meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Thừa Thiên Huế đang phát triển ra sao trước ngưỡng cửa lên thành phố trực thuộc Trung ương?

Thứ hai, 31/10/2022-22:10
Theo Quyết định 241 của Thủ tướng, giai đoạn 2021-2030, Thừa Thiên Huế cùng Bắc Ninh và Khánh Hòa sẽ là những tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Vậy trước ngưỡng cửa quan trọng này, tình hình kinh tế - xã hội của Thừa Thiên Huế 9 tháng đầu năm 2022 ra sao?

Hoạt động dịch vụ tăng cao

Theo thanhnien.vn, tháng 9/2022, lượng khách du lịch đến Huế ước đạt 184,9 nghìn lượt, gấp 10 lần so với cùng kỳ; tổng thu từ du lịch ước đạt 529,3 tỷ đồng, gấp 20 lần. Lũy kế 9 tháng, khách du lịch ước đạt 1.511nghìn lượt, gấp 2,4 lần so với cùng kỳ, tổng thu từ du lịch ước đạt 3.334 tỷ đồng, gấp 3 lần. 

Tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng xã hội tháng 9/2022 của Thừa Thiên Huế ước đạt 4.591,9 tỷ đồng, tăng 0,6% so với tháng trước và tăng 38,4% so với cùng kỳ. Lũy kế 9 tháng, tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng xã hội ước đạt 38.541,4 tỷ đồng, tăng 17,9% so với cùng kỳ; trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa ước đạt 29.931 tỷ đồng, chiếm 78%, tăng 10,9%. 

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9 ước giảm 0,3% so với tháng trước; bình quân 9 tháng tăng 3,6% so với cùng kỳ.


Bình quân 9 tháng năm 2022, chỉ số giá tiêu dùng của tỉnh Thừa Thiên Huế tăng 3,6% so với cùng kỳ.
Bình quân 9 tháng năm 2022, chỉ số giá tiêu dùng của tỉnh Thừa Thiên Huế tăng 3,6% so với cùng kỳ.

Xuất nhập khẩu 

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 9/2022 ước đạt 103,4 triệu USD, giảm 11,8% so với cùng kỳ. Lũy kế kim ngạch xuất khẩu 9 tháng ước đạt 919 triệu USD, tăng 7,7% và đạt 81,3% kế hoạch, thị trường xuất khẩu đến 39 quốc gia, trong đó chủ yếu từ các thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, ASEAN, các nước châu Âu,… 

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 9 ước đạt 79,7 triệu USD, tăng 8,8% so với cùng kỳ. Lũy kế kim ngạch nhập khẩu 9 tháng đạt 652,7 triệu USD, tăng 18% và đạt 87% kế hoạch.

Hoạt động vận tải

Tháng 9/2022, vận tải hành khách ước đạt 2.375,1 nghìn hành khách, tăng 3,4% so với tháng trước và gấp 2,7 lần so với cùng kỳ; hàng hóa vận chuyển ước đạt 1.558,9 nghìn tấn, tăng 0,9% so với tháng trước và tăng 23,3% so với cùng kỳ. Doanh thu vận tải, bốc xếp và dịch vụ hỗ trợ vận tải ước đạt 348,7 tỷ đồng, tăng 1,6% so với tháng trước và tăng 42% so với cùng kỳ.

Lũy kế 9 tháng, vận tải hành khách ước đạt 15.554,6 nghìn hành khách, tăng 29% so với cùng kỳ; vận tải hàng hóa ước đạt 13.792 nghìn tấn, tăng 21,7%. Doanh thu vận tải, bốc xếp và dịch vụ hỗ trợ vận tải ước đạt 2.927,1 tỷ đồng, tăng 26,4%.


Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô (tỉnh Thừa Thiên Huế).
Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô (tỉnh Thừa Thiên Huế).

Lĩnh vực công nghiệp

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 9 ước tăng 6,9% so với cùng kỳ. Tính chung 9 tháng, chỉ số IIP tăng 8,4% so với cùng kỳ. Trong đó, công nghiệp khai khoáng ước giảm 10,5%; công nghiệp chế biến, chế tạo ước tăng 4,9%; sản xuất và phân phối điện, nước đá ước tăng 53,5%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải ước tăng 1,5%.

