Đất giao thông là gì? Pháp luật quy định như thế nào về đất DGT?
Đất giao thông là gì?
DGT là ký hiệu của đất giao thông, ký hiệu này thường được sử dụng trong bản đồ quy hoạch để chỉ đất giao thông phục vụ xây dựng các công trình giao thông.
Đất giao thông thuộc nhóm đất phi nông nghiệp, do Nhà nước cấp phép để xây dựng các công trình giao thông như đường bộ, đường sắt, đường thủy… các công trình phục vụ hoạt động di chuyển của người dân.
Tuy nhiên, đất DGT không gồm những công trình giao thông trên không hoặc dưới lòng đất. Nếu những công trình này không gây ảnh hưởng tới đất giao thông trên bản đồ địa chính hay không nhất thiết phải chuyển đổi mục đích sử dụng thì cũng không được xếp vào nhóm đất này.
Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là loại giấy tờ đặc biệt quan trọng, vẫn còn tồn tại nhiều vướng mắc pháp lý. Vậy để làm hồ sơ xin cấp sổ đỏ lần đầu sẽ thực hiện như thế nào, luật sư sẽ giải đáp cụ thể sau đây.Thành đạt là gì? Tìm hiểu cách để trở thành người thành đạt
Cụm từ “Thành đạt” có lẽ chúng ta được nghe nhắc đến rất nhiều trong cuộc sống. Tuy nhiên bạn có thật sự hiểu ý nghĩa thành đạt là gì? Bí quyết để trở thành người thành đạt là gì? Tất cả thông tin sẽ được chia sẻ ngay sau đây, hãy tham khảo qua nhé!Đăng ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu như thế nào?
Thực hiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu không hề đơn giản vì đây là thủ tục hành chính khá phức tạp. Tuy nhiên, người dân hoàn toàn có thể chủ động thực hiện nếu nắm rõ quy định pháp luật dưới đây.Có thể hiểu đơn giản rằng, đất giao thông DGT là đất thuộc quy hoạch giao thông và được sử dụng vào những mục đích sau đây:
- Xây dựng các loại đường như: đường bộ, đường sắt, đường tàu điện. Trong đó, đường bộ bao gồm vỉa hè, các đường tránh, đường cứu nạn,…
- Các công trình đường thuỷ như bến phà, cảng đường thuỷ nội địa, bến cảng,…
- Xây dựng các điểm dừng, điểm đón trả khách, bãi đỗ xe, trạm thu phí giao thông, ga đường sắt,…
- Cảng hàng không gồm: sân bay và các công trình thuộc phạm vi xung quanh cảng như bãi xe, ga tàu,…
Các trường hợp được phép xây dựng trên đất DGT
Theo Luật Đất đai năm 2013, các khu công trình được phép kiến thiết xây dựng trên đất giao thông như sau:
- Đường đi bộ, đường thuỷ, đường tàu, đường tàu điện (kể cả đường tránh, đường trong khu dân cư, đường cứu nạn, và đường trên đồng ruộng nhằm mục đích cung ứng nhu cầu thiết yếu đi lại chung của dân cư).
- Hệ thống cầu, cống, vỉa hè, kè, tường chắn, mạng lưới hệ thống thoát nước, mạng lưới hệ thống thông tin, tín hiệu, mạng lưới hệ thống cấp điện Giao hàng cho giao thông đường tàu, đường đi bộ, đường thủy, đường tàu điện và đường hàng không, hiên chạy dọc theo bảo vệ bảo đảm an toàn khu công trình giao thông mà phải tịch thu, quy đổi quyền sử dụng đất .
- Điểm đón trả khách, điểm dừng xe, trạm thu phí giao thông, bến xe hơi, bến phà, bãi đỗ xe, ga đường tàu, cảng đường thuỷ, cảng cá, cảng hàng không quốc tế gồm có khu vực cất, hạ cánh và bãi đỗ máy bay .
- Cơ sở kinh doanh thương mại dịch vụ như văn phòng, nhà kho, nhà thao tác, sân kho, cơ sở chế biến thức ăn ship hàng hành khách, cơ sở sản xuất – thay thế sửa chữa – bảo trì phương tiện đi lại giao thông .
