Quý 2/2022, Sabeco ghi nhận mức lãi kỷ lục nhờ nhu cầu đồ uống phục hồi sau khi du lịch mở cửa
BÀI LIÊN QUAN
Quý 2/2022: FLC Stone lần đầu tiên báo lỗ, tổng doanh thu giảm mạnh 92% so với cùng kỳVinaconex (VCG) lọt top ngành xây dựng, đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất năm 2022 đạt hơn 15.300 tỷ đồngDoanh nghiệp chỉ có 8 nhân viên đạt doanh thu tăng 6.100%, cổ phiếu tăng mạnh lên hơn 60.000 đồngMới đây, Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, Mã: SAB) đã công bố báo cáo tài chính quý 2/2022 với nhiều con số ấn tượng. cụ thể, trong quý này doanh thu thuần của Sabeco đạt 9.008 tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, giá vốn bán hàng cũng tăng 19% và lên mức 5.923 tỷ đồng. Đồng thời, biên lợi nhuận gộp cũng tăng lên 34% so với 31% cùng kỳ năm ngoái.
Những kết quả ấn tượng trong kỳ này của Tổng công ty là nhờ việc mở cửa du lịch trở lại đối với cả khu vực trong nước cũng như quốc tế thời điểm hậu Covid-19 đã giúp doanh thu lợi nhuận được cải thiện rõ rệt. Ngoài ra, trong thời gian qua Sabeco cũng kiểm soát tốt chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp. Nhờ đó, lợi nhuận sau thuế của Sabeco trong quý 2 năm nay là 1.973 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước đã tăng 67%.
Điều đáng nói, đây là mức lãi kỷ lục trong một quý mà Tổng công ty ghi nhận được từ trước cho đến nay. Thậm chí, so với mức lãi 1.530 tỷ đồng Sabeco đạt được trong quý 2 năm 2019, mức lãi này đã vượt xa một cách vô cùng ấn tượng. Sau khi lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần của công ty là 16.315 tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, lãi sau thuế là 3.029 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước đã tăng 47%.
Trong năm 2022, Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn đặt mục tiêu doanh thu đạt 34.719 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế là 4.581 tỷ đồng. Như vậy chỉ sau 6 tháng đầu năm, doanh nghiệp đã thực hiện được 47% kế hoạch doanh thu và 66% kế hoạch lợi nhuận đề ra trước đó.
Tính đến cuối tháng 6 năm nay, tổng tài sản của Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn so với thời điểm đầu kỳ đã tăng 3% và đạt khoảng 31.341 tỷ đồng. Trong đó, lượng tiền cùng với các khoản tương đương tiền của công ty là 2.740 tỷ đồng. Đáng chú ý, doanh nghiệp này còn có 18.210 tỷ đồng tiền gửi có kỳ hạn tại các ngân hàng trong nước.
Tính đến thời điểm cuối quý 2 của năm nay, Sabeco có tổng cộng 6.873 tỷ đồng nợ phải trả. Trong đó, nợ vay ngắn hạn của doanh nghiệp là 502 tỷ đồng và 343 tỷ đồng nợ vay dài hạn, chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong cơ cấu nguồn vốn của Sabeco. Tính tới ngày 30/6, vốn chủ sở hữu của công ty là 24.468 tỷ đồng, trong khi đó lợi nhuận sau thuế lũy kế chưa phân phối khoảng 15.435 tỷ đồng.
Trước đó, cho năm 2022, tỷ lệ trình lên cổ đông của Sabeco là 35% bằng tiền mặt (3.500 đồng/cổ phiếu), tương ứng tổng số tiền cần trả là 2.244 tỷ đồng như năm ngoái.