meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Phát triển TP Hồ Chí Minh ngang tầm với các thành phố lớn ở Đông Nam Á và châu Á

Thứ tư, 01/06/2022-09:06
Quyết định phê duyệt Nhiệm vụ lập quy hoạch TP Hồ Chí Minh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 nêu rõ quy hoạch của thành phố phải tạo đột phá về kinh tế.  

Năm 2050 trở thành đô thị thông minh

Theo VnEconomy, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vừa ký Quyết định số 642/QĐ-TTg ngày 26/5/2022 phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch TP Hồ Chí Minh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. 

Quyết định nêu rõ, việc lập quy hoạch TP Hồ Chí Minh phải bảo đảm phù hợp, thống nhất, đồng bộ với mục tiêu, định hướng của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước thời kỳ 2021 - 2030, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 của cả nước, Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh và phát triển bền vững, các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và phù hợp với quy hoạch cấp quốc gia theo quy định của pháp luật về quy hoạch.


 
 

Tầm nhìn đến năm 2050, quy hoạch TP Hồ Chí Minh là đô thị thông minh, trình trình độ phát triển ngang tầm với các thành phố lớn khu vực Đông Nam Á và châu Á, tạo sự đột phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế dựa trên cơ cấu kinh tế hiện đại với nguồn nhân lực chất lượng cao và yếu tố đổi mới sáng tạo là trung tâm, có trình độ khoa học công nghệ phát triển và đời sống của người dân ở mức cao. 

Quyết định nêu rõ: “Tận dụng tối đa giá trị kinh tế - chính trị của thành phố, các cơ hội liên kết giữa TP Hồ Chí Minh với vùng Đông Nam Bộ, với các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, cả nước và quốc tế (đặc biệt là các quốc gia trong khu vực); Khả năng khai thác hành lang kinh tế Bắc Nam, khả năng khai thác các hiệp định thương mại mà Việt Nam đã ký kết để phát huy vai trò hạt nhân Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đầu tàu kinh tế cả nước”.

Xác định mô hình phát triển mới

Mục tiêu của việc lập Quy hoạch TP Hồ Chí Minh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là sắp xếp, phân bố không gian các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, hệ thống đô thị và phân bố dân cư nông thôn, kết cấu hạ tầng, phân bố đất đai, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên địa bàn Thành phố một cách khoa học, hợp lý trên cơ sở cụ thể hóa quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng trên địa bàn Thành phố để sử dụng hiệu quả các nguồn lực, tiềm năng và lợi thế của Thành phố phục vụ mục tiêu phát triển bền vững.

Hiện thực hóa mục tiêu, định hướng phát triển đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu của Thành phố theo Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ TP Hồ Chí Minh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025; xác định mô hình phát triển mới, các khâu đột phá chiến lược; nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo; đi đầu trong việc tận dụng các cơ hội của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; phát triển mạnh kinh tế số, kinh tế chia sẻ, kinh tế tuần hoàn để TP Hồ Chí Minh tiếp tục giữ vững vai trò đầu tàu kinh tế của cả nước, phát triển nhanh và bền vững, vào năm 2030 trở thành trung tâm về kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học - công nghệ và văn hóa của khu vực Đông Nam Á; vào năm 2045 trở thành trung tâm về kinh tế, tài chính của châu Á. 


 
 

Để đạt được những mục tiêu đề ra, Chính phủ yêu cầu: “Trong 5 đến 10 năm tới TP phải xử lý những vấn đề trước mắt, bao gồm ùn tắc giao thông, ngập úng do thủy triều và mưa, ô nhiễm môi trường ở cách kênh rạch, các khu dân cư có điều kiện sống thấp”.

Một trong những nội dung của Quyết định số 642 là phân tích, đánh giá, dự báo về các yếu tố, điều kiện phát triển đặc thù của TP Hồ Chí Minh. Các điều kiện tự nhiên, xã hội thể hiện tính đặc thù của thành phố. 

Theo đó, về vị trí địa lý, thành phố nằm ở vị trí trung tâm của khu vực Đông Nam Á, là đầu mối giao lưu quốc tế, nằm vị trí trung tâm của vùng Đông Nam bộ và vùng Đồng bằng sông Cửu Long. 

Về điều kiện tự nhiên, thành phố sở hữu hệ thống sông Sài Gòn, sông Đồng Nai chảy qua trung tâm, rừng ngập mặn Cần Giờ, cửa ngõ tiến ra biển Đông của Thành phố là biển Cần Giờ. 

Về điều kiện xã hội, TP Hồ Chí Minh là một trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, nơi hội tụ văn hóa của các vùng miền trong cả nước. 

Phát triển các ngành quan trọng

Quyết định 642 cũng nêu rõ yêu cầu về phương án phát triển các ngành quan trọng, trong đó, phát triển công nghiệp theo hướng công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, sử dụng ít lao động, nhà máy thông minh, sản xuất sản phẩm thông minh; phát triển các nhóm ngành công nghiệp trọng yếu; chuyển từ hoạt động gia công, lắp ráp sang chế tạo; phát triển các khu, cụm công nghiệp tập trung theo mô hình cụm liên kết ngành; chuyển đổi các khu chế xuất và công nghiệp, cụm công nghiệp hiện hữu sang mô hình khu chế xuất và công nghiệp, cụm công nghiệp ứng dụng công nghệ cao.


 
 

Đối với ngành dịch vụ thì thương mại với vai trò trung tâm bán buôn, đầu mối xuất nhập khẩu, trung tâm mua sắm của cả nước và quốc tế; phát triển kết cấu hạ tầng thương mại dịch vụ hiện đại, kinh doanh trực tuyến. Vận tải và kho bãi gắn với phát triển giao thông thông minh, các trung tâm logistics, cảng biển, cảng hàng không quốc tế, hình thành các trung tâm logistics gắn với phát triển hệ thống cảng biển, bến bãi trong mỗi liên kết vùng Đông Nam Bộ, tài chính, ngân hàng và bảo hiểm gắn với phát triển trung tâm tài chính quốc tế.

Đối với ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản của TP Hồ Chí Minh đặt mục tiêu phát triển thành phố trở thành trung tâm giống cây, giống con của khu vực; phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung.

Lĩnh vực văn hoá, xã hội, y tế gắn với phát triển y tế thông minh, tăng cường y tế cơ sở…, phát triển giáo dục thông minh, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên…

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TP. HCM: 6 khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Q. 1 được đề xuất làm bãi giữ xe

Hà Nội: Vì sao 150 hộ dân tại chung cư The Golden An Khánh chưa được cấp sổ hồng?

Nhà trọ, chung cư mini không cam kết về PCCC sẽ bị dừng hoạt động

Công an Hà Nội yêu cầu dừng giao dịch 77 lô đất dịch vụ tại La Khê, Hà Đông

Khu vực sẽ được đầu tư hơn 1.250 tỷ đồng xây dựng dự án công viên lớn thứ 2 Hà Nội: Gấp đôi công viên Thống Nhất, gấp 5 công viên Hòa Bình

Hà Nội quy định chung cư thương mại 70-100 m2 chỉ 3 người ở

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản có thể hiệu lực từ 1/8

Xây dựng chính sách mới về hỗ trợ nhà ở cho người có công, người nghèo

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

10 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

10 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

10 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

10 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước