meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Chuyên gia kinh tế phản đối chính sách của Fed, nhấn mạnh việc tăng lãi suất không thể chống lại lạm phát

Thứ tư, 06/07/2022-22:07
Một chuyên gia cho rằng kiềm chế nhu cầu và lạm phát bằng cách tăng lãi suất là giải pháp không đúng đắn bởi cú sốc trong nguồn cung mới là nguyên nhân khiến giá các mặt hàng tăng cao.

Kiềm chế nhu cầu để giảm lạm phát

Lạm phát chịu sức ép từ giai đoạn phong tỏa do đại dịch covid-19. Ở thời điểm đó, các doanh nghiệp trên toàn cầu không thể sản xuất và cũng không thể vận chuyển hàng hóa đến khách hàng một cách hiệu quả.

Tiếp đó là lệnh cấm vận nhằm vào Nga đã khiến nguồn cung trở nên eo hẹp vì Nga chính là một mắt xích quan trọng của nhiều loại hàng hóa công nghiệp. Do đó chuỗi cung ứng càng trở nên thiếu hụt trầm trọng hơn.

“Rất khó để kiểm soát nguồn cung. Chúng tôi nhận thấy rằng doanh nghiệp ở mọi ngành nghề đều đang đối mặt với thách thức khác nhau sau khi nỗ lực bổ sung chuỗi cung ứng cho thị trường”, theo ông Paul Gambles - đối tác quản lý tại hãng tư vấn MBMG Group.


Chủ tịch Fed Jerome Powell hàm ý về một đợt tăng lãi suất mạnh tay khác vào tháng này
Chủ tịch Fed Jerome Powell hàm ý về một đợt tăng lãi suất mạnh tay khác vào tháng này

Để kiềm chế lạm phát trong bối cảnh này, chính phủ các quốc gia đã bắt đầu hạ nhiệt nhu cầu. Theo CNBC, việc nâng lãi suất lên là nhằm mục đích đưa nhu cầu lên bằng mức nguồn cung đang bị hạn chế.

Một trong các ngân hàng trung ương đi đầu là Fed. Cục dự trữ Liên bang Mỹ Fed đã nâng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản vào đầu tháng 6. Đây là mức tăng mạnh nhất tính từ năm 1994. Lãi suất chuẩn hiện tại của Mỹ đang ở phạm vi 1,5 1,5% và theo hàm ý của chủ tịch Jerome Powell, Fed có thể tiếp tục tăng thêm một đợt như vậy vào tháng 7 này.

Theo dự kiến, Ngân hàng Dự trữ Australia (RBA) cũng tăng lãi suất lần nữa vào cuối tuần này. Hay các nền kinh tế thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương khác như Malaysia, Singapore, Philippines cũng bắt tay vào lộ trình thực hiện tăng lãi suất.

Fed đã đưa ra một tuyên bố rằng họ sẽ lựa chọn tăng lãi suất vì nhận thấy hoạt động kinh tế nói chung đã tăng tốc quý I năm 2022. Tuyên bố này chỉ ra rằng tỉ lệ lạm phát tăng lên cho thấy cung cầu đang mất cân bằng xuất phát từ đại dịch, áp lực giá trên diện rộng cũng như giá nhiên liệu tăng vọt.

Chính sách tiền tệ không phải là giải pháp đúng đắn

Theo ông Gambles, so với trước nhu cầu, hàng hóa hiện nay vẫn thấp hơn. Trên thực tế, ngay cả khi không có rào cản dịch bệnh thì nhu cầu vẫn giảm đi.

“Nếu nhìn vào thị trường việc làm tại Mỹ, chúng ta vẫn còn thiếu khoảng 10 triệu việc làm so với tính toán, trong trường hợp không có đại dịch covid-19 và không phải thực hiện cách ly phong tỏa”, theo ông.

Bởi vậy thị trường lao động đứng trước nguy cơ suy yếu là rất cao. Nhu cầu tiêu dùng sẽ tăng rất chậm khi thị trường việc làm sa sút, theo lập luận của đối tác quản lý từ MBMG Group.

Chuyên gia kinh tế phản đối chính sách của Fed, nhấn mạnh việc tăng lãi suất không thể chống lại lạm phát - ảnh 2

Ông Gambles nhấn mạnh: “Khẳng định thêm một lần nữa, tôi không nghĩ đó là việc liên quan đến chính sách tiền tệ. Tôi không cho rằng việc Fed thay đổi chính sách tiền tệ có thể tác động lớn đến nhu cầu hàng hóa hay tạo ra bất kỳ điều gì khác biệt”.

Theo vị chuyên gia này, các ngân hàng trung ương khó có thể khống chế được lạm phát trong dài hạn khi cú sốc nguồn cung tiếp tục trở nên tồi tệ hơn nữa.

Bởi vậy, ông Gambles đã đưa ra đề xuất rằng Mỹ nên cân nhắc đến tăng cường tài khóa nhằm giải quyết bài toán lạm phát. Theo khẳng định của ông, thực hiện điều chỉnh chính sách tiền tệ chỉ là một giải pháp sai lầm.

