Quản lý đất đai là gì? Cơ quan quản lý đất đai của Việt Nam gồm các cơ quan nào?
BÀI LIÊN QUAN
Hợp đồng mua bán nhà đất là gì? Một số lưu ý khi thực hiện ký kết hợp đồng mua bán nhà đấtĐất giao thông là gì? Pháp luật quy định như thế nào về đất DGT?Đất LNK là gì? Những lưu ý khi đầu tư đất LNK mà bạn nhất định phải biết?Như đã biết, đất đai là tài nguyên có giới hạn, việc khai thác và sử dụng đất đai một cách bừa bãi sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống dân cư cũng như sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Chính vì thế, việc quản lý đất đai đóng vai trò rất quan trọng. Vậy, quản lý đất đai là gì? Hệ thống cơ quan chuyên ngành quản lý đất đai ở Việt Nam bao gồm những cơ quan nào?
1. Quản lý đất đai là gì?
Trước tiên, cần hiểu khái niệm đất đai là gì? Theo đó, khái niệm về đất đai hiện nay được ghi nhận tại Điều 4 Thông tư 14/2014/TT-BTNMT như sau: “Đất đai là một vùng đất có ranh giới, vị trí, diện tích cụ thể và có các thuộc tính tương đối ổn định hoặc thay đổi nhưng có tính chu kỳ, có thể dự đoán được, có ảnh hưởng tới việc sử dụng đất trong hiện tại và tương lai của các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội như: thổ nhưỡng, khí hậu, địa hình, địa mạo, địa chất, thuỷ văn, thực vật, động vật cư trú và hoạt động sản xuất của con người”.
Đất đai là một trong những nguồn tài nguyên đặc biệt và ngày càng trở nên quý giá bởi gắn với đời sống và phục vụ nhu cầu thiết yếu của con người. Để nguồn tài nguyên này được sử dụng đúng mục đích và hiệu quả, không thể không nhắc đến vai trò của việc quản lý đất đai.
Nếu quá trình quản lý không tốt, kém hiệu quả sẽ rất dễ dẫn đến việc sử dụng sai mục đích hoặc bị khai thác quá mức, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Thậm chí làm suy giảm năng suất, phá vỡ trạng thái cân bằng tự nhiên.
Quản lý đất đai thực hiện cả 2 nhiệm vụ bao gồm:
- Quản lý việc sử dụng và phát triển nguồn tài nguyên đất đai ở cả nông thôn và thành thị.
- Quản lý sử dụng đúng với mục đích của từng loại đất, đồng thời duy trì và phát triển chất lượng đất, tránh các hiện tượng lãng phí tài nguyên, khai thác cạn kiệt, bỏ hoang hoặc sử dụng không hiệu quả,...
Để thực hiện các hoạt động quản lý này, Nhà nước đã ban hành các điều luật, giấy tờ quy định về việc sử dụng, khai thác, quy hoạch, thanh tra, kiểm tra, giám sát việc sử dụng, xử lý tranh chấp liên quan hoặc khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai,...
Thông qua các cơ quan có thẩm quyền, các điều luật, quy định sẽ được thực hiện một cách khoa học, hợp lý, không chỉ đảm bảo quyền sở hữu Nhà nước về đất đai mà còn tạo thuận lợi cho các hoạt động của người dân liên quan đến lĩnh vực này như hoạt động mua bán nhà đất.
2. Quản lý đất đai là làm những gì?
Dù đã hiểu về khái niệm đất đai là gì, nhưng vẫn có không ít người băn khoăn công tác quản lý đất đai cụ thể làm những gì. Theo đó, trong Luật Đất đai năm 2013 đã quy định nhà nước quản lý đất đai với các nội dung cụ thể gồm:
- Xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất đai, lập kế hoạch tổ chức thực hiện những văn bản này.
- Xác định, lập hồ sơ về nội dung quản lý địa giới hành chính và bản đồ địa giới hành chính.
- Điều tra, đánh giá về thực trạng, hiệu quả của việc sử dụng đất, lập kế hoạch, quản lý sử dụng đất trong năm hoặc một thời kỳ nhất định.
- Thành lập, xây dựng các bản đồ về kế hoạch quản lý, sử dụng đất đai phù hợp với thực tiễn địa phương, quy hoạch các khu dân cư hoặc đô thị.
- Thực hiện những công việc liên quan đến hành chính về đất đai như: công nhận quyền sử dụng đất, giấy tờ liên quan tới địa chính, lập các phương án, kế hoạch bồi thường đất, tách thửa, chuyển đổi mục đích sử dụng, cho thuê, chuyển nhượng,...
- Giải quyết tranh chấp của cá nhân hoặc tổ chức có liên quan đến đất đai.
- Quản lý giá đất, xây dựng hệ thống thông tin về đất đai, giáo dục, phổ biến pháp luật đất đai.
- Xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng, phục hồi đất.
3. Đặc điểm của hoạt động quản lý đất đai tại Việt Nam
3.1. Tính chất đặc biệt của tài nguyên đất
Đất đai là tài sản quý giá và là một loại hàng hóa vô cùng đặc biệt. Phần lớn các vụ khiếu nại, kiện tụng khó giải quyết, số cán bộ làm sai, bị kỷ luật cũng liên quan tới vấn đề đất đai. Nhiều tiêu cực. tham nhũng cũng xảy ra với cán bộ lẫn người dân cũng có liên quan nhiều tới đất đai.
Đất không thể tự sinh thêm vì nó là nguồn tài nguyên từ tự nhiên. Do đó, con người cần có những biện pháp khai thác cũng như sử dụng phù hợp để tránh gây ảnh hưởng tới “sức khỏe” của đất đai.
