meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Quy hoạch chung đô thị Thanh Hóa với tổng diện tích hơn 22.000 ha

Thứ ba, 21/03/2023-13:03
Quy hoạch chung đô thị Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2040 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo hướng phát triển không gian đô thị tập trung, lan tỏa kết nối với ý tưởng chủ đạo là: tựa núi (Ngàn Nưa) - bên sông (sông Mã) - hướng biển (vịnh Bắc Bộ). 

Mở rộng diện tích hơn 228 km2

Theo Kinh tế & Đô thị, ngày 17/3/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 259/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch chung đô thị Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2040. 

Theo đó, phạm vi lập Quy hoạch chung đô thị Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2040 sẽ gồm toàn bộ diện tích theo địa giới hành chính của Thành phố Thanh Hóa và huyện Đông Sơn với tổng diện tích khoảng 22.821 ha.

Quy hoạch đặt mục tiêu xây dựng và phát triển thành phố Thanh Hóa trở thành địa phương dẫn đầu toàn tỉnh Thanh Hóa về công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đồng thời trở thành một trong những trung tâm thương mại, dịch vụ, công nghiệp công nghệ cao, khoa học, văn hóa, giáo dục - đào tạo, thể thao, y tế của vùng Nam đồng bằng Bắc bộ và Bắc Trung bộ. Đưa địa phương này có kinh tế - xã hội phát triển nhanh và bền vững, đời sống vật chất và tinh thần của người dân tại địa phương được nâng cao; chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng - an ninh được đảm bảo, hướng tới thành phố thông minh, văn minh, hiện đại là một động lực quan trọng góp phần đưa tỉnh Thanh Hóa trở thành cực tăng trưởng mới ở phía Bắc của Tổ quốc.


Phạm vi lập Quy hoạch chung đô thị Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2040 có tổng diện tích khoảng 22.821 ha, bao gồm huyện Đông Sơn.
Phạm vi lập Quy hoạch chung đô thị Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2040 có tổng diện tích khoảng 22.821 ha, bao gồm huyện Đông Sơn.

Thành phố Thanh Hóa sẽ trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh Thanh Hóa, đô thị tỉnh lỵ với vai trò là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục, khoa học - kỹ thuật của tỉnh Thanh Hóa. Đồng thời là một trong những trung tâm kinh tế - xã hội của vùng Bắc Trung bộ và vùng phía Nam Bắc bộ. Thành phố cũng là đầu mối giao lưu của tỉnh Thanh Hóa với cả nước và quốc tế. Theo quy hoạch Thành phố Thanh Hóa có vị trí quan trọng về quốc phòng - an ninh; đô thị phát triển xanh, thông minh, hiện đại trên cơ sở khai thác và phát huy hiệu quả tiềm năng, lợi thế để phát triển mạnh dịch vụ và công nghiệp, nhất là dịch vụ chất lượng cao; phát triển du lịch văn hóa - lịch sử, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, phát huy bản sắc văn hóa xứ Thanh.

Về quy mô đất xây dựng đô thị theo quy hoạch được phê duyệt, đất xây dựng đô thị hiện trạng khoảng 7.634 ha, chiếm khoảng 34% tổng diện tích tự nhiên toàn đô thị. Cụ thể, đến năm 2030, đất xây dựng đô thị tại khu vực quy hoạch là khoảng 11.181 ha, chiếm khoảng 49% tổng diện tích tự nhiên toàn đô thị. Đến năm 2040, đất xây dựng đô thị khoảng 14.019 ha, chiếm khoảng 61% tổng diện tích tự nhiên toàn đô thị. 

