Porsche IPO: Thương vụ khiến cả thị trường ngưỡng mộ
BÀI LIÊN QUAN
F88 huy động được 47 triệu USD, dự kiến IPO vào năm 2024Năm 2022, thông qua 8 thương vụ IPO, Việt Nam huy động được 71 triệu USDNhựa Hoa Sen dự kiến doanh thu giảm sâu trong năm 2023, lên kế hoạch IPO các công ty nhựa và bán lẻNhắc đến những hãng xe sang nổi tiếng trên thế giới không thể không kể đến hãng xe Porsche của Đức có lịch sử hình thành lâu đời và gây được tiếng vang mọi thời. Song, một mình có một lối đi riêng phải đến cuối tháng 9/2022, Porsche mới IPO để lần đầu phát hành cổ phiếu ra công chúng khi niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Frankfurt. Thương vụ IPO Porsche đã trở thành thương vụ IPO lớn thứ 3 trong lịch sử tại châu Âu và là thương vụ lớn nhất trong suốt hơn 1 thập kỉ qua.
Việc một hãng xe hơi danh tiếng và có tiềm lực mạnh về kinh tế IPO muộn như vậy khiến nhiều người nghi ngờ về sự thành công của lần ra mắt này. Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh ngay trong ngày đầu tiên ra mắt Porsche đã khiến cả thị trường phải ngưỡng mộ, đồng thời, đây cũng là một trong những bước tiến cực kì lớn của Porsche để đưa công ty ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn.
Thương vụ IPO hàng đầu ở thời điểm hiện tại
Ngay trong đợt IPO Porshce đầu tiên, hãng đã phát hành ra thị trường 113,9 triệu cổ phiếu với mức định giá 76 tỷ euro, con số này đã giúp cho Porsche vượt qua hàng loạt đối thủ “máu mặt” để trở thành một trong những công ty niêm yết có giá trị vốn hóa lớn nhất châu Âu so với BMW có mức định giá 47 tỷ euro và Mercedes-Benz với vốn hóa 56 tỷ euro.
Theo ghi nhận của CNBC, cuối ngày 28/9 cổ phiếu Porsche được định giá ở mức 82,5 EUR (80 USD), công ty dự đoán giá trị thị trường đạt khoảng 75 tỷ EUR. Đến sáng ngày 29/9, ngay khi mở phiên giao dịch cổ phiếu của thương hiệu Porsche được giao dịch ở mức 84 EUR (81 USD) sau đó tăng nhẹ lên 84,5 EUR (82 USD) lúc 10h30 (theo giờ địa phương).
Trong đợt phát hành cổ phiếu lần này của Porsche các nhà đầu tư nhỏ lẻ tại Đức, Áo, Thụy Sĩ, Italy, Pháp và Tây Ban Nha cũng có thể mua khi được chào bán công khai. Hãng xe dự kiến 49% tổng lợi nhuận hàng năm sẽ được chia cho cổ đông dưới dạng cổ tức. Một lý do nữa khiến sự kiện IPO Porsche trở thành sự kiện tại châu Âu trong bối cảnh chứng khoán tại đây đã hết sức hấp dẫn nhất là khi đối chiếu với hoàn cảnh hiện tại.
Trong năm 2022, tình hình kinh tế khủng hoảng đã dẫn đến tình trạng các công ty tại Đức không còn hứng thú với việc lên sàn để gọi vốn. Thậm chí, các doanh nghiệp mới chào sân tại Đức đều thua lỗ, chỉ riêng Porsche là doanh nghiệp tăng trưởng tốt và vẫn được nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ tin tưởng. Chính vì thế, Porsche đã trở thành điểm sáng “phá băng” trên thị trường chứng khoán đang vô cùng ảm đạm tại châu Âu.
