Làng đô thị là gì? Những vấn đề liên quan đến làng đô thị
Làng đô thị là gì?
Làng đô thị hay Urban Village trong tiếng Anh nghĩa là một khu vực phát triển đô thị với những yếu tố đặc trưng như: Nhà ở có mật độ xây dựng trung bình, triển khai phân vùng sử dụng hỗn hợp, có hệ thống giao thông công cộng tốt, tập trung chú trọng vào việc tạo không gian đi bộ và sinh hoạt công cộng.
Khái niệm Làng đô thị chính thức được ra đời ở Anh vào giai đoạn cuối những năm 1980, sử dụng phổ biến rộng rãi ở nhiều quốc gia và được cả cơ quan chính quyền cũng như các đơn vị nhà đầu tư sử dụng như một định hướng thi công cho nhiều dự án.
Mô hình Làng đô thị được xem là một giải pháp bổ sung cho những mô hình phát triển đô thị ở nhiều thành phố lớn, đặc biệt là phát triển nâng cấp và mở rộng các khu đô thị.
Mục đích của làng đô thị
Làng đô thị được triển khai xây dựng với những mục đích chính như sau:
- Giảm thiểu sự phụ thuộc vào xe máy, xe hơi và thúc đẩy việc người dân sử dụng xe đạp, xe điện, đi bộ với quy mô phù hợp bán kính, khoảng cách gần có thể đi bộ được.
- Mức độ tự chủ cao, tích hợp được nhiều chức năng ở, hoạt động làm việc và tái tạo ở trong cùng một khu vực.
- Tạo điều kiện cho các tổ chức cộng đồng có thể thúc đẩy phát triển mạnh mẽ và tương tác với nhau.
Những nguyên tắc của làng đô thị
Làng đô thị có những nguyên tắc riêng trong xây dựng như sau:
Có thể đi bộ được
- Hầu hết mọi tiện ích, cơ sở hạ tầng đều nằm trong tầm đi bộ mười phút từ nhà đến công sở.
- Thiết kế đường phố sạch sẽ, thân thiện, khoa học dành cho khách bộ hành.
- Các phố bộ hành đều không cho phép ô tô đi vào trong trừ một số các trường hợp đặc biệt.
Tính kết nối
- Mạng lưới đường phố kết nối với nhau để phân tán giao thông và làm cho việc đi bộ trở nên đơn giản và dễ dàng.
- Các đường phố hẹp, đường đại lộ và lối đi đều được phân chia theo thứ bậc.
- Mạng lưới giao thông dành cho khách bộ hành xây dựng chất lượng cao và khu vực công cộng làm cho việc đi bộ trở nên dễ dàng, đơn giản và thoải mái.
Sử dụng hỗn hợp và tính đa dạng
- Có sự trộn lẫn các loại hình văn phòng, cửa hàng, tiện ích sinh hoạt, hoạt động dịch vụ giải trí, căn hộ chung cư và nhà ở.
- Việc sử dụng hỗn hợp nằm bên trong các khu vực dân cư, trong các khu nhà riêng và các tòa nhà cao ốc.
- Dân cư của làng đô thị rất đa dạng về độ tuổi, mức thu nhập, nghề nghiệp, văn hoá, chủng tộc và phong cách lối sống.
Nhà ở hỗn hợp
Có sự phân loại về các kiểu, kích cỡ và giá cả của các ngôi nhà xây san sát nhau như: nhà gỗ; nhà cao tầng, nhà cho hộ gia đình đơn được tách ra và kết hợp vào với nhau; nhà cho các đa gia đình; các công trình văn hóa công cộng đi kèm; các căn nhà chỉ cho thuê ở tầng trên, nhà bán ở phần phía dưới; có chế độ quản lý chung.
Thiết kế đô thị cuốn hút và kiến trúc sư chất lượng
- Nhấn mạnh vào vẻ đẹp tinh tế, tính thẩm mỹ cao, tính tiện nghi và tạo ra một không gian sống theo đúng nghĩa
- Đặt các mục đích sử dụng công trình và khu vực công cộng trong cộng đồng sinh hoạt
- Kiến trúc có tính nhân văn và các khu vực xung quanh có vẻ đẹp hấp dẫn giúp nâng cao tinh thần con người
Cấu trúc khu vực dân cư tính chất truyền thống
- Khu vực trung tâm và vùng vành đai có sự phân biệt cụ thể rõ ràng.
