Pháp luật dân sự là gì? Vai trò của pháp luật dân sự trong xã hội hiện nay
BÀI LIÊN QUAN
Văn bản luật là gì? Những thông tin quan trọng cần nắm rõ về văn bản luậtHọc luật kinh tế ra làm gì? Cơ hội việc làm cho sinh viên mới ra trườngLuật hành chính là gì? Những điều cần biết trước khi theo học luật hành chínhTìm hiểu định nghĩa pháp luật dân sự là gì?
Pháp luật dân sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật dân sự do Nhà nước ban hành. Mục đích của ngành luật này là điều chỉnh các quan hệ tài sản và các quan hệ nhân thân phi tài sản hoặc có liên quan đến tài sản của cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể khác. Dựa trên các nguyên tắc cơ bản là bình đẳng pháp lý, quyền khởi kiện dân sự, quyền tự định đoạt, và trách nhiệm tài sản của những người tham gia vào quan hệ dân sự đó.
Đối tượng và phương pháp điều chỉnh của pháp luật dân sự
Để hiểu được một cách rõ ràng nhất khái niệm pháp luật dân sự là gì thì chỉ hiểu về định nghĩa của pháp luật dân sự thôi là chưa đủ, chúng ta cần phải biết được ngành luật này có đối tượng và phương pháp điều chỉnh như thế nào.
Đối tượng điều chỉnh của pháp luật dân sự
Đối tượng điều chỉnh là những quan hệ xã hội trong một lĩnh vực đời sống nhất định hoặc những nhóm quan hệ xã hội có tính chất giống nhau, gần gũi nhau được điều chỉnh bởi một ngành luật. Thông thường, trong các văn bản luật như Bộ luật Dân sự, Bộ luật hình sự,... đối tượng điều chỉnh sẽ được ghi ngay trong những điều khoản đầu của văn bản.
Trong quan hệ dân sự thì các quan hệ nhân thân và tài sản diễn ra chủ yếu. Vì vậy, pháp luật dân sự sẽ có đối tượng điều chỉnh là hai nhóm quan hệ nêu trên, cụ thể như sau:
Quan hệ nhân thân
Quan hệ nhân thân là các quan hệ xã hội được phát sinh từ một giá trị tinh thần gắn liền với một cá nhân hoặc một tổ chức xác định. Quan hệ nhân thân có những đặc điểm sau:
- Khi thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật dân sự thì quan hệ nhân thân luôn gắn liền với một chủ thể xác định theo quy định của pháp luật. Chủ thể này phải đảm bảo chịu ảnh hưởng của các yếu tố đạo đức, phong tục, tập quán, truyền thống.
- Quan hệ nhân thân xét về nguyên tắc không được chứa đựng các yếu tố giá trị, không tính thành tiền.
- Đối tượng của quan hệ nhân thân là giá trị tinh thần và không thể là đối tượng để trao đổi hay chuyển dịch.
Quan hệ nhân thân được chia là 2 nhóm là quan hệ nhân thân gắn với tài sản và quan hệ nhân thân không gắn với tài sản.
- Quan hệ nhân thân gắn với tài sản: là mối quan hệ sẽ mang đến cho chủ thể những lợi ích vật chất nhất định, bao gồm các quyền về danh dự, nhân phẩm, uy tín của chủ thể…
- Quan hệ nhân thân không gắn với tài sản: những quan hệ này sẽ không mang đến cho chủ thể bất kỳ lợi ích vật chất nào, bao gồm các quyền sở hữu trí tuệ như quyền tác giả, quyền cây trồng vật nuôi, quyền đối với giống cây trồng…
Phương pháp điều chỉnh của pháp luật dân sự
Pháp luật dân sự là gì? Pháp luật dân sự là tổng thể các quy phạm pháp luật trong lĩnh vực dân sự do Nhà nước ban hành và điều chỉnh. Và việc điều chỉnh sẽ được thực hiện thông qua những phương tiện, cách thức, biện pháp nhất định, được gọi chung là phương pháp điều chỉnh.