Một số sản phẩm chủ yếu có sản lượng tăng: Bia 210,6 triệu lít, tăng 8% so với cùng kỳ (trong đó: bia lon 139,6 triệu lít, tăng 17,2%; bia chai 71 triệu lít, giảm 6,4%); sợi các loại 85 nghìn tấn, tăng 14,5%; điện sản xuất 1.242,4 triệu KWh, tăng 80,7%; điện thương phẩm 1.505,6 triệu KWh, tăng 5,8%...
Một số sản phẩm chủ yếu có sản lượng giảm: clanhke 1.536,6 nghìn tấn, giảm 12,4%;tôm đông lạnh 4,5 nghìn tấn, giảm 6,8%; xi măng 1.492,2 nghìn tấn, giảm 7,2%;....

Lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp

Diện tích gieo cấy lúa vụ Hè Thu khoảng 24.632 ha, giảm 3,5% so với vụ Hè Thu năm 2021. 

Ước tính năng suất lúa vụ Hè Thu năm 2022 đạt 57,1 tạ/ha, giảm hơn 2,18 tạ so với năm trước; sản lượng ước đạt 139.629,7 tấn, giảm 10.699 tấn, tương ứng giảm 7,1% so với năm trước.

Diện tích nuôi trồng thủy sản 9 tháng ước đạt 6.335 ha, tăng 1,6% so với cùng kỳ. Sản xuất giống ước đạt 176,5 triệu con, tăng 2,6%. Tổng sản lượng thủy sản ước đạt 51.100 tấn tăng 2,6%; trong đó, sản lượng khai thác đạt 35.780 tấn, tăng 1,7%, nuôi trồng đạt 15.320 tấn, tăng 4,6%.

Diện tích trồng rừng tập trung 9 tháng đầu năm đạt 4.712 ha, tăng 4,6% so với cùng kỳ, sản lượng khai thác gỗ rừng trồng ước đạt 498.170 m3, tăng 3,2% so cùng kỳ.


 
 

Thu chi ngân sách nhà nước

Thu ngân sách nhà nước 9 tháng ước đạt 9.103 tỷ đồng (số liệu cập nhật đến ngày 26/9/2022), vượt 32,7% dự toán và tăng 17,6% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: thu nội địa 8.603 tỷ đồng, vượt 34,6% dự toán và tăng 19,2% so với cùng kỳ; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu 470 tỷ đồng, vượt 2,2% dự toán và tăng 15% so với cùng kỳ; thu viện trợ, huy động đóng góp 30 tỷ đồng, gấp 2,7 lần dự toán, giảm 74,2% so với cùng kỳ.

Chi ngân sách địa phương ước đạt 7.783 tỷ đồng, bằng 65,3% dự toán; trong đó: Chi đầu tư phát triển 2.579 tỷ đồng, bằng 61% dự toán, chi thường xuyên 5.140 tỷ đồng, bằng 69,7% dự toán.

Tình hình đầu tư phát triển và xây dựng

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 9 tháng ước đạt 20.495 tỷ đồng, bằng 73,2% KH, tăng 8,2% so với cùng kỳ.

Phân theo cấp quản lý: Vốn do Trung ương quản lý 5.350 tỷ đồng, tăng 2,7% so với cùng kỳ; vốn do địa phương quản lý 15.145 tỷ đồng, tăng 10,3%.

Phân theo nguồn vốn: Vốn ngân sách nhà nước đạt 4.780 tỷ đồng, tăng 17,6% so với cùng kỳ; vốn tín dụng đạt 7.660 tỷ đồng, giảm 3%; vốn đầu tư của doanh nghiệp 2.635 tỷ đồng, tăng 1,5%; vốn đầu tư của dân 3.180 tỷ đồng, tăng 26,9%; vốn viện trợ nước ngoài 565 tỷ đồng, tăng 31,4%; vốn đầu tư nước ngoài 1.675 tỷ đồng, tăng 15,5%.

