm cơ bản
Trong tháng 6 vừa qua, Fed cũng đã quyết định tăng lãi suất cao lên 75 điểm cơ bản

Biên bản đã nêu rõ: “Các quan chức Fed cho rằng, việc tiếp tục tăng lãi suất là hoàn toàn phù hợp với mục tiêu của Uỷ ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC). Đây là chính sách tiềm năng cho các cuộc họp sắp tới và có thể tăng 50 hoặc 75 điểm cơ bản tại cuộc họp tiếp theo”.

Trong tháng 6, việc tăng lãi suất thêm 75 điểm được các nhà hoạch định chính sách cho là cần thiết nhằm kiểm soát chặt chẽ đà tăng của chi phí sinh hoạt. Điều này vẫn sẽ tiếp tục được áp dụng cho tới khi lạm phát quay trở về mức ổn định là 2%. Một số nhà đầu tư cho rằng việc Fed quyết tâm nâng lãi suất để giảm lạm phát là tin tốt bởi giá cả theo đó sẽ sớm được kiểm soát và nền kinh tế có thể trở lại bình thường.

“Uỷ ban Thị trường Mở Liên bang cho rằng triển vọng kinh tế hiện nay có thể khiến lập trường chính sách của Fed trở nên hạn chế hơn. Tuy nhiên, nếu lạm phát vẫn tiếp tục gia tăng thì việc Fed theo đuổi lập trường hạn chế như vậy là tất yếu”, biên bản ghi rõ.

Theo CNBC, mặc dù biết rằng kế hoạch thắt chặt chính sách có thể sẽ phải trả một cái giá đắt nhưng giới chức Fed vẫn phải thực hiện. 

Trong biên bản cũng ghi rõ: “Việc củng cố chính sách sẽ dẫn tới tốc độ tăng trưởng kinh tế bị chậm lại trong một khoảng thời gian nhất định, nhưng nếu lạm phát chưa quay trở lại mức 2% thì đây là điều bắt buộc phải thực hiện để đạt được trạng thái toàn dụng việc làm một cách bền vững”.


Mặc dù biết rằng kế hoạch thắt chặt chính sách có thể sẽ phải trả giá đắt nhưng Fed vẫn phải thực hiện
Mặc dù biết rằng kế hoạch thắt chặt chính sách có thể sẽ phải trả giá đắt nhưng Fed vẫn phải thực hiện

Trước đó nhiều tuần, các nhà hoạch định chính sách dự kiến tăng lãi suất với mức 50 điểm, nhưng tại cuộc họp vào tháng 6 lại tăng thêm 75 điểm. Đây là một động thái diễn ra khá bất thường.

Nguyên nhân là sau khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5 tăng 8,6% so với cùng kỳ năm trước, các nhà nghiên cứu của FOMC đã nhất trí chọn hướng đi mạnh tay hơn. Và việc tăng lãi suất 75 điểm cơ bản là kết quả của sự lựa chọn cuối cùng đó.

Quyết tâm của Fed trong hành trình chống lạm phát

Cũng trong cuộc họp tháng 6, để đảm bảo với thị trường và công chúng rằng ngân hàng trung ương Mỹ luôn nghiêm túc trong cuộc chiến chống lạm phát, các quan chức Fed khẳng định họ sẽ cần có những động thái mạnh mẽ và quyết liệt hơn. 

“Các thành viên FOMC cho rằng, hiện nay lạm phát có thể ăn sâu và bám rễ vào nền kinh tế của nước Mỹ nếu người dân có nghi ngờ về quyết tâm của uỷ ban trong việc điều chỉnh lập trường chính sách như đã đảm bảo”, biên bản nêu rõ.

Để khôi phục sự ổn định giá cả hàng hóa dịch vụ thì động thái tăng lãi suất - kết hợp với việc truyền thông liên lạc về lập trường chính sách của Fed là điều dễ hiểu.


Quyết tâm của Fed trong hành trình chống lạm phát
Quyết tâm của Fed trong hành trình chống lạm phát

Tuy nhiên, ngay tại thời điểm nền kinh tế của Mỹ đang diễn ra theo chiều hướng bất ổn thì chiến lược của Fed được đưa ra. Theo một công cụ theo dõi của Fed chi nhánh Atlanta, GDP quý I của nước này đã giảm 1,6% và có thể tụt thêm 2,1% trong quý II. Xét về mặt kỹ thuật, hai quý liên tiếp cho thấy con số tăng trưởng âm, chứng tỏ nền kinh tế đã rơi vào suy thoái.

Bà Quincy Krosby, chiến lược gia trưởng về chứng khoán tại LPL Financial, nhận định rằng: “Kể từ cuộc họp lần trước, nền kinh tế đã cho thấy sự suy yếu do điều kiện tài chính bị thắt chặt. Hiện tại, Fed đang có hướng đi và dự định như thế nào nếu các dữ liệu chính thức tiếp tục vẽ ra một bức tranh kinh tế ảm đạm hơn mà không thấy có dấu hiệu suy yếu tương xứng về lạm phát”.

Tại cuộc họp gần đây, các chuyên gia phân tích của Fed đưa ra một số báo cáo cho thấy doanh số tiêu dùng hiện đang chững lại và chi phí tăng cao khiến doanh nghiệp kìm hãm đầu tư. Ngoài ra, xung đột giữa Nga và Ukraine khiến chuỗi cung ứng bị tắc nghẽn. Cùng với đó là các đợt phong tỏa nhằm hạn chế sự lây lan của đại dịch Covid - 19 ở Trung Quốc cũng được coi là mối lo ngại đối với nền kinh tế thế giới.


Xung đột giữa Nga và Ukraine khiến chuỗi cung ứng bị tắc nghẽn
Xung đột giữa Nga và Ukraine khiến chuỗi cung ứng bị tắc nghẽn

Hiện nay, lạm phát đang tăng cao rất nhiều so với thời gian trước. Các quan chức dự đoán chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE) sẽ tăng trong năm nay sẽ tăng khoảng 5,2%, mặc dù ước tính trước đó là 4,3%. Ngoài ra, tháng 5, lạm phát PCE đã tăng 6,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tuy nhiên, các quan chức cũng lưu ý rằng, động thái tăng lãi suất bước đầu dường như đã mang lại kết quả tốt. Điều kiện tài chính được thắt chặt và một số thước đo lạm phát dựa trên thị trường được giảm bớt. Hiện tại, lãi suất chuẩn của Fed đang ở trong phạm vi ổn định 1,5% - 1,75%.

Theo biên bản đưa ra, FOMC tin rằng, Fed có thể đánh giá lại mức độ thành công của chính sách sau một loạt các đợt tăng lãi suất, trước khi đưa ra quyết định cho hướng đi tiếp theo. Họ cũng nhận định Fed có thể phải áp dụng lập trường “chính sách hạn chế hơn” nếu lạm phát không thể đi xuống như kỳ vọng.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

Người dân TP.HCM vẫn thấp thỏm chờ kết quả khi nộp hồ sơ đất đai trước giờ G

Nhiều quy định phòng cháy chữa cháy mới có thể “làm khó” loại hình nhà ở kết hợp kinh doanh

Giá bất động sản tăng vọt do thiếu cạnh tranh?

Nên tách nhà ở xã hội khỏi dự án thương mại

Một số địa phương không có dự án NOXH nào được khởi công từ năm 2021 đến nay

Không nên chỉ cho thuê NOXH do công đoàn đầu tư

Bộ Tài nguyên và Môi trường yêu cầu Hà Nội khẩn trương xây dựng bảng giá đất mới

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

15 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

15 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

15 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

15 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước