meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Quy hoạch tỉnh Phú Thọ: Đặt mục tiêu là tỉnh phát triển hàng đầu vùng Trung du và miền núi phía Bắc

Thứ ba, 28/02/2023-14:02
Tại Quy hoạch tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đại phương này đặt mục tiêu tăng trưởng 8,5% trong giai đoạn 2021 - 2025 và 12,4% trong giai đoạn 2026 - 2030 cùng với đó định hướng phát triển 3 tiểu vùng sinh thái nông nghiệp, 3 vùng công nghiệp và trung tâm logistics. 

Huy động hàng trăm tỷ đồng vốn đầu tư

Theo VnEconomy, mới đây, Báo cáo Quy hoạch tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 đã được Hội đồng Thẩm định quy hoạch tỉnh thông qua với điều kiện có chỉnh sửa, bổ sung. Phát biểu tại hội nghị, ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, Quy hoạch tỉnh Phú Thọ được lập trong bối cảnh có nhiều thuận lợi. Đặc biệt khi Quy hoạch tổng thể quốc gia vừa được Quốc hội thông qua; quy hoạch ngành quốc gia và một số quy hoạch tỉnh cũng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. 

Thứ trưởng Trần Quốc Phương khẳng định: “Đây là căn cứ, là cơ sở để tỉnh Phú Thọ xem xét, cụ thể hóa những định hướng phát triển trên địa bàn tỉnh thông qua Quy hoạch tỉnh Phú Thọ”.

Tỉnh Phú Thọ là địa phương sở hữu nhiều thuận lợi trong giao lưu, phát triển kinh tế, có thể kể đến như nằm ở vị trí trung tâm ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam, cửa ngõ phía Tây Bắc của Thủ đô Hà Nội; tỉnh cũng nằm trên hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. 


Toàn cảnh Hội nghị thẩm định quy hoạch tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Toàn cảnh Hội nghị thẩm định quy hoạch tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tuy nhiên, trong thời gian qua việc phát triển của tỉnh Phú Thọ còn tồn tại một số hạn chế như chưa tạo ra bứt phá về tăng trưởng kinh tế, nền kinh tế của địa phương vẫn còn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của Trung ương; cơ cấu kinh tế chưa hợp lý; ngành công nghiệp của Phú Thọ chưa đi vào chiều sâu về chất lượng và hiệu quả; chưa phát huy hết tài nguyên và dưa địa không gian phát triển.

Từ thực tế đó, ông Bùi Văn Quang, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ cho biết, quan điểm phát triển của tỉnh trong giai đoạn 2021 - 2030 là đặt Phú Thọ trong quan hệ chặt chẽ với các địa phương khác để tạo ra hiệu ứng tốt cho việc phát triển kinh tế của tỉnh, đảm nhận vai trò trung tâm tiểu vùng Tây Bắc. 

Trong Dự thảo Báo cáo Quy hoạch tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, để ra mục tiêu đưa tỉnh này trở thành tỉnh phát triển hàng đầu trong vùng Trung du và miền núi phía Bắc, hướng tới nằm trong nhóm 15 - 20 địa phương phát triển nhất trong cả nước ngay từ năm 2035 trở đi; đồng thời xây dựng Việt Trì là thành phố hạt nhân và trở thành đầu tàu lôi kéo các địa phương tiểu vùng Tây Bắc. 


Quy hoạch tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đặt mục tiêu đưa tỉnh này trở thành tỉnh phát triển hàng đầu trong vùng Trung du và miền núi phía Bắc.
Quy hoạch tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đặt mục tiêu đưa tỉnh này trở thành tỉnh phát triển hàng đầu trong vùng Trung du và miền núi phía Bắc.