3.2. Vấn đề định giá đất
Chính phủ và Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đưa ra nhiều quy định, chính sách, nguyên tắc để đánh giá và định giá đất. Từ đó có phương án đền bù phù hợp. Riêng đối với trường hợp khó định giá đất sẽ tiến hành chia đôi giữa 2 thời điểm trước và sau dự án.
3.3. Khó khăn trong việc quản lý đất đai hiện nay
Có thể thấy, thị trường bất động sản Việt Nam đang ngày càng nóng lên với hàng nghìn dự án được quy hoạch mỗi năm. Tuy nhiên, hoạt động quản lý đất đai vẫn còn nhiều vướng mắc cho cả cá nhân lẫn doanh nghiệp. Qua đó, gây trở lại trong quá trình mua bán, sử dụng và chuyển nhượng đất.
4. Cơ quan thực hiện việc quản lý đất đai của địa phương
Việc quản lý đất đai được thực hiện thông qua các cơ quan Nhà nước, tạo thành một bộ máy thống nhất, có phân cấp, phân quyền cụ thể từ trung ương đến địa phương. Trong đó, cấp trung ương là Bộ Tài nguyên và Môi trường, còn ở địa phương cụ thể như sau:
- Tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Ở cấp thấp hơn như huyện, quận, thị xã hoặc thành phố trực thuộc địa phương là Phòng Tài nguyên và Môi trường.
Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện công tác quản lý đất đai cấp xã với một số nhiệm vụ cụ thể sau đây:
- Thực hiện quản lý đối với quỹ đất công ích hoặc đất chưa được sử dụng.
- Thực hiện xác định nguồn gốc hay tình trạng đất đai.
- Xử lý vi phạm hành chính hoặc hòa giải khi có tranh chấp đất đai.
- Với các thủ tục hành chính liên quan đến đất đai, cấp xã có thể tham gia thực hiện một số công đoạn nhất định như: thu nhập tài liệu, thẩm tra, xác minh nguồn gốc đất,...
Theo quy định pháp luật, trên website quản lý đất đai của địa phương sẽ công khai những thông tin như: quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai hàng năm cấp huyện, thông tin bảng giá đất cấp tỉnh,... Ngoài ra, khi người dân có nhu cầu có thể yêu cầu được cung cấp những thông tin này.
5. Nguyên tắc quản lý đất đai của Nhà nước
5.1. Nguyên tắc Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật
Nguyên tắc này ghi nhận tại Điều 54, Hiến pháp năm 2013 và tại Chương 2 của Luật đất đai năm 2013 thể hiện chức năng của Nhà nước quản lý mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội, trong đó bao gồm có quản lý đất đai.
Nhà nước là đại diện chủ sở hữu đất đai, là người xây dựng chiến lược phát triển, quy hoạch sử dụng đất và phê duyệt các chương trình quốc gia về sử dụng, khai thác các nguồn tài nguyên. Một điều hiển nhiên là dù nguồn tài nguyên có phong phú, đa dạng đến đâu thì nó vẫn không phải là vô tận mà là đại lượng hữu hạn. Trong khi đó, nhu cầu sử dụng đất đai của xã hội không có xu hướng giảm mà ngày càng tăng.
5.2. Nguyên tắc ưu tiên bảo vệ và phát triển quỹ đất nông nghiệp
Để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, đáp ứng nhu cầu về lương thực, thực phẩm cho xã hội thì vấn đề bảo vệ cũng như phát triển quỹ đất nông nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng trong sự nghiệp phát triển của đất nước.
Từ trước tới nay, các quy định của pháp luật đất đai và các chính sách về nông nghiệp luôn dành sự ưu tiên với việc phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân.
5.3. Nguyên tắc sử dụng đất đai hợp lý và tiết kiệm
Với quá trình phát triển của đất nước, công tác quy hoạch cũng như kế hoạch sử dụng đất cần đi trước một bước để tạo cơ sở khoa học cho việc sử dụng đất một cách hợp lý và tiết kiệm.
5.4. Nguyên tắc thường xuyên cải tạo đất đai
Dưới bàn tay lao động và sáng tạo của con người, đất đai tự nhiên sẽ tạo ra những sản phẩm quan trọng trong đời sống và mảnh đất đó thực sự có giá trị. Tuy nhiên, đất đai có đời sống sinh học riêng của nó, nếu con người tác động với thái độ làm chủ, vừa khai thác, vừa cải tạo thì đất đai sẽ luôn mang lại hiệu quả trong sản phẩm lao động của con người. Ngược lại, nếu con người bạc đãi thiên nhiên, tác động vào nó một cách thiếu ý thức thì kết quả mang lại cho chúng ta nhiều tiêu cực. Vì thế, việc giữ gìn và bảo vệ nguồn tài nguyên đất nhắc nhở con người biết khai thác nhưng cũng thường xuyên cải tạo và “bồi bổ” đất đai vì mục tiêu trước mắt và lợi ích lâu dài.
6. Trách nhiệm quản lý nhà nước về đất đai như thế nào?
Căn cứ theo Điều 23 Luật Đất đai 2013, trách nhiệm quản lý của Nhà nước về đất đai được quy định cụ thể như sau:
- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về đất đai trong phạm vi cả nước.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc thống nhất quản lý nhà nước về đất đai.
Bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm giúp Chính phủ trong quản lý nhà nước về đất đai.
- Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm quản lý nhà nước về đất đai tại địa phương theo thẩm quyền quy định tại Luật này.
Trên đây là những giải đáp về quản lý đất đai là gì và những nội dung chính về quản lý đất đai, hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính liên quan.