meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Quy hoạch Thừa Thiên Huế thành đô thị thông minh gắn với di sản Cố đô Huế 

Thứ bảy, 25/03/2023-00:03
Theo Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, Thừa Thiên Huế sẽ được quy hoạch trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo dạng mô hình “chùm đô thị, đa trung tâm”. 

Mô hình “chùm đô thị, đa trung tâm”, vươn biển

Ngày 22/3/2023, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức hội nghị lấy ý kiến các địa phương cấp huyện, cấp xã về Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2025. Ông Hoàng Hải Minh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, ngày 19/10/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 1261/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, đây là cơ sở để tỉnh này tiến hành tổ chức lập, trình Bộ Xây dựng thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đồ án quy hoạch. 

“Do tính cấp bách về tiến độ triển khai đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương, dự kiến hoàn thành trong đầu năm 2024. Vì vậy, đối với đồ án quy hoạch chung phải đạt mục tiêu hoàn thành đồ án trình phê duyệt trong tháng 04/2023", ông Minh nói.


Tỉnh Thừa Thiên Huế nhìn từ trên cao.
Tỉnh Thừa Thiên Huế nhìn từ trên cao.

Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương cho biết định hướng phát triển Thừa Thiên Huế trong tương lai được xác định theo mô hình “chùm đô thị, đa trung tâm” và hướng ra biển, dựa trên nền tảng của hệ thống di tích Cố đô Huế và các di tích văn hóa vật thể, phi vật thể, các cơ sở văn hóa tâm linh phật giáo, các thắng cảnh thiên nhiên sông Hương, núi Ngự, đầm phá Tam Giang… địa phương sẽ trở thành một trong những điểm hấp dẫn di sản văn hóa thế giới. 

Đơn vị tư vấn cũng báo cáo nội dung đồ án Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên - Huế tại hội nghị. Khu vực cửa ngõ phía Bắc kết nối với các tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình, các nước thuộc tiểu vùng sông Mekong phát triển đô thị, hỗn hợp sản xuất nông, lâm, thủy, hải sản, công nghiệp, dịch vụ phía Tây Bắc của Thừa Thiên - Huế. 

Theo quy hoạch, phân vùng đô thị trung tâm là đô thị lớn, hạt nhân có vai trò động lực của Thừa Thiên - Huế; trung tâm văn hóa, trung tâm du lịch cấp quốc gia và quốc tế. Đồng thời là trung tâm y tế, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ cấp quốc gia. Đây cũng là đầu mối giao thông quan trọng với đủ các loại hình giao thông vận tải; giữ vai trò liên kết tới các khu vực và liên kết quốc gia, quốc tế. 


Định hướng phát triển Thừa Thiên Huế trong tương lai được xác định theo mô hình “chùm đô thị, đa trung tâm”.
Định hướng phát triển Thừa Thiên Huế trong tương lai được xác định theo mô hình “chùm đô thị, đa trung tâm”.

Phân vùng đô thị phía Nam là khu vực cửa ngõ phía Đông Nam kết nối đi Đà Nẵng - Quảng Nam. Tại khu vực này tập trung phát triển đô thị, hỗn hợp sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp công nghệ cao và du lịch biển, phân công chức năng liên hoàn với đô thị trung tâm. 

Ở khu vực cửa ngõ phía Tây, định hướng phát triển đô thị sinh thái, du lịch, kinh tế cửa khẩu, nông nghiệp công nghệ cao, lâm nghiệp. Ở đây hình thành các ngành khai thác phát triển dựa theo cùng nguyên liệu liên biên giới, phát triển công nghiệp gỗ, chế biến lâm sản, kinh tế sinh thái gắn với hoạt động du lịch văn hóa cộng đồng các dân tộc. 

Phường Hương Hồ trở thành đô thị trung tâm thành phố trực thuộc trung ương

Nhiệm vụ Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế định hướng phát triển không gian quận Bắc sông Hương, phạm vi hành chính gồm phường phía Bắc sông Hương và nhập xã Hương Thọ, phường Hương Hồ thành phường Hương Hồ trở thành Đô thị trung tâm thành phố trực thuộc Trung ương, di sản văn hóa thế giới, du lịch, Festival cấp quốc gia và mang tầm quốc tế của Thành phố Thừa Thiên - Huế.