Tự chủ trong tương lai
Quyết định đưa Porsche lên sàn IPO là một nước đi táo bạo nhưng cũng mang lại nhiều lợi ích cho hãng xe hơi nổi tiếng này. Đặc biệt kế hoạch này được đánh giá là bước ngoặt để mở ra quyền tự chủ và tự do kinh doanh lớn hơn cho Porsche khi thỏa thuận kiểm soát, chuyển nhượng lỗ và lãi với Volkswagen hết hạn vào cuối năm 2022. Sau đó, hai bên sẽ tiếp tục thỏa thuận thay thế bằng một thỏa thuận hợp tác công nghiệp (ICA), với điều khoản hai bên sẽ cùng làm chủ các mối quan hệ chiến lược và doanh nghiệp trong tương lai.
Trước đó, vào năm 1969 Porsche và Volkswagen đã hợp tác với nhau để sản xuất VW-Porsche 914 và 914-6, trong đó 914 sử dụng động cơ của Volkswagen, còn 914-6 sử dụng động cơ của Porsche. Đến năm 1976 hai hãng xe này tiếp tục làm việc với nhau để sản xuất Porsche 912E và 924.
Ngoài ra, việc IPO Porsche còn đặt ra một sự chuyển hướng và tham vọng về kinh tế, xã hội của hãng xe nổi tiếng này. Ông Oliver Blume – Tổng Giám đốc điều hành của Porsche cho hay hãng mong muốn tái lập lại định nghĩa về sự sang trọng khi các sản phẩm làm ra vừa phải có tính bền vững và cam kết xã hội, sản xuất xe cũng song song với việc thực hiện trách nhiệm xã hội ngày càng cao.
Hướng đến sự phát triển vượt trội trong tương lai
Từ trước khi IPO, Porsche đã đặt ra mục tiêu tham vọng trong tương lai đến năm 2030 phân phối được hơn 80% xe chạy bằng pin (BEV). Đồng thời, những mẫu xe này cũng sẽ hướng đến việc trung hòa carbon để tiết kiệm nguyên liệu và bảo vệ môi trường hạn chế khí thải.
Để hiện thực hóa giấc mơ này thì Porsche đã rục rịch chuẩn bị với một số động thái hướng tới hoạt động xanh như đầu tư nguồn nguyên liệu đảm bảo, xây dựng hệ thống trạm sạc. Mẫu xe điện Taycan EV của hãng ngay khi ra mắt thị trường đã vượt doanh số của thương hiệu chủ lực 911. Trên thực tế, Porsche đã tạo ra gần 25% lợi nhuận cho các hoạt động của hãng Volkswagen.
So với nhiều hãng xe hơi nổi tiếng khác thì Porsche có tình hình tài chính ổn định và vững chắc. Năm 2021, doanh thu của Porsche đạt 33,1 tỷ euro, cao hơn 4,4 tỷ euro so với năm 2020 với mức tăng trưởng 15%. Cũng trong năm này, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của hãng đạt 5,3 tỷ euro, cao hơn 1,1 tỷ euro so với năm 2020.
Dựa vào kết quả kinh doanh cực kì khả quan, trong những năm tiếp theo Porsche đã đặt mục tiêu tăng tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay, thuế, khấu hao và khấu trừ dần (EBITDA) với mục tiêu tỷ suất EBITDA trung hạn đạt khoảng từ 25-27% (trong trường hợp đồng euro yếu trên thị trường).
Trong một cuộc khảo sát thực tế cho thấy những chiếc xe của Porsche sản xuất cách đây 25 năm vẫn được sử dụng và chạy trên đường. Điều đó chứng tỏ chất lượng của hãng xe này rất đảm bảo và ngày càng được cải thiện. Một số mẫu xe của Porsche như mẫu Boxster và Cayman được coi là phương tiện đáng tin cậy nhất và có kiểu dáng đẹp so với phân khúc cùng loại.
Việc IPO Porsche của hãng xe đình đám trên thị trường ô tô đã trở thành thương vụ “phá băng” trên thị trường châu Âu trong khi tình hình chứng khoán tại đây đang rơi vào khủng hoảng. Song, không phải tập đoàn hay công ty nào cũng làm được như vậy mà cần phải có nhiều yếu tố tạo thành trước khi lên sàn IPO.