Quyết liệt trong giải quyết bài toán phát triển nhà ở xã hội
BÀI LIÊN QUAN
Người mua nhà ở xã hội "choáng" với phí không tênDự án nhà ở xã hội tại Hà Nội mở bán gần 20 triệu đồng/m2, “cò đất" đua nhau bán chênh hàng trăm triệu đồngBản tin BĐS 29/3/2023: Dự án nhà ở xã hội tại Hà Nội mở bán gần 20 triệu đồng/m2Các chuyên gia nhận định thời gian qua đã có nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi để hỗ trợ các đối tượng chính sách xã hội cải thiện nhà ở, có chỗ ở an toàn. Cả nước đã hoàn thành 301 dự án nhà ở xã hội khu vực đô thị và nhà ở công nhân khu công nghiệp với quy mô xây dựng khoảng 155.800 căn, tổng diện tích hơn 7.790.000 m2. Song phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho người có thu nhập thấp vấn còn nhiều hạn chế, tồn tại, chưa đáp ứng được nhu cầu về nhà ở của người dân thuộc đối tượng.
Nguyên nhân chủ yếu là do cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển phân khúc nhà ở xã hội nhà ở cho người có thu nhập thấp còn nhiều hạn chế, chưa đồng bộ và kịp thời; nhiều địa phương chưa thực sự tâm đúng mức đến phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho người có thu nhập thấp; các doanh nghiệp có tâm lý “e ngại” khi làm dự án nhà ở xã hội vì gặp phải những khó khăn trong việc điều chỉnh quy hoạch để phát triển nhà ở xã hội; trong huy động và ưu đãi vốn; trong việc xác định những người đủ tiêu chuẩn mua nhà ở xã hội; trong việc thực hiện các ưu đãi đối với doanh nghiệp phát triển nhà ở xã hội do sự khác biệt về quy định giữa quy định pháp luật về phát triển nhà ở xã hội và các văn bản Luật hiện hành trong quá trình áp dụng. Rồi viẹc thiếu quỹ đất cho phát triển nhà ở xã hội…
Đến lúc cần thay đổi quan điểm phát triển nhà ở xã hội để lo chỗ ở cho người nghèo, người thu nhu nhập thấp để có chỗ ở với giá thấp phù hợp với thực tế từng địa phương. Tạo biến chuyển trong tư duy là nhà ở xã hội, sớm hoàn thiện Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030".
Phải định hướng được nhà ở xã hội là một sản phẩm nhà ở, nhà nước phải đóng vai trò để nhà ở xã hội có giá phù hợp, không phải ban, tặng, cho theo hình thức giá rẻ… Nên nhà ở xã hội cũng cần các chính sách phù hợp nhất, tùy thu nhập từng địa phương. Người lao động ở trong các khu nhà ở xã hội phải có được tất cả tiện ích xã hội về y tế, giáo dục, dịch vụ như bao người dân khác. Nhà ở xã hội gắn với hệ sinh thái, không thể tách rời.
Bên cạnh đó, khó khăn lớn nhất với đối tượng này là nguồn vốn vay để mua nhà. Trong thực tế, nguồn vốn cho vay đối với người thu nhập thấp để mua nhà ở xã hội đang được đảm bảo, tuy nhiên vẫn chưa được sử dụng tối đa. Do nhiều nguyên nhân như: nguồn cung nhà ở xã hội tại các địa phương còn khan hiếm; nhiều đối tượng có nhu cầu nhưng qua rà soát không đủ điều kiện vay vốn (chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để thực hiện việc xây dựng mới nhà để ở, đối tượng thuộc diện có phát sinh nộp thuế thu nhập cá nhân…); một số dự án nhà ở xã hội chủ đầu tư đã thế chấp để vay vốn ngân hàng thương mại thực hiện dự án, khi bán cho người mua nhà chưa giải chấp nên khi các hộ này làm thủ tục vay vốn tại ngân hàng Chính sách không thực hiện được việc đăng ký giao dịch bảo đảm, không đáp ứng được điều kiện về bảo đảm tiền vay để được giải ngân.
Do đó, để giải quyết thị trường và doanh nghiệp bất động sản phải điều chỉnh cơ cấu sản phẩm, phân khúc thị trường giá cả bất động sản hợp lý hơn, rà soát các dự án nhà ở, các dự án bất động sản để cùng doanh nghiệp xử lý vướng mắc pháp lý, nhất là các dự án bất động sản có phát hành trái phiếu doanh nghiệp, các dự án bất động sản có bảo lãnh, vay vốn ngân hàng và huy động vốn từ người mua nhà ở. Trong đó đặc biệt chú trọng phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhà ở phù hợp với thu nhập của người dân.
Chính phủ cũng yêu cầu các Bộ ban ngành cần có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, tạo ra giải pháp đồng bộ thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội một cách thực chất, hiệu quả.
Bộ Xây dựng (cơ quan quản lý nhà nước về thị trường bất động sản và nhà ở), Bộ Tài chính (cơ quan quản lý nhà nước về phát hành trái phiếu doanh nghiệp) và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (cơ quan quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng) theo chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ động, chủ trì, phối hợp chặt chẽ với nhau và với các cơ quan liên quan, cùng quyết tâm của các doanh nghiệp để tháo gỡ vướng mắc, bất cập một cách quyết liệt, mạnh mẽ và linh hoạt để vượt qua khó khăn, tạo chuyển biến tích cực, khởi sắc trong phân khúc nhà ở xã hội nói riêng, thị trường bất động sản nói chung.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP.HCM đề nghị các tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản đang thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp, tái cơ cấu đầu tư, tái cơ cấu sản phẩm nên đặc biệt quan tâm đa dạng hóa sản phẩm nhà ở. Bên cạnh sản phẩm nhà ở cao cấp, nhà ở trung cao cấp thì rất cần thiết bổ sung sản phẩm nhà ở thương mại giá trung bình, nhất là nhà ở giá vừa túi tiền, nhà ở xã hội để vừa xây dựng uy tín thương hiệu; vừa tăng tính thanh khoản và hạn chế “rủi ro” trong kinh doanh khi thị trường bất động sản có biến động; vừa góp phần tái cấu trúc và phát triển thị trường bất động sản minh bạch, an toàn, lành mạnh và bền vững, đảm bảo an sinh xã hội về nhà ở cho tầng lớp “yếu thế” trong xã hội là người có thu nhập trung bình thấp và người có thu nhập thấp đô thị, nông thôn.
Trong Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, mục tiêu đầu tư xây dựng tối thiểu khoảng 12,5 triệu m2 nhà ở xã hội tại khu vực đô thị; đáp ứng cho khoảng 70% công nhân tại các khu công nghiệp có nhu cầu. Quán triệt thực hiện tốt chủ trương này sẽ giải quyết được căn bản nhu cầu của những người dân có thu nhập thấp hiện nay./.