meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Vinaconex (VCG) lọt top ngành xây dựng, đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất năm 2022 đạt hơn 15.300 tỷ đồng

Thứ tư, 27/07/2022-09:07
Ở trên thị trường chứng khoán, đã có không ít doanh nghiệp duy trì chính sách cổ tức bằng tiền mặt đều đặn mang đến tỷ suất lợi tức hàng năm cho nhà đầu tư dài hạn cũng tương tự như việc gửi tiết kiệm ngân hàng hưởng lãi suất. Đối với nhóm xây dựng, bất động sản thì VCG và TCT Vinaconex là những cái tên nổi bật.

Vinaconex (VCG) lọt top ngành xây dựng

Trong đợt điều chỉnh mạnh của thị trường chứng khoán từ đầu tháng 4 đến nay đã khiến cho hầu hết các cổ phiếu rơi từ 40 - 50% giá trị, thậm chí có những cổ phiếu có mức giảm lớn hơn. Và mức chiết khấu giá lớn như vậy trong khi hoạt động doanh nghiệp vẫn tích cực, bám sát kế hoạch tăng trưởng đã đưa nhiều cổ phiếu về vùng hấp dẫn cho việc đầu tư hưởng cổ tức và chưa kể cơ hội thị giá bật lại sau giai đoạn thị trường tạo đáy. Và theo thống kê, Sabeco, FPT và Bóng đèn phích nước Rạng Đông, C32, VCG đều là những doanh nghiệp có chính sách trả cổ tức tiền mặt ổn định nhiều năm liền. 


Tiền thân của Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam là Công ty dịch vụ và Xây dựng nước ngoài được thành lập vào ngày 27/9/1988
Tiền thân của Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam là Công ty dịch vụ và Xây dựng nước ngoài được thành lập vào ngày 27/9/1988

Đối với Sabeco, (HoSE:SAB) đều có chính sách chi trả cổ tức 35% bằng tiền mặt trong nhiều năm qua. Còn FPT (HoSE:FPT) cũng có truyền thống chia cổ tức tiền mặt mỗi năm là 20%. Và từ năm 2017 - 2020, Công ty Bóng đèn Phích nước Rạng Đông (HoSE:RAL) đã liên tục chi trả cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông với tỷ lệ 50% vốn điều lệ, tương đương với mức thanh toán 57,5 - 59 tỷ đồng mỗi năm. Còn trong nhóm xây dựng, bất động sản, C32 và VCG đều là những cái tên nổi bật. Theo ghi nhận, hơn 10 năm qua, Công ty Cổ phần CIC 39 (HoSE:C32) đã đều đặn chi trả cổ tức với tỷ lệ 24% bằng tiền mặt mỗi năm. Còn Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam Vinaconex (HoSE:VCG) đã được đánh giá tích cực nhờ vào mức cổ tức cao bằng tiền mặt đều đặn hàng năm với dòng tiền kinh doanh ổn định. Bên cạnh đó là chia cổ tức bằng cổ phiếu hợp lý dành cho các nhà đầu tư dài hạn. Trong năm 2021, mức chia cổ tức của Vinaconex được chốt ở tỷ lệ là 28%, trong đó có 18% bằng tiền mặt và 10% bằng cổ phiếu. Vào ngày 24/5, Vinaconex đã chốt danh sách cổ đông để chi trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 12% (đã tạm ứng 6% trong năm 2021). Và ngày 1/7 tới đây, tổng công ty tiếp tục chốt danh sách cổ đông để thực hiện quyền nhận cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 10%. Và để có thể duy trì chính sách trả cổ tức cao, đều đặn hàng năm như thế thì các doanh nghiệp như Vinaconex phải có khả năng tạo ra được lợi nhuận ổn định, bám sát kế hoạch tăng trưởng đã được đề ra. 

Năm 2022, VCG đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất đạt hơn 15.300 tỷ đồng

Bước sang năm 2022, VCG đã đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất trong năm 2022 đạt hơn 15.300 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 1.400 tỷ đồng, so với thực hiện năm 2021 tăng lần lượt là 243% và 269%. Tính đến thời điểm hiện tại, các hoạt động đang bám sát các kế hoạch đề ra. Cũng trong quý 1/2022, Vinaconex đã đạt 1.333 tỷ đồng doanh thu và 780 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, so với cùng kỳ năm trước tăng 40% và 126%. Đặc biệt, kết quả này chưa có doanh thu từ mảng bất động sản và đang được kỳ vọng rất lớn vào các quý cuối năm. Chi tiết hơn, trong mảng xây lắp, Vinaconex vào hôm 8/6 đã bàn giao Tổ hợp nghỉ dưỡng cao cấp Mikazuki, Đà Nẵng cho chủ đầu tư Nhật Bản. Điều này đã khẳng định được năng lực xây dựng của nhà thầu trong nước đối với những dự án đòi hỏi yêu cầu về kỹ thuật - mỹ thuật cao. Ngoài ra, doanh nghiệp này cũng đang tiến hành triển khai nhiều dự án trọng điểm quốc gia như dự án đầu tư xây dựng Cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2, Sân bay Long Thành, Sân Bay Phú Bài, Cao tốc Bắc - Nam,... với định hướng đẩy mạnh việc đầu tư công của Chính phủ sẽ là điều kiện thuận lợi dành cho các nhà thầu có năng lực đảm nhận các dự án hạ tầng quy mô lớn như Vinaconex, qua đó dòng tiền nhận về đều tích cực. 