- Có không gian công cộng nằm ở khu vực trung tâm và khu vực sinh hoạt công cộng chất lượng.
- Không gian mở công cộng được thi công thiết kế theo kiến trúc nghệ thuật quần chúng.
- Các khu vực mục đích sử dụng và khu vực tập trung chỉ nằm trọn trong vòng 10 phút đi bộ.
Mật độ tăng lên
- Thiết kế xây thêm nhiều tòa nhà cao tầng, các khu vực dân cư, các cửa hàng và dịch vụ ở gần nhau hơn.
- Các nguyên tắc triển khai thiết kế của Chủ nghĩa Đô thị mới cũng được áp dụng một cách đầy đủ ở các khu vực tập trung.
Giao thông thông minh
- Một hệ thống giao thông công cộng hài hòa, chất lượng cao kết nối các thành phố, các thị trấn và các khu vực dân cư với nhau.
- Thiết kế khuyến khích việc người dân sử dụng xe đạp, và đi bộ thành phương tiện di chuyển giao thông hàng ngày.
Tính bền vững
- Tác động của sự phát triển và những hoạt động của làng đô thị đến môi trường chỉ ở mức tối thiểu.
- Các công nghệ sử dụng trong làng cần phải thân thiện với hệ sinh thái, tôn trọng tuyệt đối hệ sinh thái và giá trị của các hệ thống tự nhiên.
- Sử dụng hữu hiệu hơn hệ thống cơ sở hạ tầng và các loại hình dịch vụ công cộng.
- Sử dụng năng lượng một cách hiệu quả.
- Đi bộ nhiều hơn, hạn chế tối đa lái xe mô tô và ô tô.
Chất lượng cuộc sống
Những nguyên tắc nói trên được kết hợp cùng nhau hài hòa vì mục tiêu xây dựng một cuộc sống có chất lượng cao và tạo ra các không gian làm thăng hoa tinh thần của con người.
Phá bỏ hoặc tái sinh làng đô thị
Làng đô thị, một mặt cung cấp cơ hội sinh tồn cho đối tượng những người cư dân nghèo đến từ các khu vực nông thôn. Mặt khác, đây cũng là nơi sản sinh ra những vấn đề xã hội như tình trạng ô nhiễm môi trường và đối tượng tội phạm. Làng đô thị dần dần đã trở thành một khu vực có tính chất khác biệt với Khu đô thị mới nằm xung quanh, từ kết cấu hạ tầng cho đến mô hình không gian kiến trúc.
Từ đây có thể phân chia thành hai loại khác nhau: làng đô thị hy vọng (hoàn toàn có thể thực hiện tái phát triển) và làng đô thị tuyệt vọng (cần phải phá hủy).
Nhằm tối đa hóa giá trị của đất đai và cải thiện tối đa hình ảnh hiện đại của các thành phố, việc phá hủy, di dời làng đô thị dần trở thành một mối quan tâm đặc biệt của chính quyền và những nhà đầu tư có giàu tiềm năng. Song điều này sẽ không hề đơn giản bởi nhiều hộ dân hoàn toàn không muốn di dời khỏi mảnh đất mà tổ tiên họ để lại.
Có thể hình thành nên một cách tiếp cận khác đó là sự tái phát triển, bảo tồn mô hình làng đô thị, nhằm phát triển loại hình bất động sản cung cấp nhà ở giá rẻ ở trong thành phố... và là một nơi để lan truyền những yếu tố về văn hóa truyền thống.
Hiện tại, việc quan tâm của chính quyền và giới chuyên môn trong lĩnh vực quản lý xây dựng là tập trung chủ yếu cho các Khu đô thị mới, mà chưa chú ý nhiều đến làng đô thị, tương tự như vấn đề thực hiện cải tạo chung cư cũ xuống cấp. Phá bỏ hoặc tái sinh làng đô thị là vấn đề cần sớm được dự báo, nghiên cứu cụ thể và đưa ra những giải pháp để cả xã hội cùng thực hiện.