- Hệ thống khách sạn, nhà hàng quán ăn, nhà nghỉ, thuộc khoanh vùng phạm vi cảng hàng không quốc tế, cảng đường thuỷ, ga đường tàu, ga tàu điện, bến xe hơi ship hàng hành khách .
Kiểm tra đất giao thông DGT
Khi đất thuộc diện quy hoạch thì không thể chuyển nhượng hay thực hiện các quyền sử dụng khác. Nhưng thực tế, không ít người đã mua phải những mảnh đất nằm trong diện quy hoạch, tương lai sẽ bị thu hồi.
Làm thế nào để xác định một khu đất thuộc diện quy hoạch giao thông? Người dân có thể xác minh thông qua 3 cách sau:
- Sử dụng sổ đỏ/sổ hồng để kiểm tra
Với diện tích đất đã được cấp sổ đỏ, thông tin quy hoạch được thể hiện rõ trên sổ này. Vì vậy, cách đơn giản nhất là người dân có thể thông qua sổ đỏ để kiểm tra về thông tin đất có thuộc diện quy hoạch hay không.
- Thông qua dịch vụ tại địa phương hoặc các công ty nhà đất, bất động sản
Các công ty, dịch vụ bất động sản thông thường sẽ nắm bắt được các thông tin về quy hoạch của địa phương đó. Tuy nhiên, người dân cần tìm đến các công ty uy tín, được pháp luật công nhận và cho phép hoạt động để đảm bảo thu về thông tin có độ chính xác cao.
- Kiểm tra tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Theo quy định pháp luật, thông tin về quy hoạch, sử dụng đất của địa phương là một trong những nội dung công khai, người dân có quyền biết. Vì vậy, người dân có thể tới phòng Tài nguyên và Môi trường của huyện nơi có đất để làm giấy yêu cầu cung cấp những thông tin cần thiết.
Đây là một trong những nguồn tin chính xác, đảm bảo và đáng tin cậy nhất. Khi đã xác định được đất có hay không nằm trong quy hoạch thì người dân có thể đưa ra cách xử lý phù hợp.
Quy định pháp luật liên quan đến đất giao thông
1. Quy định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đất DGT
Việc cấp sổ đỏ cho đất giao thông DGT sẽ được chia thành 2 trường hợp:
- Một là được cấp sổ đỏ: Luật Đất đai năm 2013 quy định, nếu đất DGT chưa có quyết định sử dụng của cơ quan có thẩm quyền thì người sở hữu vẫn được cấp sổ đỏ.
- Hai là không được cấp sổ đỏ: Đất DGT không được cấp sổ đỏ nếu đất đã được xác định sử dụng trong một thời gian cụ thể.
2. Quy định về việc thi công, xây dựng nhà ở trên đất DGT
Theo quy định tại điểm 2.2.5, Mục 2.2 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 28/2014/TT-BTNMT: “Đất phi nông nghiệp là đất làm mặt bằng xây dựng khu chế xuất, công nghiệp, cụm công nghiệp, đất thương mại dịch vụ, sản xuất phi nông nghiệp (nhà kho, sân kho, trụ sở, văn phòng đại diện), sử dụng cho các hoạt động làm đồ gốm, khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng”.
Như vậy, đất giao thông thuộc nhóm đất phi nông nghiệp này sẽ không thể xây dựng nhà ở. Nếu chủ sở hữu có nhu cầu xây dựng nhà trên đất này thì phải thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại cơ quan có thẩm quyền.