Trong năm 2021, mức chia cổ tức của Vinaconex được chốt ở tỷ lệ là 28%, trong đó có 18% bằng tiền mặt và 10% bằng cổ phiếu
Trong năm 2021, mức chia cổ tức của Vinaconex được chốt ở tỷ lệ là 28%, trong đó có 18% bằng tiền mặt và 10% bằng cổ phiếu

Đối với mảng bất động sản, dự án Cát Bà - Amatina hứa hẹn sẽ trở thành điểm đến của giới đầu tư bất động sản khi nền kinh tế đã trở lại hiện trạng bình thường sau đại dịch với việc mở cửa sôi động trở lại các trung tâm du lịch. Công ty chứng khoán Kiến thiết dự phóng Vinaconex sẽ có thêm ít nhất là 1.600 tỷ đồng nguồn thu từ dự án này trong năm 2022. Cũng tương tự, dự án chung cư 93 Láng Hạ cũng đang trong giai đoạn hoàn thiện nội thất để bán và bàn giao cho khách hàng, đủ điều kiện để hạch toán luôn thuận lợi trong năm 2022. 

Đối với mảng đầu tư tài chính với các ngành, dịch vụ thiết yếu như thủy điện, giáo dục,... cũng đem lại khoảng 1.000 tỷ đồng doanh thu mỗi năm cho Tổng Công ty. 

Còn dự án thủy điện Đăkba, Quảng Ngãi do Vinaconex đầu tư xây dựng cũng đã thông hầm toàn tuyến vào hồi đầu tháng 6/2022, vượt tiến độ 1 tháng và dự kiến sẽ tiến hành phát điện vào cuối năm 2022. Có thể thấy, diễn biến trong ngắn hạn của các cổ phiếu nói trên có thể bị ảnh hưởng nhưng chiến lược kinh doanh và triển vọng hoạt động trong dài hạn của các doanh nghiệp vẫn không có sự thay đổi. Các nhà đầu tư dài hạn cũng có thể tìm đến những doanh nghiệp có chính sách chi trả cổ tức tiền mặt ổn định và tiềm năng tăng trưởng để đầu tư, tránh sự chi phối của thị trường trong thời gian ngắn hạn. Tổng giám đốc quỹ SGI Capital - ông Lê Chí Phúc cho biết, thời điểm hiện nay là cơ hội đem lại 95% tỷ lệ thành công cho nhà đầu tư dài hạn lựa chọn đúng cổ phiếu. SGI chấm điểm cao dành cho những doanh nghiệp hoạt động trong các ngành có tăng trưởng, gắn với những lĩnh vực quan trọng với nền kinh tế, tỷ lệ tăng trưởng của doanh nghiệp cao hơn khoảng 15% so với năm trước, thuộc nhóm doanh nghiệp đầu ngành trong lĩnh vực họ hoạt động.


Trong mảng xây lắp, Vinaconex vào hôm 8/6 đã bàn giao Tổ hợp nghỉ dưỡng cao cấp Mikazuki, Đà Nẵng cho chủ đầu tư Nhật Bản
Trong mảng xây lắp, Vinaconex vào hôm 8/6 đã bàn giao Tổ hợp nghỉ dưỡng cao cấp Mikazuki, Đà Nẵng cho chủ đầu tư Nhật Bản

Tiền thân của Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam là Công ty dịch vụ và Xây dựng nước ngoài được thành lập vào ngày 27/9/1988. Kể từ lúc thành lập, Vinaconex đã xác định mục tiêu là không ngừng mở rộng, không ngừng vươn xa. Tổng Công ty muốn phấn đấu trở thành một trong những Tập đoàn kinh tế Hàng đầu tại Việt Nam và khu vực trong lĩnh vực xây dựng, đầu tư kinh doanh bất động sản. Đến hiện tại, Vinaconex có trên 40 đơn vị đầu mối trực thuộc, tham gia vào 5 công ty liên doanh và 14 công ty liên kết hoạt động trong nhiều lĩnh vực trên khắp mọi miền đất nước. Đội ngũ cán bộ công nhân viên của Vinaconex lên đến hơn 40.000 người bao gồm nhiều cán bộ, kỹ sư, chuyên gia, công nhân viên đã được đào tạo và có thời gian làm việc tại nước ngoài, có kiến thức chuyên sâu và giàu kinh nghiệm. Cùng với tốc độ tăng trưởng nhanh, từ 20 - 25% trong những năm qua có thể thấy giá trị tổng sản lượng, doanh thu và lợi nhuận cũng như các khoản nộp ngân sách ngày càng tăng, đời sống của cán bộ - công nhân viên cũng đã ngày càng được cải thiện.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Tin mới cập nhật

Hàn Quốc: Phát triển robot “Iron Man”, giúp người bị liệt nửa người có thể đi lại

18 giờ trước

Người Hà Nội ưu tiên chung cư, TP.HCM chọn nhà riêng

18 giờ trước

Bất động sản bất ngờ dẫn đầu lợi nhuận của quý IV/2024

18 giờ trước

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

18 giờ trước

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

1 ngày trước