Trong pháp luật dân sự, phương pháp được sử dụng để điều chỉnh là tôn trọng sự bình đẳng và thỏa thuận của các bên tham gia quan hệ dân sự. Sự bình đẳng được thể hiện trên cơ sở độc lập về mặt tài sản và tổ chức. Ý chí và lợi ích của các chủ thể (cá nhân, tổ chức) tham gia quan hệ là yếu tố chủ yếu hình thành việc xác lập và giải quyết các quan hệ về tài sản, quan hệ nhân thân được pháp luật dân sự điều chỉnh.
Các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật dân sự đều có tư cách pháp lý ngang nhau. Khi có sự tranh chấp Nhà nước khuyến khích sự thỏa thuận giữa các chủ thể trong phạm vi khuôn khổ mà pháp luật quy định.
Vai trò của pháp luật dân sự trong đời sống xã hội hiện nay
Sau khi tìm hiểu pháp luật dân sự là gì, chúng ta đã biết được rằng pháp luật dân sự điều chỉnh các quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản phát sinh trong đời sống. Có thể nói, phạm vi điều chỉnh của ngành luật này tương đối rộng. Vậy, pháp luật dân sự có vai trò cụ thể như thế nào?
Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong giao dịch dân sự
Nhà nước ban hành Bộ luật Dân sự để điều chỉnh các quan hệ xã hội dân sự cũng như quy định cụ thể về quyền, lợi ích của các chủ thi khi tham gia giao dịch. Trên cơ sở những quy định này, các chủ thể có thể biết được những quyền, lợi ích của mình để tự bảo vệ hoặc yêu cầu bảo vệ.
Mặt khác, khi nhận thức được giới hạn về quyền chủ thể cũng sẽ biết được điều gì là nên làm, điều gì không nên làm tránh xâm hại đến quyền của người khác, giữ gìn lợi ích công cộng và Nhà nước.
Tạo ra hành lang pháp lý cho quan hệ dân sự
Pháp luật dân sự tạo ra một hành lang pháp lý dành cho các quan hệ dân sự diễn ra trong đời sống. Với những quy định về quyền và nghĩa vụ, các chủ thể khi tham gia vào quan hệ dân sự sẽ biết được giới hạn quyền của mình đến đâu, đồng thời những nghĩa vụ phải thực hiện là như thế nào. Tạo nên một khuôn khổ để các chủ thể hành động, giúp Nhà nước điều chỉnh và quản lý được các quan hệ phát sinh.
Bên cạnh đó, các chủ thể khi tham gia vào quan hệ dân sự đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, bình đẳng về trách nhiệm nếu có hành vi vi phạm pháp luật xảy ra. Điều này tạo tâm lý thoải mái, yên tâm cho các chủ thể khi tham gia vào giao dịch dân sự.
Vai trò đối với sự phát triển của đất nước
Các quy định của pháp luật dân sự tạo điều kiện cho cá nhân, pháp nhân được phát triển tối đa trong các giao dịch dân sự. Cụ thể thì cá nhân, pháp nhân được tự do quyết định sẽ giao kết hợp đồng với ai và nội dung như nào mà không ai có thể can thiệp, trừ những trường hợp đặc biệt được quy định trong luật. Bên cạnh đó, công dân có thể tự do kinh doanh các ngành nghề mà pháp luật không cấm, tự xác định chế độ trách nhiệm tài sản do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng.
Vai trò đối với cá nhân, cá thể trong xã hội
Pháp luật dân sự bảo vệ các quyền về tài sản của công dân như quyền sở hữu, quyền tự định đoạt, quyền được yêu cầu bồi thường. Pháp luật dân sự là gì? Đây là một ngành luật sẽ điều chỉnh tất cả các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực dân sự. Với quy định của Bộ luật Dân sự 2015 thì pháp luật dân sự đã công nhận những quyền và nghĩa vụ của những người chuyển giới và giới tính thứ 3. Tạo cho họ sự bình đẳng về mặt pháp lý giữa người với người, góp phần thay đổi suy nghĩ của xã hội của những thuộc cộng đồng LGBT.
Lời kết
Pháp luật dân sự là một ngành luật có vai trò rất quan trọng trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Nếu bạn đang có ý định theo học hoặc tìm hiểu những kiến thức liên quan đến lĩnh vực này thì tuyệt đối đừng bỏ qua bài biết trên để hiểu được pháp luật dân sự là gì nhé!