Với tổng diện tích tự nhiên khoảng 22.821 ha. Dự kiến sử dụng đất của đô thị yêu cầu phát triển đến năm 2040, theo đó, đất xây dựng đô thị tăng khoảng 6.386 ha (bình quân 114m2/người), đến năm 2040 đạt khoảng 14.019 ha, chiếm 61% diện tích đất tự nhiên. Trong đó: Đất dân dụng tăng thêm khoảng 3.387 ha (bình quân 60m2/người), đến năm 2040 đạt khoảng 7.983 ha. Đất ngoài dân dụng khoảng 6.036ha, gồm: đất ở nông thôn: khoảng 1.155 ha; đất sử dụng hỗn hợp khoảng 854 ha; đất công nghiệp và kho tàng khoảng 942ha; đất trung tâm nghiên cứu và đào tạo khoảng 366 ha; đất cơ quan, trụ sở khoảng 152 ha; đất y tế khoảng 189 ha; đất trung tâm thể dục thể thao khoảng 159 ha; đất an ninh, quốc phòng khoảng 156 ha; đất di tích, tôn giáo khoảng 106ha; đất nghĩa trang khoảng 139 ha; đất giao thông đối ngoại khoảng 553 ha. Đất khác khoảng 8.802ha, gồm: đất nông nghiệp khoảng 4.612ha; đất lâm nghiệp khoảng 422 ha; đất mặt nước khoảng 2.038 ha, đất dự trữ phát triển khoảng 953 ha và các loại đất khác.


Phát triển không gian đô thị Thanh Hóa với ý tưởng chủ đạo là tựa núi (núi Ngàn Nưa) - bên sông (dòng sông Mã) - hướng biển (vịnh Bắc bộ).
Phát triển không gian đô thị Thanh Hóa với ý tưởng chủ đạo là tựa núi (núi Ngàn Nưa) - bên sông (dòng sông Mã) - hướng biển (vịnh Bắc bộ).

Tựa núi - bên sông - hướng biển

Theo định hướng phát triển không gian, phát triển không gian đô thị tập trung, lan tỏa kết nối với ý tưởng chủ đạo là tựa núi (núi Ngàn Nưa) - bên sông (dòng sông Mã) - hướng biển (vịnh Bắc bộ). Lấy dãy núi Ngàn Nưa là chỗ dựa, phát triển đô thị hai bên bờ sông Mã, kết nối mạnh về phía Đông, hướng ra biển. 

Đô thị Thanh Hóa được phát triển theo mô hình “tập trung, đa tâm” điều chỉnh mô hình “vành đai - xuyên tâm” thành mô hình “vành đai mở kết hợp mạng lưới mềm”. Theo đó, lấy trục Đại lộ Lê Lợi kéo dài làm trục trung tâm, lấy sông Mã làm trục cảnh quan của đô thị. Đồng thời tăng cường các dải đô thị song song với trục cảnh quan sông Mã; hình thành vành đai số 3 kết nối các dải đô thị. Lấy trung tâm đô thị hiện hữu làm hạt nhân, hình thành khung cấu trúc đô thị gồm “03 trục phát triển - 06 trung tâm - 01 hành lang sinh thái tự nhiên”.

Cụ thể, 3 trục phát triển. Một là trục truyền thống: theo hướng Bắc - Nam dọc Quốc lộ 1A cũ, kết nối các khu vực phát triển truyền thống của đô thị gồm khu vực phát triển truyền thống của đô thị gồm khu vực Hàm Rồng, khu vực Hạc Thành và khu vực cầu Quán Nam. Hai là trục phát triển theo hướng Tây Bắc - Đông Nam theo các trục đường Quốc lộ 45, Quốc lộ 47, Đại lộ Nam sông Mã, Đại lộ Đông - Tây, nối các khu vực phát triển đô thị hiện đại từ Nút giao đường bộ cao tốc Đông Xuân, qua trung tâm hiện hữu của thành phố, kết nối với thành phố du lịch biển Sầm Sơn. Ba là trục phát triển mới theo hướng Tây Nam - Đông Bắc: Từ đường trung tâm thành phố đi Cảng hàng không Thọ Xuân qua Đại lộ Nguyễn Hoàng, Đại lộ Lê Lợi, đi biển Hải Tiến, kết nối các khu vực có vai trò động lực phát triển mới.


Hình thành khung cấu trúc đô thị Thanh Hóa gồm “03 trục phát triển - 06 trung tâm - 01 hành lang sinh thái tự nhiên”.
Hình thành khung cấu trúc đô thị Thanh Hóa gồm “03 trục phát triển - 06 trung tâm - 01 hành lang sinh thái tự nhiên”.