Giải ngân vốn đầu tư công, ước đến hết tháng 9 năm 2022 giải ngân kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao đầu năm (không gồm vốn CTMTQG) là 2.807,440 tỷ đồng/ 4.266,055 tỷ đồng, đạt 65,8% kế hoạch.


Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 9 tháng của trinh Thừa Thiên Huế ước đạt 20.495 tỷ đồng.
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 9 tháng của trinh Thừa Thiên Huế ước đạt 20.495 tỷ đồng.

Về đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm, thời gian tới tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết sẽ tập trung phối hợp các Bộ, ngành để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án quốc gia như, điển hình như dự án cao tốc Cam Lộ - La Sơn; Dự án mở rộng nhà ga sân bay quốc tế Phú Bài. 

Đồng thời, tiếp tục theo dõi, đôn đốc và phối hợp với các cơ quan trung ương nhằm giám sát tiến độ các dự án có sử dụng nguồn ngân sách trung ương. Hiện nay, tỉnh Thừa Thiên Huế đã hoàn thành công tác phê duyệt chủ trương đầu tư với các dự án nằm trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ. Tỉnh sẵn sàng bắt tay vào thực hiện các dự án ngay khi có nguồn vốn rót về địa phương. 

Các dự án như: đường Nguyễn Hoàng, cầu vượt sông Hương hay đường Tố Hữu nối dài ra sân bay Phú Bài, tuyến vành đai 3 và đê chắn sóng cảng Chân Mây giai đoạn 2 đều đã được hoàn thiện các thủ tục, chuẩn bị đầu tư.

Hầu hết các dự án sản xuất – kinh doanh tạo động lực phát triển của tỉnh đều đã đi vào hoạt động có hiệu quả. 


Cao tốc Cam Lộ - La Sơn có 61 km đi qua tỉnh Thừa Thiên Huế.
Cao tốc Cam Lộ - La Sơn có 61 km đi qua tỉnh Thừa Thiên Huế.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, một số dự án còn chậm tiến độ. Điển hình như các dự án: Tòa nhà của Tập đoàn VNPT, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế, Bến thuyền du lịch trên sông Hương, Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng biển Hải Dương, Khu nghỉ dưỡng huyền thoại Địa Trung Hải mở rộng, Khu nghỉ dưỡng Mộc Lan - Lăng Cô,...

Tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ đôn đốc triển khai thực hiện các dự án FDI để sớm đưa vào hoạt động trong thời gian tới. Đó là các dự án: Nhà máy sản xuất găng tay y tế - Kanglongda; Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt Phú Sơn, thị xã Hương Thủy; Khách sạn Huế Square...

Đối với các dự án như: nhà máy may mặc tại khu công nghiệp Quảng Vinh, dự án sản xuất máy biến dòng, nhà máy chế biến nông sản và gia công thạch anh, tỉnh sẽ tập trung hỗ trợ hoàn thiện thủ tục đầu tư để doanh nghiệp đi vào triển khai thực hiện. 

Đặc biệt, mới đây, tỉnh đã tổ chức khởi động dự án “Xây dựng thành phố Huế văn hoá và du lịch thông minh” do cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA).

Phát triển doanh nghiệp và thu hút đầu tư

Tính đến 21/9/2022, có 616 doanh nghiệp thành lập mới với tổng số vốn đăng ký 5.449,1 tỷ đồng; tăng 40,3% về lượng và tăng 60,3% về vốn so với cùng kỳ. 

Số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động 443 doanh nghiệp, tăng 8 doanh nghiệp; giải thể 85 doanh nghiệp, giảm 01 doanh nghiệp; số doanh nghiệp hoạt động trở lại 411 doanh nghiệp, tăng 106 doanh nghiệp.


Tính đến 21/9/2022, tại Thừa Thiên Huế có 616 doanh nghiệp thành lập mới với tổng số vốn đăng ký 5.449,1 tỷ đồng.
Tính đến 21/9/2022, tại Thừa Thiên Huế có 616 doanh nghiệp thành lập mới với tổng số vốn đăng ký 5.449,1 tỷ đồng.

