meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Học luật kinh tế ra làm gì? Cơ hội việc làm cho sinh viên mới ra trường

Thứ hai, 05/09/2022-09:09
Ngành luật kinh tế là mục tiêu của những học viên có khả năng tư duy logic, yêu thích lập luận và phân tích. Nội dung bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những cơ hội nghề nghiệp triển vọng, là động lực quan trọng đối với các học viên theo đuổi ngành học này!

Khái quát về ngành luật kinh tế

Ngành luật kinh tế tồn tại với vai trò là một trong những ngành đào tạo hàng đầu về hệ thống luật kinh tế tại Việt Nam. Có thể nói, luật kinh tế bao hàm các quy phạm pháp luật và giải pháp cho các vấn đề về cạnh tranh, tranh chấp, sở hữu trí tuệ, độc quyền trong kinh doanh... những phát sinh có thể xảy ra trong thương mại, kinh doanh.

Tại nội bộ các doanh nghiệp, luật kinh tế tồn tại nhằm đảm bảo quá trình hoạt động ổn định, minh bạch của doanh nghiệp cả trong và ngoài nước. 

Như vậy, luật kinh tế là khái niệm chỉ hệ thống quy phạm pháp luật được quy định bởi Nhà nước nhằm điều chỉnh mọi vấn đề phát sinh trong quá trình xây dựng, tổ chức và phát triển kinh tế nước nhà và trong quá trình hoạt động kinh doanh giữa các chủ thể doanh nghiệp với nhau.


Khái quát về ngành luật kinh tế
Khái quát về ngành luật kinh tế

Tiêu chí cần có của học viên theo đuổi ngành Luật kinh tế

Mỗi ngành nghề trong nền kinh tế lại yêu cầu những tiêu chí, kỹ năng khác nhau của sinh viên. Chính vì vậy, để tiến xa hơn trong ngành Luật kinh tế, sinh viên cũng cần sở hữu một số kỹ năng, tố chất như:

  • Khả năng tư duy logic, phân tích và phán đoán nhanh nhạy để giải quyết vấn đề
  • Sự sáng tạo, năng động và trí nhớ tốt
  • Sự công bằng, tính trung thực và khách quan khi giải quyết vấn đề
  • Kỹ năng thuyết phục, đàm phán và thuyết trình
  • Khả năng ngoại ngữ khi thường xuyên phải tham khảo, sử dụng tài liệu nước ngoài
  • Chăm chỉ, nhẫn nại và tính kiên trì, bền bỉ
  • Khả năng làm việc dưới môi trường áp lực cao

Cơ hội việc làm sau khi ra trường

Đây là ngành học trong mơ của nhiều sinh viên với cơ hội việc làm cao cũng như mức thu nhập hấp dẫn. Tuỳ thuộc vào kinh nghiệm làm việc và năng lực của ứng viên mà mức lương dành cho sinh viên tốt nghiệp ngành Luật kinh tế sẽ dao động khác nhau. Các vị trí mà cử nhân ngành Luật kinh tế có thể đảm nhiệm sau khi ra trường bao gồm:

  • Chuyên viên tư pháp pháp lý, đánh giá và phân tích, giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đảm bảo các chính sách do Nhà nước ban hành và các công ước quốc tế: Đây là vị trí công việc hấp dẫn được nhiều sinh viên hướng đến với môi trường làm việc lành mạnh và mức lương cạnh tranh. Mọi doanh nghiệp hoạt động trong hay ngoài nước đều có nhu cầu tư vấn pháp lý và cần chuyên viên có khả năng giải quyết các vấn đề pháp lý, đó là lý do nhu cầu tuyển dụng của vị trí này rất cao.
  • Luật sư hoặc chuyên viên pháp lý hỗ trợ Luật sư: Để trở thành luật sư chuyên nghiệp, bạn cần nâng cao năng lực, kỹ năng cũng như dành công sức tham gia các kỳ thi, tốn ít nhất thời gian là 2 tới 3 năm sau khi ra trường để học hỏi kinh nghiệm và nhận chứng chỉ hành nghề.
  • Chuyên viên tư pháp, lập pháp, hành pháp, tư vấn pháp luật: Đây là những vị trí làm việc tại Cơ quan Nhà nước, bộ hoặc ban ngành có liên quan tới luật pháp.
  • Giảng viên, nghiên cứu viên về Luật kinh tế tại các cơ sở đào tạo: Đây là vị trí công việc dành cho người có đam mê nghiên cứu và kỹ năng truyền đạt kiến thức với người khác. Để làm việc tại vị trí này, bạn cần có bằng Thạc sĩ về chuyên ngành.