Bên cạnh đó, tỉnh Phú Thọ cũng lựa chọn kịch bản tăng trưởng cho địa phương trong giai đoạn 2021 - 2025 là 8,5%. Xem xét định hướng phát triển và tổ chức không gian trong từng ngành, bao gồm: 3 tiểu vùng sinh thái nông nghiệp; 3 vùng công nghiệp với việc bổ sung thêm 6 khu công nghiệp và 28 cụm công nghiệp; trung tâm dịch vụ thương mại, cảng cạn tại TP Việt Trì và trung tâm logistics cấp vùng tại thị xã Phú Thọ; và bổ sung thêm 17 sân golf trong điều kiện bảo đảm phù hợp với các tiêu chí về bảo vệ môi trường và khả năng thu hút đầu tư…

Để thực hiện các mục tiêu này, tỉnh Phú Thọ và đơn vị tư vấn lập quy hoạch dự kiến, tổng số vốn đầu tư cần huy động trong giai đoạn 2021 - 2025 là 45.000 tỷ đồng và giai đoạn 2026 - 2030 là giai đoạn bứt tốc, với khoảng 115.000 tỷ đồng/năm.

3 đột phá phát triển, 4 nhiệm vụ trọng tâm 

Nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển đề ra trong Quy hoạch, tỉnh Phú Thọ xác định ưu tiên phát triển: Một trung tâm (Đô thị trung tâm Việt Trì); Hai trục kinh tế (2 hành lang kinh tế theo trục Bắc - Nam và trục Đông - Tây); Ba đột phá phát triển (Cải cách hành chính, phát triển nguồn nhân lực và tiếp tục hoàn thiện kết cấu hạ tầng); Bốn nhiệm vụ trọng tâm (Trung tâm du lịch, trung tâm khám chữa bệnh, trung tâm giáo dục – đào tạo và trung tâm thương mại, logistics gắn với chế biến nông, lâm sản)

Theo đó, Đô thị Việt Trì được định hướng mở rộng thành đô thị loại I, có trọng tâm là phát huy vai trò thành phố lễ hội về với cội nguồn dân tộc Việt Nam. Tỉnh Phú Thọ lên kế hoạch xây dựng trục hành lang Đông - Tây gắn với hành lang kinh tế dọc tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai và tuyến Quốc lộ 2D hiện hữu. Trên trục này gồm 2 trung tâm kinh tế lớn nhất tỉnh là TP Việt Trì, Thị xã Phú Thọ cùng với hệ thống 6 khu công nghiệp là Bắc Sơn, Thụy Vân, Phú Hà, Phù Ninh, Hạ Hòa, Cẩm Khê và các khu du lịch gồm Đền Hùng ở TP Việt Trì, đầm Ao Châu, Đền mẫu  u Cơ, Ao Giời - Suối Tiên ở huyện Hạ Hòa. 

Theo trục Bắc - Nam gắn với hành lang kinh tế dọc tuyến cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ - Hà Nội (Bà Vì), một phần tuyến Quốc lộ 2 (đoạn Thị xã Phú Thọ - Đoan Hùng) và một phần tuyến đường Quốc lộ 32 (đoạn từ xã Vạn Xuân đến cầu Trung Hà). Trên trục này bao gồm 1 trung tâm kinh tế là Thị xã Phú Thọ, hệ thống 6 khu công nghiệp gồm Thanh Ba, Đoan Hùng, Bắc Sơn, Phú Hà, Trung Hà, Tam Nông, 1 trung tâm logistics cấp vùng, các khu du lịch gồm nước khoáng nóng ở huyện Thanh Thủy, Khu đô thị sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng và sân golf ở huyện Tam Nông. 


Lễ hội Đền Hùng tại tỉnh Phú Thọ.
Lễ hội Đền Hùng tại tỉnh Phú Thọ.

Theo Dự thảo Báo cáo Quy hoạch tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh xác định 3 đột phá phát triển gồm một là cải cách hành chính và nâng cao năng lực quản trị địa phương; hai là phát triển nguồn nhân lực chuyên môn, kỹ thuật và nguồn nhân lực chất lượng cao; ba là tiếp tục hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng. 

Tỉnh Phú Thọ đề ra 4 nhiệm vụ trọng tâm. Thứ nhất là xây dựng Phú Thọ trở thành trung tâm của tiểu vùng Tây Bắc ở 4 lĩnh vực gồm y tế, du lịch, giáo dục, thương mại, logistics gắn với chế biến nông, lâm sản. Thứ hai là bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa vùng đất Tổ. Thứ ba là làm mới sản xuất, kinh doanh (bao gồm lĩnh vực trọng điểm) và làm mới tổ chức theo hướng hiện đại. Thứ tư là thu hút có hiệu quả nguồn vốn ngoài tỉnh. 

