Quy mô đô thị là gì? Ưu và nhược điểm của các loại quy mô đô thị
BÀI LIÊN QUAN
Dự án đầu tư xây dựng khu đô thị là gì? Nguyên tắc đầu tư phát triển khu đô thịĐô thị là gì? Cách phân loại đô thịLàng đô thị là gì? Những vấn đề liên quan đến làng đô thịQuy mô đô thị là gì?
Quy mô đô thị được định nghĩa là độ lớn của đô thị về số lượng dân cư và tổng diện tích đất đai đô thị đã chiếm chỗ.
Chỉ tiêu về phần diện tích chiếm đất là chỉ tiêu được xác định chủ quan trong quá trình thực hiện thiết kế quy hoạch, nó được dựa trên cơ sở quy mô dân số và tiêu chuẩn về việc khai thác sử dụng đất đai để từ đó tính ra thông số chi tiết nhất.
Chỉ tiêu về dân số đô thị là chỉ tiêu do chính bản thân con người xác định, nhưng nó vẫn còn phụ thuộc vào rất nhiều những yếu tố khách quan bên ngoài khác. Chính vì thế, người ta thường chủ yếu tập trung sự nghiên cứu vào chỉ tiêu này khi xác định được quy mô của các loại đô thị.
Quy mô của đô thị hiện nay được phân thành các loại: quy mô cực lớn, quy mô lớn, quy mô trung bình và cuối cùng là quy mô nhỏ.
Theo quyết định số 132/HĐBT ngày 5/5/1990 của Hội đồng Bộ trưởng quy định, tại Việt Nam hiện nay có đến 5 loại quy mô đô thị như sau:
- Đô thị loại rất lớn có số lượng dân nội thành quy mô từ 1000 ngàn người trở lên.
- Đô thị loại lớn có số lượng dân cư nội thành trung bình từ 350 – 1000 ngàn người.
- Đô thị loại trung bình lớn có số lượng dân cư nội thành trung bình từ 100 – 350 ngàn người.
- Đô thị loại trung bình nhỏ có số lượng dân cư nội thành trung bình từ 30 – 100 ngàn người.
- Đô thị loại nhỏ có số lượng dân cư nội thành là từ 4 cho đến 30 ngàn người.
Ưu và nhược điểm của các loại quy mô đô thị
Mỗi loại quy mô đô thị đều có đặc điểm riêng
Ưu và nhược điểm của các quy mô đô thị lớn
Đô thị lớn sở hữu ưu điểm là có tiềm năng thúc đẩy phát triển kinh tế lớn. Các công ty sản xuất và các đơn vị doanh nghiệp kinh doanh đều được quy tụ tập trung ở đây. Vì ở những đô thị lớn thường sẽ tập trung một nguồn lực và tài nguyên lớn.
Điều kiện để tiêu thụ các loại sản phẩm trong khu vực nội thị và xuất nhập khẩu hàng hóa đến những tỉnh khác và xuất khẩu ra nước ngoài đều dễ dàng thuận lợi. Các hệ thống thiết bị, cơ sở hạ tầng kỹ thuật đều được đầu tư, tạo điều kiện phục vụ cho các tiện nghi công cộng hiệu quả và tốt hơn so với các đô thị nhỏ.
Tuy nhiên, do số lượng dân cư tập trung vô cùng đông đảo nên đã nảy sinh rất nhiều những vấn đề tiêu cực làm giảm đi sự hiệu quả về mặt xã hội như: dễ phát sinh ra các loại tệ nạn xã hội, phát sinh các loại chất bẩn khí thải quá nhiều dễ gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và gây thiệt hại, hư hỏng cho các công trình. Mật độ dân số cao có thể sẽ làm tắc nghẽn giao thông, gây ra sự thiệt hại rất lớn về chi phí và thời gian, tiền bạc cho việc di chuyển đi lại ở trong thành phố.
Ưu và nhược điểm của các mô hình đô thị nhỏ
Các đô thị nhỏ có rất nhiều những loại ưu điểm khác nhau như: dễ dàng phù hợp với các chiến lược về việc phân bố mạng lưới các đô thị quốc gia, dễ dàng kiểm soát quản lí xã hội nên hạn chế được tối đa những vấn đề tiêu cực xã hội. Vốn đầu tư vào hệ thống cơ sở hạ tầng ít, nhanh chóng xây dựng hoàn thiện quy hoạch. Ít xảy ra vấn đề tắc nghẽn giao thông và hạn chế việc ô nhiễm môi trường.
Tuy nhiên, nó cũng tồn tại một số điểm hạn chế như: không có nhiều tiềm năng về các nguồn tài nguyên và nguồn lực nên không thể thu hút được các đơn vị nhà đầu tư giàu tiềm lực tài chính. Điều kiện cung ứng và tiêu thụ các loại sản phẩm hàng hóa hạn chế nên các đơn vị công ty, doanh nghiệp thường không muốn hoạt động kinh doanh ở các đô thị nhỏ. Các điều kiện phục vụ cho lợi ích công cộng, đáp ứng nhu cầu dân cư về văn hóa, y tế, giáo dục…thường sẽ rất thấp và lạc hậu, hầu như không thể đáp ứng được yêu cầu về việc phát triển toàn diện của các đối tượng con người.
Từ việc phân tích ưu, nhược điểm của hai loại quy mô đô thị quá lớn và quá nhỏ, ta có thể thấy được những nhược điểm của quy mô đô thị quá lớn sẽ dẫn đến tình trạng không hiệu quả trong quá trình khai thác sử dụng. Trong khi đó, xu hướng phát triển quy mô đô thị ngày càng phát triển lớn mạnh và các nước trên thế giới cũng như ở nước ta cũng đang ngày càng tăng cao.
Chính vì thế đã thu hút được nhiều nhà nghiên cứu quy hoạch, các nhà kinh tế đô thị và các đơn vị nhà nghiên cứu xã hội, cũng như các cơ quan quản lý đô thị quan tâm nghiên cứu để tìm ra được một giới hạn nhất định về quy mô tối ưu nhất của một đô thị.
Trên đây là thông tin về quy mô đô thị là gì cũng như những ưu nhược điểm của quy mô đô thị. Mỗi quy mô đô thị đều sẽ thu hút một lượng cư dân khác nhau và có cách xây dựng phát triển khác nhau.