Đã cấp phép cho 24 dự án cấp mới với tổng vốn đầu tư cấp mới đạt 12.189,4 tỷ đồng (gồm 04 dự án FDI vốn đăng ký 257,17 triệu USD, tương đương 5.286,71 tỷ đồng). Trong đó, địa bàn Khu kinh tế, Khu công nghiệp cấp 09 dự án với tổng vốn đầu tư 2.970 tỷ đồng. Đã cấp điều chỉnh cho 16 dự án, trong đó điều chỉnh tăng vốn đầu tư 05 dự án, vốn đầu tư tăng thêm 521,5 tỷ đồng. Bên cạnh đó, có 7 dự án được Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định chủ trương đầu tư và đang tiến hành lựa chọn nhà đầu tư với tổng mức kêu gọi đầu tư lên tới hơn 3.500 tỷ đồng. 

Về công tác xúc tiến, kêu gọi đầu tư từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước, thời gian qua tỉnh đã làm việc với hàng loạt tập đoàn lớn. Có thể kể tới như: Sovico, Sunshine, Hòa Phát, Tân Á Đại Thành, Alphanam, KMH (Hàn Quốc), AGR (Thái Lan – về xuất khẩu gạo), SermSang (Thái Lan – về năng lượng), Tập đoàn Itochu, Tập đoàn Yoshida Kaiun (Nhật Bản), Công ty Cổ phần Western Pacific; ký kết Biên bản thảo luận với Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) tại Việt Nam; Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam (AmCham), Hiệp hội Doanh nghiệp châu  u tại Việt Nam (Eurocham). 

Các đoàn công tác của tỉnh cũng đã tham gia vào nhiều chương trình xúc tiến thương mại tại các diễn đàn lớn như: của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Thương mại và Đầu tư Việt Nam - Séc - Châu  u tại Cộng hòa Séc và Chương trình xúc tiến thương mại, đầu tư và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - vùng Kyushu Nhật Bản.

Được biết, trong định hướng phát triển, tỉnh Thừa Thiên - Huế sẽ ưu tiên thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào các dự án sinh thái, du lịch nhằm xây dựng thành phố phát triển theo hướng xanh – bền vững. Lũy kế tới nay,  Thừa Thiên - Huế đã có 155 dự án đầu tư còn hiệu lực. Tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng hơn 109.000 tỷ đồng với 34 dự án FDI.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Chủ tịch TP. Hà Nội yêu cầu xử lý dứt điểm lô "đất vàng" 94 Lò Đúc

TP.HCM chốt tỷ lệ % tính tiền thuê đất: Doanh nghiệp "chóng mặt" với chi phí

Bộ Tài chính nghiên cứu đánh thuế sở hữu nhiều nhà đất: Tránh tạo cú sốc cho thị trường

Ngân hàng “ép” khách mua bảo hiểm: Đã bị chấn chỉnh nhưng vẫn khó dẹp bỏ

Cần xử lý hành vi thao túng giá đất như đối với thị trường chứng khoán

Vụ 30 tỷ đồng/m2 đất tại Sóc Sơn: Công an điều tra dấu hiệu gây rối trật tự

TP. HCM: 6 khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Q. 1 được đề xuất làm bãi giữ xe

Hà Nội: Vì sao 150 hộ dân tại chung cư The Golden An Khánh chưa được cấp sổ hồng?

Tin mới cập nhật

Các nhà đầu tư vẫn rất lạc quan về giá trị của bitcoin trong năm 2025

17 giờ trước

Những nguyên tắc để đảm bảo phong thủy và mang lại may mắn khi nhập trạch nhà mới

17 giờ trước

Chủ tịch HĐQT Meey Group nhận định về chuyển động của thị trường proptech trong những năm tới

17 giờ trước

Việt Nam sẽ có chính sách thúc đẩy phát triển và quản lý dựa trên rủi ro đối với AI

1 ngày trước

Bảng giá đất mới ảnh hưởng như thế nào đến phân lô bán nền?

1 ngày trước