meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Quy mô được mở rộng liên tục, Việt Nam đứng ở đâu trên thị trường trà sữa quốc tế?

Thứ tư, 05/10/2022-10:10
Những năm gần đây, các chuỗi trà sữa tại Việt Nam liên tục ghi nhận sự tăng nhanh về số lượng cửa hàng. Trên các tuyến phố, khách hàng có thể dễ dàng bắt gặp hàng loạt những cửa hàng trà sữa của nhiều tên tuổi đáng chú ý như Koi Thé, Tocotoco, The Alley, Gong Cha, Phúc Long, The Coffee House, Ding Tea…

Sức hút từ thị trường trà sữa Việt

Mới đây, một nghiên cứu chung giữa Momentum Works và qlub đã chỉ ra, quy mô của thị trường trà sữa tại Việt Nam trong năm 2021 là 362 triệu USD, đứng thứ 3 tại khu vực Đông Nam Á, chỉ sau 2 cái tên dẫn đầu là Indonesia (1,6 tỷ USD) và Thái Lan (749 triệu USD). 

Liên quan đến vấn đề này, một nghiên cứu được đăng tải trên China Daily cho thấy, dù giá thành của các cốc trà sữa không hề rẻ nhưng người tiêu dùng Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung vẫn sẵn sàng chi tiền để có thể mua trà sữa quanh năm, đặc biệt là vào những ngày hè nóng bức. Nhu cầu tiêu dùng lớn cộng với quy mô thị trường ở mức cao trong khu vực đã khẳng định được tiềm năng cũng như sức hút của thị trường trà sữa tại Việt Nam.


Quy mô của thị trường trà sữa tại Việt Nam trong năm 2021 là 362 triệu USD, đứng thứ 3 tại khu vực Đông Nam Á, chỉ sau 2 cái tên dẫn đầu là Indonesia (1,6 tỷ USD) và Thái Lan (749 triệu USD)
Quy mô của thị trường trà sữa tại Việt Nam trong năm 2021 là 362 triệu USD, đứng thứ 3 tại khu vực Đông Nam Á, chỉ sau 2 cái tên dẫn đầu là Indonesia (1,6 tỷ USD) và Thái Lan (749 triệu USD)

Fortune Business Insights - một công ty dịch vụ tư vấn - thông tin rằng, năm 2019 giá trị của thị trường trà sữa trên toàn cầu là 2,02 tỷ USD; đến cuối năm 2027 con số dự kiến sẽ tăng lên mức 3,39 tỷ USD. Trong giai đoạn này, tốc độ tăng trưởng kép ước tính hàng năm ở mức 7,2%. Trà sữa với mức giá dao động trung bình trong khoảng từ 30.000 đồng cho đến 70.000 đồng tùy theo topping và size đã trở thành loại đồ uống được sử dụng ở tần suất cao, được giới trẻ đặc biệt yêu thích. 

Theo như khảo sát từ Unica, có đến 50% số người được hỏi trên địa bàn thành phố Hà Nội cho biết, họ mua ít nhất một cốc trà sữa/tuần đơn giản vì cảm thấy loại đồ uống này ngon, nhanh gọn, hợp khẩu vị và phù hợp với việc mang đi. Ông Trần Ngọc Ân -  đại diện hãng trà sữa Gong Cha Việt Nam từng chia sẻ trên tờ Doanh nghiệp hội nhập rằng, trà sữa không phải là món ăn nổi lên theo kiểu trào lưu ngắn hạn hay sớm nở tối tàn giống như xoài lắc hay mì cay. Thay vào đó, trà sữa cũng đang dần trở thành một loại thức uống vô cùng quen thuộc với người Việt và xuất hiện một cách phổ biến. 

Cuộc đua mở rộng quy mô giữa các ông lớn trà sữa

Những năm gần đây, các chuỗi trà sữa tại Việt Nam liên tục ghi nhận sự tăng nhanh về số lượng cửa hàng. Trên các tuyến phố, khách hàng có thể dễ dàng bắt gặp hàng loạt những cửa hàng trà sữa của nhiều tên tuổi đáng chú ý như Koi Thé, Tocotoco, The Alley, Gong Cha, Phúc Long, The Coffee House, Ding Tea… Thực tế, dù là những doanh nghiệp lớn ở Việt Nam cũng không bỏ qua cơ hội ngàn vàng để có thể gia nhập thị trường trà sữa đang ngày càng phát triển và sở hữu quy mô lên đến hàng nghìn tỷ đồng.  

Ví dụ như, vào tháng 5 năm ngoái, Masan đã công bố về thỏa thuận mua lại 20% cổ phần CTCP Phúc Long Heritage với mức giá 15 triệu USD, đồng nghĩa với việc định giá thương hiệu này ở mức 75 triệu USD. Chỉ sau 8 tháng, Masan đã chính thức thâu tóm Phúc Long thông qua việc mua thêm 31% cổ phần với mức giá 110 triệu USD, tương đương với mức định giá thương hiệu là 335 triệu USD, nâng tỷ lệ sở hữu lên 51%. 