Theo quy hoạch 6 trung tâm tích hợp gồm Một là trung tâm hiện hữu, có chức năng trọng tâm là trung tâm hành chính, chính trị của thành phố và của cả tỉnh Thanh Hóa. Hai là Trung tâm Hàm Rồng - Núi Đọ, có chức năng trọng tâm của trung tâm này là trung tâm du lịch, văn hóa lịch sử và cảnh quan sinh thái. Ba là Trung tâm Đông Nam, có chức năng trọng tâm là trung tâm thể dục thể thao cấp tỉnh, trung tâm dịch vụ khoa học công nghệ, giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực và trung tâm đô thị mới theo hướng liên kết thành phố Thanh Hóa - thành phố Sầm Sơn. Bốn là Trung tâm Đông Bắc, có chức năng trọng tâm là dịch vụ thương mại khu vực Bắc sông Mã và trung tâm đô thị mới, liên kết thành phố Thanh Hóa với vùng đô thị hóa huyện Hoằng Hóa và vùng phía Bắc tỉnh Thanh Hóa. Năm là Trung tâm phía Tây, có chức năng trọng tâm là công nghiệp, dịch vụ vận tải, logistics, dịch vụ đầu mối nông lâm sản; liên kết thành phố Thanh Hóa với các huyện Triệu Sơn, Thiệu Hóa và vùng phía Tây tỉnh Thanh Hóa. Sáu là Trung tâm phía Tây Nam, có chức năng trọng tâm là nông nghiệp đô thị và trung tâm dịch vụ y tế chất lượng cao, liên kết với các huyện Quảng Xương, Nông Cống và vùng phía Nam tỉnh Thanh Hóa.

Quy hoạch chung đô thị Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2040 đưa ra các khu vực đô thị gắn với trung tâm hiện hữu và định hướng không gian xanh, định hướng phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, kinh tế đô thị của khu vực quy hoạch. Đây là cơ sở để thành phố Thanh Hóa phát triển nhanh hơn, mạnh hơn, xứng đáng là đô thị tỉnh lỵ, trái tim của cả tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn phát triển từ nay đến năm 2040.


Quảng trường và nhà hát Lam Sơn tại Thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
Quảng trường và nhà hát Lam Sơn tại Thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

Năm 1993, Thành phố Thanh Hóa được thành lập từ thị xã Thanh Hóa cũ. Năm 2003 trở thành đô thị loại II và đô thị loại II. Đến năm 2014 được công nhận là đô thị loại I. Thành phố Thanh Hóa hiện có diện tích tự nhiên là 147 km2, gồm 30 phường và 4 xã với quy mô dân số gần 500.000 người. Đây là thành phố trực thuộc tỉnh có nhiều phường nhất cả nước. 

Dự kiến trong năm 2023, toàn bộ 83 km2 gồm 14 xã, thị trấn và hơn 88.000 người dân của huyện Đông Sơn sẽ sáp nhập vào Thành phố Thanh hóa. Sau khi sáp nhập, thành phố này sẽ có diện tích tự nhiên hơn 228 km2, tổng dân số là gần 594.000 người với 37 phường và 11 xã. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TP.HCM chốt tỷ lệ % tính tiền thuê đất: Doanh nghiệp "chóng mặt" với chi phí

Bộ Tài chính nghiên cứu đánh thuế sở hữu nhiều nhà đất: Tránh tạo cú sốc cho thị trường

Ngân hàng “ép” khách mua bảo hiểm: Đã bị chấn chỉnh nhưng vẫn khó dẹp bỏ

Cần xử lý hành vi thao túng giá đất như đối với thị trường chứng khoán

Vụ 30 tỷ đồng/m2 đất tại Sóc Sơn: Công an điều tra dấu hiệu gây rối trật tự

TP. HCM: 6 khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Q. 1 được đề xuất làm bãi giữ xe

Hà Nội: Vì sao 150 hộ dân tại chung cư The Golden An Khánh chưa được cấp sổ hồng?

Nhà trọ, chung cư mini không cam kết về PCCC sẽ bị dừng hoạt động

Tin mới cập nhật

Hàn Quốc: Phát triển robot “Iron Man”, giúp người bị liệt nửa người có thể đi lại

10 giờ trước

Người Hà Nội ưu tiên chung cư, TP.HCM chọn nhà riêng

10 giờ trước

Bất động sản bất ngờ dẫn đầu lợi nhuận của quý IV/2024

10 giờ trước

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

10 giờ trước

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

1 ngày trước