Góp ý cho Quy hoạch tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050, TS. Lê Đỗ Mười, Viện trưởng Viện Phát triển giao thông vận tải (Bộ Giao thông Vận tải) cho rằng, tỉnh Phú Thọ nên xem xét bổ sung thêm quy hoạch cảng cạn ở Thị xã Phú Thọ để tận dụng lợi thế về giao thông đường thủy, qua đó từng bước hình thành trung tâm logistics cấp vùng tại địa phương. 


Quy hoạch tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh xác định 3 đột phá phát triển và 4 nhiệm vụ trọng tâm.
Quy hoạch tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh xác định 3 đột phá phát triển và 4 nhiệm vụ trọng tâm.

Còn theo TS. Cao Viết Sinh, nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tỉnh Phú Thọ đã đưa ra 5 quan điểm phát triển tuy nhiên chưa có các quan điểm mới, có tính đột phá rõ nét cho riêng tỉnh.

TS. Sinh khuyến nghị: “Phát triển có trọng tâm hay dàn đều, có chọn vùng động lực để lan tỏa ra các vùng khác hay không cần phải làm rõ trong quan điểm”. 

Về định hướng phát triển các sân golf tại tỉnh Phú Thọ, nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị phân tích và làm rõ hiệu quả của các sân golf đang hoạt động trên địa bàn, đóng góp bao nhiêu cho ngân sách tỉnh, giải quyết việc làm cho người dân địa phương… để từ đó có căn cứ cho đề xuất xây dựng các sân golf khác.

“Phát triển sân golf trong quy hoạch phát triển tỉnh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là cần thiết vì Phú Thọ chủ yếu là đất đồi núi, rất khó để trồng lúa hay làm khu công nghiệp. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là từ nay tới năm 2025, Phú Thọ sẽ huy động vốn để phát triển như thế nào?”, TS. Sinh nêu quan điểm.

Đối với các vấn đề trọng tâm của Quy hoạch, ông Đinh Trọng Thắng, Vụ trưởng Vụ Quản lý Quy hoạch (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) nhận định, tỉnh Phú Thọ nên nghiên cứu xem xét xây dựng mô hình tăng trưởng theo hướng bền vững, dựa trên đầu tư nâng cao năng suất đổi mới sáng tạo gắn với chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế và tăng cường thu hút đầu tư, hình thành những dự án có khả năng “thay đổi cuộc chơi” có vai trò dẫn dắt và thúc đẩy công nghiệp hóa, phát triển các ngành dịch vụ - du lịch trở thành ngành mũi nhọn của Vùng Đất Tổ. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Khó hiện thực hóa mục tiêu xây 100.000 căn nhà ở xã hội trong năm 2025

Chủ tịch TP. Hà Nội yêu cầu xử lý dứt điểm lô "đất vàng" 94 Lò Đúc

TP.HCM chốt tỷ lệ % tính tiền thuê đất: Doanh nghiệp "chóng mặt" với chi phí

Bộ Tài chính nghiên cứu đánh thuế sở hữu nhiều nhà đất: Tránh tạo cú sốc cho thị trường

Ngân hàng “ép” khách mua bảo hiểm: Đã bị chấn chỉnh nhưng vẫn khó dẹp bỏ

Cần xử lý hành vi thao túng giá đất như đối với thị trường chứng khoán

Vụ 30 tỷ đồng/m2 đất tại Sóc Sơn: Công an điều tra dấu hiệu gây rối trật tự

TP. HCM: 6 khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Q. 1 được đề xuất làm bãi giữ xe

Tin mới cập nhật

Hà Nội triển khai 7 dự án giải phóng mặt bằng các khu nhà gỗ tại quận trung tâm

12 giờ trước

Khó hiện thực hóa mục tiêu xây 100.000 căn nhà ở xã hội trong năm 2025

12 giờ trước

Nhà vườn rủ nhau bán hoa Tết online: Tiết kiệm, hiệu quả và chủ động đầu ra

12 giờ trước

Lượng nhà đầu tư “lướt sóng” trong năm 2024 tăng gấp 6 lần 2023

12 giờ trước

Lời đề nghị 1 tỷ USD của Apple không đủ để gỡ bỏ lệnh cấm bán iPhone 16 tại Indonesia

12 giờ trước