Chỉ sau một năm về chung một nhà với Masan, mức định giá của chuỗi đồ uống Phúc Long đã được nâng lên gấp 6 lần, ở mức khoảng 10.640 tỷ đồng (tương đương hơn 450 triệu USD)
Chỉ sau một năm về chung một nhà với Masan, mức định giá của chuỗi đồ uống Phúc Long đã được nâng lên gấp 6 lần, ở mức khoảng 10.640 tỷ đồng (tương đương hơn 450 triệu USD)

Hay mới đây nhất, Công ty TNHH The SHERPA - một công ty con sở hữu gián tiếp của Masan đã tiến hành mua hơn 10,8 triệu cổ phiếu phổ thông, con số này tương đương 34% lợi ích vốn chủ sở hữu của CTCP Phúc Long Heritage - đơn vị sở hữu chuỗi đồ uống Phúc Long, tổng số tiền thanh toán ở mức 3.600 tỷ đồng. Nhờ kết quả giao dịch này, lợi ích từ vốn chủ sở hữu của Masan ở trong Phúc Long Heritage đã tăng từ mức 51% lên mức 85%.

Với những con số này, thương hiệu Phúc Long đã được định giá nâng lên khoảng 10.640 tỷ đồng (tương đương hơn 450 triệu USD). Chỉ sau một năm về chung một nhà với Masan, mức định giá của chuỗi đồ uống Phúc Long đã được nâng lên gấp 6 lần. Đổi lại, khoản đầu tư của Phúc Long và Masan đã bước đầu đạt được kết quả. Kết quả báo cáo kinh doanh trong nửa đầu năm nay, doanh thu của Phúc Long Heritage là 820 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước đã ghi nhận mức tăng 38,5%.

Trong cuộc đua này, KIDO - một đơn vị lớn khác cũng đã ra mắt chuỗi Chuk Coffee & Tea. Mục tiêu trước mắt của chuỗi này là củng cố và chinh phục thị trường Hà Nội, tiếp đến sẽ mở rộng sang những tỉnh thành phía Bắc như: Hải Phòng, Hải Dương và Quảng Ninh. Dự kiến, chuỗi Chuk Tea & Coffee sẽ có mặt tại tất cả các tỉnh thành của Việt Nam cho hết năm 2023. Đồng thời, doanh thu của toàn hệ thống từ nay cho đến cuối năm của toàn chuỗi sẽ ở mức trên 500 tỷ đồng.

Để đạt những mục tiêu đã đề ra trước đó, KIDO trong cuối năm 2021 đã ký kết hợp tác với Central Retail để mở rộng hoạt động kinh doanh. Cũng theo KIDO, Chuk Chuk dự kiến sẽ có mặt ở chuỗi Go Mart trực thuộc Centrail Retail Việt Nam, số lượng dự kiến là 10 cửa hàng cho đến cuối năm 2022.

Vẫn có những cái tên phải ngậm ngùi ra đi

Bên cạnh cuộc đua mở rộng quy mô của những thương hiệu quen thuộc, vẫn có những cái tên phải ngậm ngùi nói lời chia tay với thị trường trà sữa Việt vì không đủ sức cạnh tranh với những đối thủ khác. Năm 2007, Gloria Jean’s Coffee - một thương hiệu nổi tiếng của Australia đã từng gia nhập thị trường Việt Nam; thế nhưng chỉ 10 năm sau đó, đơn vị này đã buộc phải đóng cửa cũng như kết thúc hoạt động kinh doanh tại nơi này. Đồng thời, Gloria Jean’s Coffees cũng từng nhận định nguyên nhân thất bại ban đầu của hãng là việc rập khuôn mô hình của công ty mẹ. Đại diện Gloria Jean’s Coffees cho biết: “Sai lầm đáng tiếc của những người nhận nhượng quyền thời điểm đó là sợ sai nên đã áp dụng y nguyên mô hình Gloria Jean’s tại Australia vào những khu vực khác. Chúng tôi cũng như thế”.


Dù thức uống của thương hiệu Ten Ren được giới trẻ thích thú, thế nhưng menu lại không quá đa dạng, cũng không mới mẻ, cũng không có món nào là “át chủ bài” có thể ghi điểm với người dùng
Dù thức uống của thương hiệu Ten Ren được giới trẻ thích thú, thế nhưng menu lại không quá đa dạng, cũng không mới mẻ, cũng không có món nào là “át chủ bài” có thể ghi điểm với người dùng

Ngoài Gloria Jean’s Coffees, Ten Ren cũng phải nhận kết cục tương tự. Thương hiệu trà sữa Đài Loan này chính thức gia nhập thị trường Việt Nam vào năm 2017, sau đó nhanh chóng tạo nên cơn sốt trong giới trẻ. Thế nhưng chỉ sau 2 năm hoạt động, thương hiệu này đã đóng cửa toàn bộ chuỗi 23 cửa hàng của mình. Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của Ten Ren đó là chưa thực sự am hiểu thị trường cũng như nhu cầu của người dùng trà sữa Việt. 

Dù thức uống của thương hiệu này được giới trẻ thích thú, thế nhưng menu lại không quá đa dạng, cũng không mới mẻ, cũng không có món nào là “át chủ bài” có thể ghi điểm với người dùng. Chưa kể, những chuỗi cửa hàng Ten Ren thiết kế cũng chưa được thu hút hoặc gây được ấn tượng với khách hàng. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

1 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

3 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

4 ngày trước