3. Quy định về việc mua bán, chuyển nhượng đất giao thông
Điều 49 Luật Đất đai 2013 quy định, chủ sở hữu đất DGT có thể thực hiện các hình thức như tặng, cho, mua bán, kế thừa… đối với đất DGT trong trường hợp đất này chưa có quyết định sử dụng của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
4. Quy định về bồi thường thu hồi đất
Đất giao thông được Nhà nước tiến hành thu hồi để sử dụng vào mục đích giao thông. Cá nhân, hộ gia đình sở hữu quỹ đất này sẽ được bồi thường theo quy định pháp luật:
- Bàn giao đất có cùng mục đích sử dụng với đất đã được thu hồi;
- Bồi thường bằng tiền mặt theo giá đất cụ thể của uỷ ban nơi có đất quy định;
5. Xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp lấn chiếm đất DGT
Điều 12 Nghị định 46/2016 quy định, cá nhân, tổ chức có hành vi lấn chiếm đất sẽ bị xử lý theo quy định sau:
- Cá nhân (gấp đôi đối với tổ chức) bán hàng rong trên lòng đường, các tuyến phố cấm bán hàng rong: phạt tiền từ 100,000 – 200,000 đồng;
- Cá nhân (gấp đôi đối với tổ chức) khai thác nông nghiệp, họp chợ, mua bán hàng hóa: phạt tiền từ 300,000 – 400,000 đồng;
- Cá nhân (gấp đôi đối với tổ chức) tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, diễu hành, lễ hội, xây cổng chào: phạt tiền từ 500,000 – 1,000,000 đồng;
- Cá nhân (gấp đôi đối với tổ chức) chiếm giữ lòng đường để trông giữ xe: 2,000,000 – 3,000,000 đồng;
- Cá nhân (gấp đôi đối với tổ chức) xây dựng nhà ở trái phép: 15,000,000 – 20,000,000 đồng
- Buộc phải dỡ bỏ công trình đã xây dựng trái phép và khôi phục lại tình trạng ban đầu trước khi có hành vi lấn chiếm đất DGT gây ra.
Những câu hỏi liên quan về đất giao thông
1. Có được phép tách thửa trên đất đã quy hoạch giao thông không?
Sau khi biết được đất giao thông là gì, chắc hẳn bạn cũng nắm bắt được mục đích sử dụng của loại đất này. Theo quy định pháp luật, đối với diện tích đất đã nằm trong quy hoạch cho mục đích giao thông thì không thể tiến hành việc tặng, cho, thuê, thừa kế, thế chấp, chuyển đổi hay chuyển nhượng, tách thửa…
Trường hợp kế hoạch sử dụng của huyện cho diện tích đất này vẫn chưa có thì người được công nhận quyền sử dụng đất được phép thực hiện các quyền theo quy định pháp luật, bao gồm cho thuê, tặng, thừa kế, chuyển đổi, thế chấp, chuyển nhượng, tách thửa…
2. Đất giao thông có được mua bán, chuyển nhượng không?
Theo Điều 49 Luật Đất đai 2013, chủ sở hữu đất giao thông vẫn có thể thực hiện các hình thức như: Cho, tặng, mua bán, kế thừa,… trong trường hợp đất DGT chưa có quyết định sử dụng của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
3. Có được thi công, xây dựng nhà ở trên đất giao thông không?
Điểm 2.2.5, Mục 2.2 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 28/2014/TT-BTNMT quy định: “Đất phi nông nghiệp là đất làm mặt bằng xây dựng khu chế xuất, công nghiệp, cụm công nghiệp, đất thương mại dịch vụ, sản xuất phi nông nghiệp (nhà kho, sân kho, trụ sở, văn phòng đại diện), sử dụng cho các hoạt động làm đồ gốm, khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng”.
Theo đó, đất DGT nằm trong nhóm đất phi nông nghiệp này không thể xây dựng nhà ở. Nếu chủ sở hữu muốn xây dựng công trình kiên cố thì cần chuyển đổi mục đích sử dụng đất và được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.
4. Đất DGT có được cấp sổ đỏ không?
Theo quy định tại Điều 49 Luật đất đai 2013, nếu đất chưa có quyết định sử dụng của cơ quan có thẩm quyền thì người sở hữu đất có thể được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
5. Đất DGT có được bồi thường khi bị thu hồi không?
Sau khi bị Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích giao thông, cá nhân, hộ gia đình sẽ được bồi thường như sau:
- Giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi;
- Hoặc bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của ủy ban nơi có đất.