Ông Gambles cho hay: “So với tổng ngân sách năm ngoái, ngân sách liêng bang cho năm tài khóa 2022 sẽ thấp hơn. Có thể thấy nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ thiếu hụt kích thích tài khoá khá lớn. Sự thiếu hụt này khó có thể xoay chuyển được nếu dựa vào chính sách tiền tệ”.

Theo phân tích của các nhà kinh tế học hiện đại - như cố vấn cấp cao Stephen King của HSBC. có nhiều yếu tố ở cả hai vế của phương trình lạm phát, mà không chỉ đơn thuần xuất phát từ cú sốc nguồn cung hay cầu gây ra lạm phát.

Biến động trong nguồn cung, xung đột tại Ukraine, việc phong tỏa thời đại dịch cùng với các kích thích tài khoá của chính phủ và chính sách tiền tệ lỏng lẻo đã khiến lạm phát bùng nổ, theo lập luận từ một nhóm chuyên gia.

Trong một ghi chú đầu năm nay, ông King cho biết: “Về mặt kinh tế, nhiều người đã xem cuộc khủng hoảng Covid là một thách thức về nhu cầu. Phản  ứng với điều đó, các ngân hàng trung ương đã duy trì lãi suất thấp và thực hiện nới lỏng định lượng, thậm chí ngay cả khi các kích thích tài khoá lớn được chính phủ tung ra”.

Vị cố vấn lưu ý rằng thực tế cho thấy Covid-19 chỉ gây ra tác dụng phụ ở phần cầu, trong thời gian phong tỏa ở những nước phát triển. Hay có thể hiểu là áp lực phía cầu khá nhẹ nhàng và không phải dài hạn.

Chuyên gia kinh tế phản đối chính sách của Fed, nhấn mạnh việc tăng lãi suất không thể chống lại lạm phát - ảnh 3

Ở một mặt khác, tác dụng phụ gây ra ở phía cung là vừa lớn, vừa dai dẳng hơn. Cụ thể, các quốc gia bị mất kết nối với nhau về mặt kinh tế, thị trường hoạt động kém hiệu quả, người lao động gặp khó khi xuất ngoại. Và trong nhiều trường hợp, họ cũng chưa sẵn lòng đi làm ngay tại chính quê hương của mình.

Ông King giải thích rằng các điều kiện chính sách được nới lỏng khi hiệu suất phía cung giảm sút càng dễ gây nên lạm phát.

Theo vị cố vấn, giá cả tiêu dùng bắt buộc phải đi lên vì nguồn cung không thể tăng lên khi dòng tiền ồ ạt đến nến kinh tế ở các nước lớn, chẳng hạn như Mỹ.

CNBC chỉ ra rằng để chế ngự lạm phát thì tăng lãi suất vẫn được xem là “liều thuốc giải”. Tuy nhiên, các nhà kinh tế đã lo ngại rằng cách này co thể đầy nền kinh tế đến bờ vực của sự suy thoái.

Khi lãi suất tăng lên, nhiều công ty sẽ khó vay vốn để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó, họ buộc phải giảm thiểu phạm vi đầu tư và rồi gây ảnh hưởng đến thị trường việc làm nói chung và người lao động nói riêng.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tập đoàn của ông Donald Trump muốn "rót vốn" đầu tư khách sạn, sân golf tại Hưng Yên

16 năm mới hoàn thành một nửa, lần gia hạn thứ 7 liệu có xong trục đường phía Nam Hà Nội

Cảng hàng không Sa Pa "vắng bóng" nhà đầu tư, vì đâu nên nỗi?

Mãn nhãn với Trung Villa - Bố trí không gian không vách ngăn độc đáo

Thanh Hóa ra "tối hậu thư", yêu cầu khởi công TTTM Aeon Mall trước ngày 10/10

Khu du lịch Đảo Ngọc Xanh: Hoạt động hơn 10 năm vẫn chưa được cấp phép khai thác mỏ khoáng nóng

Bình Dương giải "cơn khát" nhà ở cho người thu nhập thấp bằng 3.000 căn NOXH

Dự án đường Hoàng Sa – Dốc Sỏi: Đỏ mắt tìm chủ đất để bồi thường giải phóng mặt bằng

Tin mới cập nhật

Thanh Hóa ra "tối hậu thư", yêu cầu khởi công TTTM Aeon Mall trước ngày 10/10

8 giờ trước

Tòa nhà chọc trời cao tầng nhất TP. HCM "soán ngôi" Landmark 81: Tựa cây tre vươn dài và sở hữu một khu rừng lơ lửng trên không

8 giờ trước

Tập đoàn của ông Donald Trump muốn "rót vốn" đầu tư khách sạn, sân golf tại Hưng Yên

8 giờ trước

16 năm mới hoàn thành một nửa, lần gia hạn thứ 7 liệu có xong trục đường phía Nam Hà Nội

8 giờ trước

Ngôi nhà 3,5 tầng ở Hà Nội không có giếng trời vẫn ngập tràn ánh sáng

8 giờ trước