Các vấn đề của Làng đô thị tại Việt Nam
Số lượng làng đô thị tại Việt Nam không hề nhỏ, đặc biệt là ở tại TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh. Trong đô thị, mối quan hệ giữa các Khu đô thị mới và Làng đô thị được đánh giá là mối quan hệ cộng sinh. Tuy nhiên sự phát triển của làng đô thị tại Việt Nam gặp nhiều vấn đề thách thức như:
Cân bằng với tự nhiên
Trong quá trình đô thị hóa, việc cân bằng với môi trường tự nhiên nhấn mạnh cân bằng sinh thái đô thị, gắn với việc khai thác, sử dụng tài nguyên. Cân bằng này tập trung vào những ngưỡng bị vượt qua bởi tình trạng phá rừng, xói mòn đất đai, cạn kiệt nguồn nước ngầm, phù sa và lũ lụt. Trong đô thị, việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên thường vượt rất xa so với khả năng tự phục hồi của hệ sinh thái tự nhiên.
Vì thế, việc đánh giá chính xác tình trạng môi trường để xác định được khu vực có hệ sinh thái đã bị phá vỡ, khu vực có tình trạng môi trường sống bị đe dọa luôn là vấn đề quan trọng được đặt lên hàng đầu. Từ đây hình thành nên những các giải pháp về việc bảo tồn môi trường tự nhiên, kiểm soát được mật độ xây dựng, chức năng sử dụng đất, hình thành nên những không gian mở (cây xanh, mặt nước) và thúc đẩy triển khai những giải pháp tái tạo tài nguyên (năng lượng tái tạo, tái sử dụng nguồn nước, xử lý chất thải…).
Cân bằng với truyền thống
Trong quá trình đô thị hóa, cân bằng với truyền thống được coi là sự cân bằng giữa sự tiếp nhận của những hình thức văn hóa mới (văn hóa công nghiệp, các loại dịch vụ, liên kết) và sự kết tinh với chiều sâu của các loại hình văn hóa truyền thống (văn hóa nông nghiệp). Cân bằng với truyền thống nhấn mạnh đến sự kết hợp giải pháp quy hoạch với những tài sản văn hóa hiện có, tôn trọng tuyệt đối những di tích lịch sử, văn hóa, các phong tục tập quán và phong cách kiến trúc truyền thống của địa phương. Các yếu tố mới về không gian đô thị hiện đại và kiến trúc được thực hiện gắn liền với việc khai thác tối đa những loại hình kiến thức bản địa; các biểu tượng về văn hóa và xã hội; cách thức thích nghi với điều kiện khí hậu, hoàn cảnh xã hội, vật liệu và công nghệ truyền thống; cách thức tiếp thu các phong cách kiến trúc, trang trí và họa tiết truyền đạt các giá trị văn hóa truyền thống. Tại đây, những di tích lịch sử, các di sản văn hóa sẽ trở thành các điểm nhấn thị giác.
Công nghệ phù hợp
Trong quá trình đô thị hóa, làng đô thị ứng dụng các công nghệ phù hợp như việc sử dụng các vật liệu xây dựng, kỹ thuật triển khai xây dựng, hệ thống cơ sở hạ tầng và quản lý dự án phù hợp nhất với tình trạng bối cảnh địa phương. Năng lực thực tế của người dân, điều kiện không gian khí hậu, nguồn lực sẵn có và nguồn vốn triển khai xây dựng đầu tư là tiền đề để lựa chọn ra một công nghệ có tính chất phù hợp cho việc thực hiện quy hoạch.
Làng đô thị được đánh giá sẽ là một xu hướng kiến trúc mới trong tương lai của Việt Nam. Làng đô thị gắn với tinh thần tự do sáng tạo và thần đạo mạnh mẽ của người Việt Nam và hoàn toàn có thể trở thành một địa điểm tạo lập tinh thần nơi chốn của đô thị.