Đây là ngành học trong mơ của nhiều sinh viên với cơ hội việc làm cao cũng như mức thu nhập hấp dẫn
Đây là ngành học trong mơ của nhiều sinh viên với cơ hội việc làm cao cũng như mức thu nhập hấp dẫn

Sự khác biệt giữa ngành Luật kinh tế và ngành Luật học

Đây là hai khái niệm có nhiều điểm khác nhau tuy nhiên nhiều người vẫn nhầm lẫn cũng như không nắm rõ khái niệm, cách thức tiếp cận hai ngành học này.

Trong thời đại nền kinh tế nước ta đang phát triển toàn diện ở mọi mặt chính trị - kinh tế - xã hội kéo theo sự phát triển của hoạt động sản xuất hàng hoá, sản phẩm dịch vụ ở mọi vùng lãnh thổ. Đây là lý do hệ thống Luật kinh tế ra đời nhằm đảm bảo an ninh trong quá trình hoạt động, giao thương dịch vụ, hàng hoá và giúp cơ quan chức năng nắm rõ sự biến động chung của các doanh nghiệp, công ty trên địa phận quốc gia. 

Luật kinh tế là điều kiện giúp duy trì nền kinh tế ổn định, thị trường cạnh tranh công bằng, lành mạnh và hiệu quả. Có thể nói, luật kinh tế là khái niệm khá rộng bao gồm nhiều khoản mục khác nhau đề cập đến các lĩnh vực đa dạng của luật thương mại, luật doanh nghiệp, luật cạnh tranh, luật sở hữu trí tuệ, luật đăng ký doanh nghiệp...

Trong khi đó, luật học lại là ngành học bao gồm các kiến thức đa dạng, tổng hợp đề cập tới mọi vấn đề liên quan tới pháp luật như: hình sự, hiến pháp, thương mại, lý luận chung về pháp luật và Nhà nước... 

Luật kinh tế là một phần của Luật học tuy nhiên tạo điều kiện giúp người học khai thác chuyên sâu hơn các khoản mục, quy phạm pháp luật về kinh tế, những áp dụng khi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, công ty. Theo đuổi ngành Luật kinh tế không những giúp sinh viên nắm rõ kiến thức căn bản về Luật học mà còn tìm hiểu sâu hơn về những quy định pháp lý doanh nghiệp, công ty cần tuân theo trên thị trường. 

Các trường đại học có đào tạo ngành Luật kinh tế

Hiện nay, ngành Luật kinh tế được đào tạo tại nhiều trường đại học trong và ngoài nước. Dưới đây là một số cơ sở đào tạo uy tín, có thể giúp bạn đạt được mục tiêu theo đuổi ngành Luật kinh tế:

  • Đại học Quốc gia Hà Nội;
  • Đại học Luật Hà Nội;
  • Đại học Luật, Đại học Huế;
  • Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng;
  • Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh;
  • Đại học Vinh;
  • Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh;

Toàn cảnh Đại học Luật Hà Nội
Toàn cảnh Đại học Luật Hà Nội

Luật kinh tế là ngành học có nhiều thách thức, khó khăn nhưng mang lại cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn, triển vọng thăng tiến trong tương lai. Nếu có niềm đam mê đối với ngành học này, hãy tìm hiểu những kiến thức cần thiết cũng như trang bị kỹ năng phù hợp ngay từ bây giờ.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Siêu" dự án gần 60.000 tỷ của "đại bàng" Malaysia được Chính phủ tháo gỡ khó khăn

Xu hướng dịch chuyển nhà ở sang các đô thị vệ tinh

Nghịch lý thị trường vàng cận Tết: Chính thống đìu hiu, “chợ đen” tấp nập

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Tin mới cập nhật

Chuyên gia phong thủy chỉ ra 3 vị trí xấu, nhà chật hẹp đến mấy cũng không nên đặt bàn thờ

8 giờ trước

Môi giới bất động sản “tung chiêu lừa” chốt sale cận Tết

8 giờ trước

Hà Nội: Loạt nhà siêu mỏng, siêu méo tại quận Đống Đa sẽ bị giải tỏa trong năm 2025

8 giờ trước

Hơn 3.200 doanh nghiệp địa ốc quay lại thị trường: Tăng lượng, có tăng chất?

8 giờ trước

Meey Group xây dựng hệ thống quản trị, vận hành chuyên nghiệp với BSC/KPI

1 ngày trước