Đặt mục tiêu phát triển đạt tiêu chí đô thị loại I, lấy Kinh thành Huế làm điểm nhấn, khu vực Phố cổ Bảo Vinh, làng nghề truyền thống Kim Long, cùng các khu vực di tích lịch sử như khu lăng mộ được bảo tồn trên nguyên tắc tuân thủ theo luật pháp, quy hoạch và chỉ đạo của các cấp chính quyền, mở rộng chức năng du lịch và nâng cao giá trị lịch sử văn hóa thông qua các dự án trùng tu và khôi phục các di tích lịch sử. 


Phần lớn người dân địa phương ủng hộ với tên gọi "Thành phố Huế" sau khi Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương.
Phần lớn người dân địa phương ủng hộ với tên gọi "Thành phố Huế" sau khi Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương.

Đối với không gian quận Nam sông Hương, có phạm vi hành chính gồm các phường phía Nam sông Hương và nhập xã Hải Dương, phường Thuận An thành phường Thuận An. Trên cơ sở địa giới hành chính xã Phú Thanh, Phú Dương, Phú Mậu thành lập phường Phú Dương. Trên cơ sở địa giới hành chính xã Thủy Bằng thành lập phường Thủy Bằng. 

Trên cơ sở địa giới hành chính xã Hương Phong thành lập phường Hương Phong. Trở thành trung tâm hành chính chính trị thành phố trực thuộc Trung ương, di sản văn hóa thế giới, du lịch, Festival cấp quốc gia và mang tầm quốc tế của Thành phố Thừa Thiên - Huế. 

Định hướng thành lập quận Hương Thủy với 7 phường và nhập xã Phú Sơn vào phường Phú Bài; nhập xã Thủy Tân vào phường Thủy Lương; trên cơ sở địa giới hành chính xã Thủy Thanh thành lập phường Thủy Thanh; trên cơ sở địa giới hành chính xã Thủy Phù thành lập phường Thủy Phù. 

Tại quận Hương Thủy sẽ phát triển gắn với dịch vụ, vận tải trên cơ sở sân bay quốc tế Phú Bài. Khuyến khích phát triển quận theo mô hình tổ hợp đô thị - dịch vụ tổng hợp - logistics - công nghiệp…

Hiện nay, tỉnh Thừa Thiên Huế đang triển khai lấy ý kiến của người dân tại địa phương về phương án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương. Tính đến ngày 21/3/2023, kết quả bình chọn trên Cổng Thông tin điện tử của tỉnh, phương án tên gọi của cả tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, phần lớn người dân đều chọn tên gọi "Thành phố Huế" với tỷ lệ 88,3%/9481 lượt bình chọn.

Đa số người dân cũng chọn phương án thành lập 3 quận gồm quận phía Bắc, quận phía Nam và quận Hương Thủy, 2 thị xã gồm Phong Điên và Hương Trà, 4 huyện với tỷ lệ 66,4%/9620 lượt bình chọn. Nhiều ý kiến bình chọn tên gọi cho quận phía Bắc là Phú Xuân và quận phía Nam là Thuận Hóa. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Chủ tịch TP. Hà Nội yêu cầu xử lý dứt điểm lô "đất vàng" 94 Lò Đúc

TP.HCM chốt tỷ lệ % tính tiền thuê đất: Doanh nghiệp "chóng mặt" với chi phí

Bộ Tài chính nghiên cứu đánh thuế sở hữu nhiều nhà đất: Tránh tạo cú sốc cho thị trường

Ngân hàng “ép” khách mua bảo hiểm: Đã bị chấn chỉnh nhưng vẫn khó dẹp bỏ

Cần xử lý hành vi thao túng giá đất như đối với thị trường chứng khoán

Vụ 30 tỷ đồng/m2 đất tại Sóc Sơn: Công an điều tra dấu hiệu gây rối trật tự

TP. HCM: 6 khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Q. 1 được đề xuất làm bãi giữ xe

Hà Nội: Vì sao 150 hộ dân tại chung cư The Golden An Khánh chưa được cấp sổ hồng?

Tin mới cập nhật

Các nhà đầu tư vẫn rất lạc quan về giá trị của bitcoin trong năm 2025

17 giờ trước

Những nguyên tắc để đảm bảo phong thủy và mang lại may mắn khi nhập trạch nhà mới

17 giờ trước

Chủ tịch HĐQT Meey Group nhận định về chuyển động của thị trường proptech trong những năm tới

17 giờ trước

Việt Nam sẽ có chính sách thúc đẩy phát triển và quản lý dựa trên rủi ro đối với AI

1 ngày trước

Bảng giá đất mới ảnh hưởng như thế nào đến phân lô bán nền?

1 ngày trước